Kế hoạch 20/KH-UBND năm 2017 về tổ chức thực hiện phong trào thi đua "Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới" Thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020

Số hiệu 20/KH-UBND
Ngày ban hành 25/01/2017
Ngày có hiệu lực 25/01/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Văn Sửu
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHHÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 20/KH-UBND

Hà Nội, ngày 25 tháng 01 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHONG TRÀO THI ĐUA "TOÀN DÂN CHUNG SỨC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI" THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2016-2020

Căn cứ Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. Thực hiện Quyết định số 1730/QĐ-TTg ngày 05/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới" giai đoạn 2016-2020; Hướng dẫn số 2176/HD-BTĐKT ngày 31/10/2016 của Ban Thi đua Khen thưởng Trung ương về việc "Khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020"; Chương trình số 02-CTr/TU ngày 26/4/2016 của Thành ủy Hà Nội về "Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016-2020"; Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua "Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới" thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020, như sau:

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Mục đích:

a) Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trực tiếp tham thực hiện thắng lợi chủ trương xây dựng nông thôn mới của Đảng và Nhà nước và Chương trình "Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016-2020" của Thành ủy Hà Nội.

b) Tổ chức Phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả, phấn đấu đến năm 2020 toàn Thành phố có 347 xã trở lên (trên 90% số xã) đạt chuẩn nông thôn mới; có 10 huyện trở lên đạt chuẩn nông thôn mới; 100% số xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế; trên 85% tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế; 62% thôn, làng đạt tiêu chuẩn làng văn hóa; thu nhập bình quân dân cư nông thôn đạt 49 triệu/người/năm; tỷ lệ lao động nông nghiệp qua đào tạo đạt 70-75%; tỷ lệ rác thải được thu gom xử lý đạt chuẩn môi trường Việt Nam khu vực nông thôn 100%; tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn còn dưới 1,5%; tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch tiêu chuẩn đô thị đạt 100%.

2. Yêu cầu:

a) Việc thực hiện Phong trào thi đua phải trở thành nhiệm vụ trọng tâm trong phong trào thi đua của các cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố giai đoạn 2016-2020

b) Phong trào thi đua phải được triển khai sâu rộng từ Thành phố đến cơ sở, tới mọi tầng lớp nhân dân với các nội dung, hình thức phong phú, thiết thực, phù hợp với thực tiễn ở địa phương, cơ sở; phát huy được sáng kiến, sáng tạo của các tầng lớp nhân dân; đồng thời phải có các giải pháp cụ thể, phân công rõ trách nhiệm nhất là trách nhiệm của người đứng đầu địa phương, cơ quan, đoàn thể, đơn vị.

c) Gắn Phong trào thi đua "Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới" với cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", qua đó phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng các điển hình tiên tiến, các sáng kiến kinh nghiệm trong phong trào xây dựng nông thôn mới; đồng thời có các hình thức biểu dương, khen thưởng kịp thời các tập th, cá nhân có thành tích tiêu biu. Việc công nhận, biểu dương, khen thưởng phải thực chất, khách quan, tạo động lực thúc đẩy Phong trào thi đua, tránh "hình thức, chạy theo thành tích".

II. NỘI DUNG PHONG TRÀO THI ĐUA

1. Các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể Thành phố:

Cần tập trung bám sát vào Tiêu chí huyện nông thôn mới và Quy định thị xã trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (theo Quyết định s558/QĐ-TTg ngày 05/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Tiêu chí huyện nông thôn mới và Quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới); bám sát 19 tiêu chí xây dựng xã nông thôn mới (theo Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia vxã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020); Chương trình số 02-CTr/TU ngày 26/4/2016 của Thành ủy Hà Nội về: "Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sng nông dân giai đoạn 2016-2020"; Kế hoạch số 188/KH-UBND ngày 06/10/2016 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về thực hiện Chương trình s02-CTr/TU ngày 26/4/2016 của Thành ủy Hà Nội để xây dựng kế hoạch, lộ trình, giải pháp cụ thể theo từng giai đoạn phù hợp với từng địa bàn, từng đi tượng dân cư, phấn đấu đạt, vượt và về đích sớm các mục tiêu và nội dung của Chương trình mục tiêu Thành phố đã đề ra.

2. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã tiếp tục phát động, hướng dẫn, đổi mới nội dung, hình thức triển khai thực hiện Phong trào thi đua trên địa bàn; trong đó chú trọng:

- Phối hợp với các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Thành phố xây dựng chương trình, kế hoạch phù hợp với đặc thù của đơn vị.

- Huy động các tổ chức và cá nhân, doanh nghiệp tích cực tham gia đóng góp công sức, phát huy nội lực, tăng cường hoạt động xã hội hóa - xây dựng nông thôn mới;

- Lắng nghe, tập hợp ý kiến nhân dân; tuyên truyền, vận động củng cố, tăng cường sự đồng thuận trong các tầng lớp nhân dân để chung sức xây dựng nông thôn mới;

- Hướng dẫn, giúp đỡ các xã phấn đấu hoàn thành sớm, có chất lượng các chỉ tiêu, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí sau khi đạt chuẩn.

3. Đnghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp và các đoàn thể chính trị - xã hội vận động đoàn viên, hội viên tham gia hưởng ứng tích cực Phong trào thi đua, gắn với cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh" và "Xây dựng gia đình hạnh phúc 5 không 3 sạch".

III. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Tập trung tuyên truyền sâu rộng, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của Phong trào thi đua "Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới" thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020.

2. Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy và Ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố (Sở Nội vụ) chỉ đạo các cơ quan truyền thông đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, mở các chuyên trang, chuyên mục và tăng cường thời lượng tuyên truyền, bám sát cơ sở nhằm phát hiện, biểu dương và nhân rộng những hình hay, cách làm mới, các đin hình tiên tiến trong thực hiện Phong trào thi đua "Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới" thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020.

3. Các sở, ban, ngành, đoàn thể; các cụm thi đua; các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp đóng trên địa bàn và các quận, huyện, thị xã căn cứ vào đặc điểm tình hình của đơn vị, địa phương, yêu cầu, nhiệm vụ và đối tượng cụ thể, có kế hoạch, biện pháp triển khai, tổ chức phát động Phong trào thi đua. Việc tổ chức phát động Phong trào thi đua cần được tiến hành thường xuyên, liên tục với các nội dung, tiêu chí cụ thể, hình thức phù hợp với mục đích, yêu cầu xây dựng nông thôn mới, tạo sự chuyển biển mạnh mẽ từ nhận thức đến hành động của toàn dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, quyết tâm triển khai tổ chức thực hiện có hiệu quả Phong trào thi đua, tránh phô trương hình thức, lãng phí.

4. Chọn điểm chỉ đạo Phong trào thi đua:

- Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Thành phchọn 2 huyện và 2 xã đchỉ đạo điểm Phong trào thi đua cấp Thành phố: Huyện Đông Anh, huyện Phúc Thọ; xã Đông Hội (Đông Anh), xã Võng Xuyên (Phúc Thọ).

- Mỗi huyện, thị xã chọn từ 2 đến 3 xã để chỉ đạo điểm Phong trào thi đua của huyện, thị xã. UBND huyện, thị xã báo cáo danh sách đăng ký các xã chỉ đạo điểm về Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng) và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới Thành phố) trong quý I năm 2017.

5. Năm 2018, các sở, ban, ngành, đoàn thể và các huyện, thị xã chủ động tiến hành sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm Phong trào thi đua, để tiếp tục thực hiện các năm tiếp theo và tiến hành tổng kết Phong trào thi đua vào năm 2020.

[...]