Kế hoạch 198/KH-UBND năm 2018 về triển khai thực hiện Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018-2025" trên địa bàn tỉnh Đắk Nông

Số hiệu 198/KH-UBND
Ngày ban hành 02/05/2018
Ngày có hiệu lực 02/05/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đắk Nông
Người ký Cao Huy
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK NÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 198/KH-UBND

Đắk Nông, ngày 02 tháng 5 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG BÌNH ĐẲNG GIỚI VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ GIAI ĐOẠN 2018-2025” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG

Thực hiện Quyết định số 1898/QĐ-TTg ngày 28/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu sgiai đoạn 2018-2025”; Công văn s 39/UBDT-DTTS, ngày 16/01/2018 của Ủy ban Dân tộc về việc hướng dẫn triển khai thực hiện Quyết định số 1898/QĐ-TTg ngày 28/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh, với các nội dung như sau:

I. Mục đích, yêu cầu

1. Mục đích

- Nâng cao nhận thức và ý thức pháp luật, chuyển đổi hành vi của đồng bào dân tộc thiểu số về bình đẳng giới; tiến tới dần xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới, định kiến giới và các quan niệm lạc hậu về giới trong cộng đồng các dân tộc thiểu số.

- Nâng cao vị thế, vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong gia đình, xã hội, giảm khoảng cách về giới, góp phn vào sự phát triển, tiến bộ của phụ nữ trong vùng dân tộc thiểu số.

Nhằm nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể trong chỉ đạo thực hiện công tác bình đẳng giới và hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ vùng dân tộc thiểu số.

2. Yêu cầu

- Các hoạt động trong kế hoạch phải cụ thể, khả thi, bám sát các nội dung, nhiệm vụ của Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018-2025” và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

- Chú trọng đối với các địa bàn vùng dân tộc thiểu số có biểu hiện, nguy cơ cao về bất bình đẳng giới để xác định các hoạt động ưu tiên và tăng cường nguồn lực trong quá trình trin khai thực hiện.

- Lồng ghép, kết hợp các hoạt động thực hiện Đề án với các chương trình, đề án, kế hoạch khác có liên quan đang triển khai tại địa phương bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả và không chồng chéo.

- Phân công nhiệm vụ cụ thể, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan trong tổ chức thực hiện Kế hoạch.

II. Mục tiêu

1. Mục tiêu tổng quát

Tạo sự chuyển biến tích cực trong thực hiện bình đẳng giới và nâng cao vị thế của phụ nữ ở vùng dân tộc thiểu số, góp phần thúc đẩy thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược quốc gia bình đẳng giới.

2. Mục tiêu cụ thể

- 100% cán bộ làm công tác dân tộc ở địa phương, 50% cán bộ làm công tác liên quan đến bình đẳng giới ở cấp huyện, cấp xã và người có uy tín, già làng, trưởng thôn vùng dân tộc thiểu số được phổ biến pháp luật về bình đẳng giới và tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực tổ chức triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới.

- Phấn đấu 80% shộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận thông tin về giới và pháp luật về bình đẳng giới.

- 100% các trường phổ thông bán trú, nội trú và các trường có đông học sinh dân tộc thiểu số được tuyên truyền kỹ năng sống, về giới và bình đẳng giới với nội dung và thời lượng phù hợp với từng lứa tuổi.

- Ít nhất 50% cán bộ làm công tác dân tộc ở cấp huyện, xã có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống được tập huấn kỹ năng hoạt động bình đẳng giới, kỹ năng lồng ghép giới trong soạn thảo văn bản và tổ chức thực hiện chính sách.

- 30% đến 50% các xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sng (có từ 1/3 số hộ hoặc số nhân khẩu dân tộc thiểu số) xây dựng mô hình về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới.

III. Phạm vi, đối tượng

1. Phạm vi thực hiện

Kế hoạch thực hiện Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số” trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, tập trung triển khai thực hiện trên địa bàn các thôn, bon, các xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống (có từ 1/3 shộ hoặc số nhân khẩu là đồng bào dân tộc thiểu số).

2. Đối tượng

Đồng bào các dân tộc thiểu số, già làng, người có uy tín, cán bộ cấp thôn và các đoàn thể cấp thôn; cán bộ làm công tác dân tộc các cấp; cán bộ, công chức, viên chức công tác trên địa bàn huyện, xã có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống và các cơ quan, tổ chức liên quan.

IV. Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện

[...]