Kế hoạch 200/KH-UBND năm 2016 thực hiện Đề án phát triển văn hóa nông thôn Tiền Giang giai đoạn 2016-2020

Số hiệu 200/KH-UBND
Ngày ban hành 15/09/2016
Ngày có hiệu lực 15/09/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Tiền Giang
Người ký Trần Thanh Đức
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TIỂN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 200/KH-UBND

Tiền Giang, ngày 15 tháng 9 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA NÔNG THÔN TIỀN GIANG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Thực hiện Quyết định số 22/QĐ-TTg ngày 05/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Phát triển văn hóa nông thôn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020” và Quyết định số 4209/QĐ-UBND ngày 31/12/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về việc phê duyệt Đề án “Phát triển văn hóa nông thôn Tiền Giang đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Xây dựng con người, gia đình, cộng đồng nông thôn và môi trường văn hóa nông thôn lành mạnh, phong phú, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; tạo chuyển biến về xây dựng nếp sống văn hóa, xây dựng môi trường xã hội, bảo vệ di sản văn hóa và môi trường sinh thái nông thôn, tạo động lực thúc đẩy phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới;

- Xây dựng, củng cố và phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở; nâng cao chất lượng về tổ chức, hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa, thông tin và thể thao ở nông thôn; tạo điều kiện để người dân ở nông thôn nâng cao mức hưởng thụ, tham gia hoạt động và sáng tạo văn hóa; nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật và các quy định về văn hóa, thể thao của người dân ở nông thôn;

- Nâng cao chất lượng các cuộc vận động trong phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa như: Gia đình văn hóa, ấp văn hóa, xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới, nếp sống văn hóa nơi công cộng; phong trào toàn dân rèn luyện thể dục thể thao theo gương Bác Hồ vĩ đại… tạo nền tảng vững chắc và góp phần thiết thực trong việc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

2. Yêu cầu

- Việc xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch phải đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm. Các nội dung và hình thức triển khai thực hiện phải đa dạng, phong phú, sinh động, phù hợp với từng địa bàn, địa phương trong tỉnh, chuyển tải được nội dung đến từng người dân và cộng đồng dân cư.

- Trong quá trình tổ chức thực hiện, các Sở, ban, ngành có liên quan phải chủ động tích cực phối hợp thường xuyên, chặt chẽ để thực hiện các nội dung Đề án thiết thực, hiệu quả, tránh phô trương, hình thức.

II. MỤC TIÊU ĐẾN NĂM 2020

- 50% người dân ở nông thôn tham gia thường xuyên vào các hoạt động văn hóa, thể thao; trong đó 25% dân số nông thôn luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên;

- 50% Trung tâm văn hóa - thể thao xã và 70% Nhà văn hóa, khu thể thao ấp đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- 85% gia đình giữ vững và phát huy danh hiệu “Gia đình văn hóa”, trong đó có 25% gia đình văn hóa ở nông thôn làm giàu từ sản xuất nông nghiệp hàng hóa; thực hiện tốt các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

- 80% ấp giữ vững và phát huy danh hiệu ấp văn hóa; trong đó có 30% ấp văn hóa đạt chuẩn cơ sở vật chất, hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn mới;

- 90% nông dân được phổ biến về pháp luật và các quy định về văn hóa và gia đình;

- 100% cán bộ, văn hóa thể thao ở nông thôn được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về nghiệp vụ.

III. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Nâng cao chất lượng các cuộc vận động trong phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa

a) Nâng cao chất lượng Gia đình văn hóa:

- Nâng cao chất lượng cuộc vận động xây dựng Gia đình văn hóa làm nền tảng cho phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; đảm bảo việc đăng ký, bình xét công nhận gia đình văn hóa đúng quy trình và dân chủ, công khai; kịp thời biểu dương, khen thưởng những gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc để phát triển phong trào;

- Nâng cao nhận thức của người dân về văn hóa gia đình, tiêu chuẩn công nhận danh hiệu gia đình văn hóa, ý thức tự nguyện, tự giác của các gia đình trong việc xây dựng, giữ vững và phát huy danh hiệu “Gia đình văn hóa”; phổ biến nhân rộng mô hình gia đình văn hóa ở nông thôn làm giàu từ sản xuất nông nghiệp hàng hóa và dịch vụ nông thôn;

- Xây dựng gia đình văn hóa điển hình, mẫu mực ở nông thôn: no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, kỷ cương, nề nếp, có đời sống kinh tế ổn định và phát triển, kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, tiếp thu có chọn lọc các giá trị tiên tiến của gia đình trong xã hội phát triển, có tinh thần tương thân, tương ái, tính tự quản, dân chủ và năng lực làm chủ trong sinh hoạt cộng đồng. Biểu dương kịp thời và nhân rộng các mô hình gia đình tiêu biểu vượt khó, làm kinh tế giỏi, gia đình hiếu học, gia đình trẻ hạnh phúc, gia đình nhiều thế hệ chung sống mẫu mực, chăm sóc người cao tuổi, bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em;

- Khơi gợi ý thức tự chủ, sáng tạo và huy động nội lực của các gia đình ở nông thôn để xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại: có cơ cấu kinh tế hợp lý, xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc dân tộc;

- Xác định gia đình, ấp là địa bàn trọng yếu để chỉ đạo, triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về phát triển văn hóa nông thôn.

b) Nâng cao chất lượng ấp văn hóa:

- Nâng cao nhận thức của người dân về ý nghĩa của việc xây dựng ấp văn hóa, tiêu chuẩn công nhận ấp văn hóa, ý thức và vai trò tự quản của các cộng đồng dân cư trong việc xây dựng, giữ vững và phát huy danh hiệu “Ấp văn hóa”; phổ biến nhân rộng mô hình ấp văn hóa chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển ngành nghề phụ; huy động được nội lực của người dân nông thôn xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng kinh tế - xã nông thôn mới;

[...]