Kế hoạch 196/KH-UBND năm 2019 về triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản năm 2020 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

Số hiệu 196/KH-UBND
Ngày ban hành 20/12/2019
Ngày có hiệu lực 20/12/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hòa Bình
Người ký Nguyễn Văn Dũng
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 196/KH-UBND

Hòa Bình, ngày 20 tháng 12 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT THỦY SẢN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH

Căn cứ Luật Thú y, ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản;

Thực hiện Công văn số 8625/BNN-TY ngày 18/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc chđạo chấn chỉnh công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản;

Để chđộng trong công tác phòng, chống dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sn hạn chế thiệt hại cho người nuôi, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch phòng, chống dịch bệnh cho động vật thủy sản năm 2020 trên địa bàn tỉnh, với những nội như sau:

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CU

1. Mục đích

- Giám sát chủ động dịch bệnh, quan trắc và xử lý môi trường, phân tích biến động về ô nhiễm môi trường để dự báo và cảnh báo những ảnh hưởng của bệnh xảy ra đối với các vùng nuôi trồng thủy sản trên toàn tnh.

- Nâng cao nhận thức của tổ chức, cá nhân về tác hại của dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản; trách nhiệm của người nuôi, các cấp chính quyền trong việc bảo vệ nguồn lợi và công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản.

- Chủ động tổ chức thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch; hạn chế thấp nhất thiệt hại về kinh tế khi dịch bệnh xảy ra.

2. Yêu cầu

Công tác phòng, chống dịch phải thực hiện đồng bộ các giải pháp hữu hiệu, nhằm phát hiện sớm các ổ dịch, không để dịch lây lan trên diện rộng, đồng thời đảm bảo môi trường nuôi trông thủy sản không có mm bệnh. Trên cơ sở đánh giá ảnh hưởng giữa các vùng nuôi, ao h nuôi và kết quả điều tra dịch, thực hiện các biện pháp vệ sinh, tiêu độc khử trùng vùng, ao, hồ có dịch đảm bảo yêu cu vệ sinh thú y, thực hiện khoanh vùng kiểm soát chặt chẽ ổ dịch, xlý hiệu qu và tng hợp báo cáo theo quy định.

II. NỘI DUNG K HOẠCH

1. Giám sát dịch bệnh động vật thủy sản

a) Giám sát chủ động

- Công tác giám sát thực hiện chủ yếu với thủy sản nuôi như: Cá Lăng, cá Rô phi đơn tính, cá Riêu hồng, cá Chép, cá Trắm c...tại các cơ ssản xut, khu ương nuôi giống, khu nuôi tập trung, các khu vực nuôi cá lng, bè (2 ln/năm).

- Thực hiện lấy mẫu xét nghiệm một số bệnh truyền nhiễm nguy him trên cá: Bệnh do vi rút; bệnh do vi khuẩn (Aeromonas, Pneudomonas, Streptococcus, bệnh nấm nước ngọt, ký sinh trùng…trên cá Chép, Trắm cỏ, Rô phi đơn tính...2 lần/năm).

- Kiểm tra các chỉ tiêu thủy lý, thủy hóa trong môi trường vùng, ao, hồ nuôi phục vụ công tác cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản và cảnh báo dịch bệnh thủy sn (nhiệt độ, pH, DO, COD, BOD5, NH4+, NO2-Fe, Cu, Zn, Cr, Mn, độ kiềm, NH3, H2S, tảo, vi khuẩn...) tại các điểm sản xut và ương nuôi cá giống; các khu nuôi trng thủy sản tập trung; vùng Thượng lưu và Hạ lưu Sông Đà (thực hiện 2 lần/năm).

b) Giám sát bị động:

Thực hiện kiểm tra, giám sát khi có thông tin dịch bệnh, lấy mẫu bệnh phẩm để gửi xét nghiệm xác định bệnh hỗ trợ công tác chẩn đoán, báo cáo diễn biến dịch bệnh và hướng dẫn tổ chức thực hiện các biện pháp bao vây khống chế kịp thời; huy động hóa chất, vật tư khử trùng triệt để các khu vực xảy ra dịch bệnh.

c) Xử lý kết quả giám sát:

Thực hiện xử lý, khống chế dịch bệnh theo đúng quy định tại Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sn. Công tác tiếp nhận thông tin dịch bệnh, tiến hành điu tra và xử lý, khng chế dịch bệnh đảm bảo nhanh chóng, xử lý ổ dịch triệt để, tránh lây lan đối với các loại dịch bệnh nguy hiểm thuộc danh mục các bệnh phải công bố dịch.

2. Giải pháp phòng, chống dịch bệnh

a) Điều tra ổ dịch:

Khi nhận được thông tin báo cáo về tình hình dịch bệnh, cán bộ thú y huyện có trách nhiệm đến cơ sở nuôi đthực hiện điu tra ổ dịch, xác định nguyên nhân, báo cáo tình hình đến cơ quan cấp trên theo quy định tại Điều 13, Chương III, Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát trin nông thôn.

b) Các biện pháp xử lý ổ dịch, chống dịch:

- Chủ cơ sở nuôi, người phát hiện động vật thủy sản mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, chết do bệnh hoặc chết nhiều không rõ nguyên nhân, hoặc chết nhiều do môi trường, thời tiết có trách nhiệm báo cho nhân viên thú y xã và chính quyền địa phương hoặc cơ quan thú y gần nhất để được tư vấn, lấy mẫu chẩn đoán xác minh dịch bệnh. Đồng thời phải chấp hành các hướng dn của cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương trong quá trình xử lý ổ dịch bệnh thủy sản theo quy định.

[...]