Kế hoạch 198/KH-UBND năm 2014 thực hiện Chương trình 104-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW về "đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" do tỉnh Hà Giang ban hành

Số hiệu 198/KH-UBND
Ngày ban hành 11/11/2014
Ngày có hiệu lực 11/11/2014
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Giang
Người ký Đàm Văn Bông
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 198/KH-UBND

Hà Giang, ngày 11 tháng 11 năm 2014

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH SỐ 104-CTR/TU NGÀY 23 THÁNG 4 NĂM 2014 CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ GIANG (KHÓA XV) THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 29-NQ/TW NGÀY 04 THÁNG 11 NĂM 2013 HỘI NGHỊ LẦN THỨ TÁM BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG (KHÓA XI) VỀ “ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ"

Căn cứ Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;

Căn cứ Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI; Quyết định Số 2653/QĐ-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào Ban ban kế hoạch hành động của ngành Giáo dục và Đào tạo Triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW;

Căn cứ Chương trình hành động số 104-CTr/TU ngày 23/4/2014 của Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh Hà Giang (khóa XV) thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ Tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”,

Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 104-CTr/TU ngày 23/4/2014 của Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh Hà Giang (khóa XV) như sau:

Phần 1

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG

1. Kết quả đạt được đến năm học 2013-2014

Giáo dục và Đào tạo Hà Giang tiếp tục phát triển và ổn định, đáp ứng nhu cầu học tập của con em đồng bào các dân tộc. Chất lượng giáo dục phổ thông, chất lượng đào tạo nguồn nhân lực được nâng lên; Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên được tăng cường và không ngừng nâng cao về năng lực, trình độ; Cơ sở vật chất, trang thiết bị ngày càng hoàn thiện. Công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập được chú trọng, xã hội hóa giáo dục ngày càng mạnh mẽ, rộng khp. Hoàn thành các chỉ tiêu cơ bản là:

- Tỷ lệ huy động trẻ 0-2 tuổi đạt 31.1%. Trẻ 5 tuổi đến trường đạt 98,8%. Trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99,8%.; Tỷ lệ huy động trẻ 6 → 14 tuổi đạt 98,1%.

- Số xã đạt chuẩn phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi 177/195 xã đạt 90,7%, 6/11 huyện đạt chuẩn phổ cập mầm non 5 tuổi. 100% số xã phường, thị trấn thực hiện tốt duy trì, giữ vững chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập THCS.

- Quy mô mạng lưới trường lớp không ngừng được củng cố phát triển phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh (đến 31/5/2014 toàn ngành có 655 trường học số trường đạt chuẩn quốc gia 98/142 trường đạt 69% so với kế hoạch); Thực hiện tốt đề án thành lập các trường phổ thông dân tộc bán trú. Toàn tỉnh có 124 trường phổ thông dân tộc bán trú. 195/195 xã phường, thị trấn thành lập Trung tâm học tập cộng đồng.

- Tỷ lệ lao động được đào tạo đến năm 2014 ước đạt 42,5%; qua đào tạo nghề đạt 34,5%.

- Công tác chuẩn hóa trình độ giáo viên các cấp được chú trọng. Tỷ lệ giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn là: Giáo viên mầm non: 46,5%; Giáo viên tiểu học: 52,4%; Giáo viên Trung học cơ sở (THCS): 50,2%; Giáo viên Trung học phổ thông (THPT): 9%; Giáo viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp: đạt chuẩn 100%; Giáo viên các trường chuyên nghiệp trên chuẩn đạt 29%.

- Cơ sở vật chất trang thiết bị trường học đã đáp ứng cơ bản yêu cầu phục vụ cho dạy và học. Tỷ lệ được xây dựng kiên cố là: phòng học: 51,7%; phòng bộ môn 97,7%; các công trình phục vụ học tập 49,8%. Nhà công vụ giáo viên giáo viên được xây mới đạt 58,97% kế hoạch được duyệt.

- Quy mô tổ chức Hội khuyến học không ngừng phát triển. Tính đến 30/8/2014 có 11/11 huyện, thành phố, 195 xã, phường, thị trấn, 1.969 thôn, bản, 132 tổ dân phố, 630/654 trường học, 58/80 sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, 379/615 phòng, ban, đoàn thể cấp huyện, thành phố và 11/31 Hội Đồng hương, đồng ngũ thành lập tổ chức Hội khuyến học; 48.226 gia đình hiếu học, trên 500 dòng họ hiếu học và 443 cộng đồng khuyến học.

Với những kết quả đạt được, khẳng định ngành Giáo dục và Đào tạo đã có sự chuyển biến rõ rệt về hiệu quả quản lý và chất lượng giáo dục và đào tạo; Đội ngũ cán bộ quản lý và nhà giáo đủ về số lượng đáp ứng yêu cầu về đổi mới của giáo dục.

2. Tồn ti, hn chế

- Chất lượng giáo dục toàn diện chưa đồng đều giữa các vùng, chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa dạy chữ, dạy người, dạy nghề; học sinh, sinh viên còn hạn chế về khả năng tự học, kỹ năng thực hành, kỹ năng nghiên cứu, kỹ năng sống.

- Quy mô trường lớp và các cơ sở đào tạo còn nhỏ, lẻ; Tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia còn thấp. Tiến độ xây dựng trường chuẩn cấp THPT chậm.

- Quy mô đào tạo nghề chưa tương xứng với yêu cầu của thị trường lao động, đào tạo chưa gắn kết với sử dụng. Nguồn nhân lực còn thiếu nhiều lao động, cán bộ có tay nghề và trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ cao.

- Tỷ lệ giáo viên, giảng viên đạt trình độ thạc sỹ, tiến sỹ của tỉnh còn thấp; năng lực của một số giáo viên chưa tương xứng với trình độ đào tạo. Một bộ phận đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên còn hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ; chưa gương mẫu trong thực hiện nhiệm vụ; chưa thường xuyên rèn luyện phẩm chất đạo đức, chậm đổi mới phương pháp giảng dạy; chưa thực sự năng động, đổi mới trong công tác.

- Sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội còn nhiều hạn chế, chưa thực sự hiệu quả. Công tác xã hội hóa giáo dục chưa có chiều sâu. Công tác tham mưu với cấp ủy, chính quyền ở nhiều cơ sở giáo dục có nơi, có lúc chưa sát, chưa kịp thời.

- Quan hệ phối hợp công tác giữa ngành và cấp về công tác cán bộ chưa tốt, công tác luân chuyển, bổ nhiệm, cử đi đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ quản lí giáo dục, giáo viên ở một số nơi chưa thật sự dân chủ, khách quan, công bằng, minh bạch.

3. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế

Những hạn chế, yếu kém có nhiều nguyên nhân, song cơ bản tập trung vào một số nguyên nhân sau:

- Một số cán bộ quản lý trường học chưa thực sự tích cực tự học, tự bồi dưỡng, chưa phát huy hết vai trò và khả năng trong công tác chỉ đạo, quản lý và điều hành công việc. Một bộ phận cán bộ giáo viên chưa nỗ lực phấn đấu, chưa đáp ứng được yêu cầu công tác trong giáo dục. Việc thực hiện chính sách thu hút nguồn nhân lực còn hạn chế.

[...]