Kế hoạch 17/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2019

Số hiệu 17/KH-UBND
Ngày ban hành 11/01/2019
Ngày có hiệu lực 11/01/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Văn Sửu
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PH HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 17/KH-UBND

Hà Nội, ngày 11 tháng 01 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2019

Thực hiện các Thông tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 quy định về phòng, chng dịch bệnh động vật thủy sản; số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/06/2016 quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản;

Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2019 như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Chủ động phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hiệu quả đầu tư, phát triển nghề nuôi trồng thủy sản bền vững trên địa bàn thành phố Hà Nội.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Chủ động thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên động vật thủy sản, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh gây ra, góp phần thúc đẩy ngành thủy sản phát triển ổn định, bền vững, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và môi trường sinh thái.

b) Giám sát, theo dõi, dự tính, dự báo, thông tin chính xác dịch bệnh để kịp thời phát hiện nhanh, bao vây, xử lý dịch triệt để các dịch, không để lây lan ra diện rộng tại các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung và các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản trên địa bàn Hà Nội.

c) Tập huấn, hướng dẫn nâng cao nhận thức cho người nuôi trồng thủy sản về tác hại của dịch bệnh; các biện pháp phòng, chng dịch bệnh thủy sản.

e) Thiết lập cơ sở dữ liệu về dịch bệnh thủy sản trên địa bàn thành phHà Nội.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Công tác quản lý dịch bệnh thủy sản

a) Giám sát bị động:

Các Trạm Thủy sản tăng cường công tác giám sát đến các ao nuôi, báo cáo kịp thời các đối tượng thủy sản nuôi bị mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh. Trong trường hợp nghi mắc bệnh nguy hiểm cần thu mẫu xét nghiệm để xác định tác nhân gây bệnh và có hướng xử lý phù hợp, hiệu quả.

b) Giám sát chủ động:

- Mục đích: Thông qua kết quả xét nghiệm định kỳ ở các vùng nuôi và các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống, phát hiện sự lưu hành, lây nhiễm mầm bệnh nguy hiểm nằm trong danh mục bệnh phải công bố dịch (bệnh do virut mùa xuân, bệnh do virut KHV, bệnh do vi khuẩn Steptococcus).

- Đối tượng lấy mẫu xét nghiệm: Cá giống và cá thương phẩm đang là các đối tượng nuôi chính trên địa bàn thành phố Hà Nội (cá chép, cá trắm cỏ, rô phi,...).

2. Điều tra ổ dịch và xử lý dịch bệnh

a) Điều tra ổ dịch

- Khi nhận thông tin thủy sản mắc bệnh, nghi mắc bệnh, cán bộ Trạm Thủy sản kết hợp với cán bộ Thú y xã, phường, thị trấn đến ngay cơ sở nuôi đxác nhận thông tin và báo cáo tình hình dịch bệnh theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Điều tra ổ dịch phải được thực hiện trong vòng một ngày kể từ khi phát hiện hoặc nhận được thông tin thủy sản chết, có dấu hiệu mắc bệnh.

- Thông tin về ổ dịch phải được thu thập chi tiết, đầy đủ, chính xác và kịp thời, theo các nội dung điều tra quy định tại Khoản 2, Điều 13, Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trong đó chú trọng các nội dung: Các chỉ tiêu biến động môi trường; kiểm tra biểu hiện lâm sàng, số lượng, loài, lứa tuổi; ngày phát hiện thủy sản mắc bệnh, diện tích thủy sản mắc bệnh, diện tích thả nuôi, hình thức nuôi, tình trạng ao nuôi bị bệnh...

b) Xử lý dịch bệnh

Khi xác định vùng nuôi bị dịch bệnh nguy hiểm phải tiến hành xử lý ngay không để lây lan trên diện rộng. Phương pháp xử lý:

- Tùy theo tình hình thực tế tại ao nuôi thủy sản bệnh có thể xử lý bằng thu hoạch, điều trị hoặc tiêu hủy (theo quy định tại các Điều: 15,16,17,18,19 Thông tư 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

- Một số hóa chất sử dụng để xử lý ao nuôi thủy sản như Chlorine, Formol, thuốc tím, vôi bột,...

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ