Kế hoạch 1966/KH-UBND năm 2022 về hoạt động đối ngoại tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2022-2025
Số hiệu | 1966/KH-UBND |
Ngày ban hành | 31/05/2022 |
Ngày có hiệu lực | 31/05/2022 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Phú Thọ |
Người ký | Phan Trọng Tấn |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1966/KH-UBND |
Phú Thọ, ngày 31 tháng 5 năm 2022 |
HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2022 - 2025
Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và Chương trình hành động số 01-CTr/TU ngày 16/11/2020 của Tỉnh ủy Phú Thọ về thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XIX; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch hoạt động đối ngoại tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2022-2025.
1. Mục đích
- Thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, kết hợp chặt chẽ các hoạt động đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại Nhân dân; đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại trên tất cả các lĩnh vực ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa; tiếp tục duy trì và phát triển mối quan hệ hợp tác hữu nghị với các đối tác truyền thống; mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác nước ngoài mới có tiềm năng, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội của tỉnh, đảm bảo đảm bảo an ninh quốc phòng và nâng cao đời sống của nhân dân tỉnh Phú Thọ.
- Tích cực chủ động hội nhập quốc tế, trọng tâm là ngoại giao kinh tế; tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế giao lưu hợp tác với các đối tác nước ngoài; tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch, tranh thủ các nguồn vốn, khoa học, công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao từ nước ngoài và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hướng về đất Tổ; phát huy nội lực, nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tỉnh, các sản phẩm có lợi thế của tỉnh để hội nhập khu vực và quốc tế.
2. Yêu cầu
- Các hoạt động đối ngoại đảm bảo bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đối ngoại và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; tăng cường quản lý các vấn đề có yếu tố nước ngoài để mở rộng hợp tác và hội nhập quốc tế.
- Các hoạt động đối ngoại đảm bảo phù hợp, thiết thực và hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, toàn diện, sâu rộng và phù hợp với điều kiện của tỉnh dựa trên vị thế quốc tế mà Việt Nam đã đạt được trong thời gian gần đây.
1. Quán triệt, triển khai đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước:
- Thường xuyên quán triệt và triển khai đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại; thực hiện nghiêm túc Quyết định số 272-QĐ/TW ngày 21/01/2015 của Bộ Chính trị về việc ban hành Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại; Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 15/4/2010 của Ban Bí thư về tăng cường công tác ngoại giao kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Chỉ thị số 32- CT/TW ngày 8/02/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường và nâng cao hiệu quả quan hệ đối ngoại đảng trong tình hình mới; Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 06/7/2011 của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới; Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 21/7/2014 của Bộ Chính trị và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý các đoàn đi công tác nước ngoài; Quyết định số 2742-QĐ/TU ngày 29/9/2015 của Tỉnh ủy về Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Ngoại giao và các Ban, Bộ, ngành Trung ương. Tăng cường cơ chế phối hợp với Bộ Ngoại giao, Ban Đối ngoại Trung ương và các Cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam, các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong quá trình chuẩn bị nội dung, xây dựng chương trình hoạt động đối ngoại đảm bảo hiệu quả, thiết thực.
- Tiếp tục rà soát ban hành các văn bản cụ thể hóa, hướng dẫn thực hiện các hoạt động đối ngoại hiệu quả, phù hợp với thực tế của địa phương. Thực hiện nghiêm túc các quy định có liên quan trong quá trình triển khai thực hiện từng hoạt động đối ngoại cụ thể; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về công tác đối ngoại cũng như xây dựng kế hoạch hoạt động đối ngoại hàng năm theo quy định.
2. Công tác hội nhập và hợp tác quốc tế
- Tiếp tục đẩy mạnh hội nhập quốc tế phục vụ phát triển bền vững của địa phương theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế; Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 25/4/2017 của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 05/11/2016 của Ban Chấp hành Trung ương; Chỉ thị số 25- CT/TW ngày 08/8/2018 của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030; các Chỉ thị, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về triển khai thực hiện các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
- Làm sâu sắc hơn mối quan hệ giữa tỉnh Phú Thọ với các địa phương có quan hệ hợp tác hữu nghị thông qua các chương trình, dự án hợp tác cụ thể, phù hợp, đặc biệt là trong các lĩnh vực thương mại, du lịch, văn hóa, giáo dục. Chủ động tìm kiếm các địa phương giàu tiềm năng phù hợp với tỉnh Phú Thọ tại một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới để mở rộng mối quan hệ hợp tác hữu nghị thực chất và hiệu quả ở cấp độ tỉnh và thành phố.
- Đẩy mạnh quan hệ với các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài và các cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam, các cơ quan hợp tác quốc tế của các nước tiên tiến, các hội, hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài nhằm tạo thuận lợi cho công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư. Tổ chức các chương trình làm việc giữa lãnh đạo tỉnh với các Đại sứ quán, các tổ chức quốc tế tại Hà Nội cũng như mời các Đại sứ đặc mệnh toàn quyền các nước tại Việt Nam đến thăm và làm việc tại Phú Thọ để mở rộng, tăng cường hợp tác.
- Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh Phú Thọ theo hướng thông thoáng, thuận tiện, sinh lợi cho các nhà đầu tư nhằm thu hút vốn đầu tư vào tỉnh. Chú trọng thu hút các dự án FDI, ODA phù hợp. Tích cực tham gia các diễn đàn, hội thảo, hội chợ trong nước, khu vực và thế giới để giới thiệu, quảng bá tiềm năng, cơ hội đầu tư, xuất khẩu của Phú Thọ.
3. Công tác quản lý đoàn ra, đoàn vào, lãnh sự và bảo hộ công dân
- Tổ chức, quản lý các đoàn đi công tác nước ngoài (đoàn ra) đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, đúng quy định theo tinh thần Chỉ thị 38-CT/TW ngày 21/7/2014 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về tăng cường quản lý các đoàn đi công tác nước ngoài; Quyết định 2742-QĐ/TU ngày 29/9/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc ban hành Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và Quy định số 05-QĐ/TU ngày 18/4/2022 của Tỉnh ủy về quản lý và xét duyệt cán bộ, đảng viên đi nước ngoài.
- Tăng cường công tác quản lý các đoàn nước ngoài vào địa bàn tỉnh (đoàn vào) tuân thủ đúng quy định của Nhà nước, pháp luật Việt Nam, thông lệ quốc tế và phong tục, tập quán của địa phương. Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Cục Lãnh sự, các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam, các tổ chức quốc tế... trong việc giải quyết tốt các vụ việc có yếu tố nước ngoài xảy ra trên địa bàn tỉnh đảm bảo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.
- Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 1737/CT-TTg ngày 20/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác bảo hộ quyền và lợi ích chính đáng của công dân Việt Nam di cư ra nước ngoài. Đổi mới, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật của nhà nước về bảo hộ công dân, các thủ tục, quy định của pháp luật về xuất nhập cảnh, xuất khẩu lao động, kết hôn có yếu tố nước ngoài; tích cực vận hành cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị chức năng của tỉnh trong việc trao đổi thông tin liên quan đến công tác xuất nhập cảnh, bảo hộ công dân và đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người.
- Tăng cường quản lý hoạt động của các tổ chức, cá nhân có yếu tố nước ngoài, đảm bảo các hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại, du lịch, các chương trình, dự án trên địa bàn tỉnh được triển khai hiệu quả thực chất và đúng pháp luật. Nâng cao công tác quản lý trật tự và an ninh tại khu vực tập trung nhiều doanh nghiệp, lao động nước ngoài.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đối ngoại thông qua thanh tra, kiểm tra, tập trung vào một số nội dung: quản lý đoàn ra, đoàn vào; công tác lãnh sự; thực hiện thỏa thuận quốc tế; quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài…
4. Công tác thông tin đối ngoại
- Đổi mới hình thức, nâng cao chất lượng, sử dụng hiệu quả hoạt động các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh, các ấn phẩm đối ngoại, cổng thông tin điện tử của tỉnh, trang thông tin điện tử của các sở, ban, ngành, huyện, thành, thị và các phương tiện truyền thông mới để giới thiệu, quảng bá về Phú Thọ đối với địa phương, tổ chức, đối tác nước ngoài đồng thời cung cấp cho cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và người dân trong tỉnh các thông tin về tiến bộ khoa học công nghệ thế giới, mô hình hay, cách làm mới của các nước và xu hướng, cơ hội hợp tác, xuất khẩu của tỉnh Phú Thọ.
- Tăng cường phối hợp với các cơ quan truyền thông trong nước, nước ngoài để giới thiệu, quảng bá về tiềm năng, thế mạnh, giá trị văn hóa đặc sắc của đất Tổ cội nguồn dân tộc Việt Nam đến với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, bạn bè quốc tế và các nhà đầu tư nước ngoài.