Kế hoạch 194/KH-UBND năm 2023 thực hiện Đề án phát triển chuỗi sản phẩm nông sản chủ lực cấp tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do tỉnh Quảng Ninh ban hành

Số hiệu 194/KH-UBND
Ngày ban hành 31/07/2023
Ngày có hiệu lực 31/07/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ninh
Người ký Vũ Văn Diện
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 194/KH-UBND

Quảng Ninh, ngày 31 tháng 7 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CHUỖI CÁC SẢN PHẨM NÔNG SẢN CHỦ LỰC CẤP TỈNH ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Căn cứ Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị quyết số 194/2018/NQ-HĐND ngày 30/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh về ban hành chính sách khuyến khích đầu tư, liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh; Quyết định số 1038/QĐ-UBND ngày 22/4/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án phát triển chuỗi các sản phẩm nông sản chủ lực cấp tỉnh giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030. Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 2761/TTr-SNNPTNT ngày 27/6/2023; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển chuỗi các sản phẩm nông sản chủ lực cấp tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Thống nhất nhận thức của các cấp, ngành, địa phương, người sản xuất để thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển chuỗi sản phẩm nông sản chủ lực cấp tỉnh theo Quyết định số 1038/QĐ-UBND ngày 22/4/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh;

- Thiết lập liên kết chuỗi các sản phẩm nông sản chủ lực cấp tỉnh bền vững từ sản xuất, sơ chế, chế biến đến lưu thông, tiêu thụ, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường; kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm tai tất cả các công đoạn trên cơ sở phân tích và quản lý nguy cơ;

- Tăng giá trị kinh tế và tỷ lệ sản phẩm sản xuất theo chuỗi liên kết đảm bảo quy mô, chất lượng, hiệu quả, góp phần hoàn thành mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

- Tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, dự án ưu tiên phát triển chuỗi sản phẩm nông sản chủ lực cấp tỉnh giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030; thúc đẩy, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia, đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Rà soát, bổ sung chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu

- Quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch phải cụ thể hoá các tác nhân trong chuỗi sản phẩm, đảm bảo triển khai đầy đủ nhiệm vụ Đề án phát triển chuỗi các sản phẩm nông sản chủ lực cấp tỉnh giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030; xác định lộ trình, chỉ tiêu, nội dung cụ thể, các dự án ưu tiên, nguồn lực triển khai các nội dung cho từng giai đoạn;

- Có sự triển khai thực hiện tích cực, đồng bộ, hiệu quả của các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, bảo đảm tính thống nhất, khả thi theo hướng ưu tiên nguồn lực, áp dụng các cơ chế, chính sách để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm của Kế hoạch.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tuyên truyền, tập huấn, nâng cao năng lực cho chủ thể trong chuỗi sản phẩm

- Truyền thông, phổ biến các chính sách, quy định về liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; các mô hình hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh, lợi ích phát triển liên kết chuỗi; xây dựng các sản phẩm truyền thông đa dạng và phong phú (phóng sự, tài liệu, bài viết...) phù hợp các nhóm đối tượng tham gia; tổ chức học tập kinh nghiệm thực tế các mô hình liên kết chuỗi tại các tỉnh, thành phố, nhằm tạo động lực cho các chủ thể trong chuỗi mạnh dạn đầu tư, liên kết, phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm;

- Tổ chức các hội thảo, hội nghị giới thiệu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới, máy móc trang thiết bị, dây chuyền công nghệ hiện đại trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, liên kết sản xuất; các quy định về kiểm dịch động thực vật, kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm cho cán bộ làm quản lý, các cơ sở sản xuất, chế biến, bảo quản tiêu thụ sản phẩm;

- Đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực, trình độ về quản lý, khoa học, công nghệ, kỹ thuật, kỹ năng xúc tiến thương mại, dịch vụ logistics, phát triển thị trường, liên kết chuỗi; tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định, hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, an toàn thực phẩm trong sản xuất, sơ chế, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cho cán bộ quản lý, kỹ thuật, công nhân, nông dân ở các cấp (tỉnh, huyện, xã) và các doanh nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã, hộ gia đình... trong đó:

(1). Đối với cấp tỉnh tập trung đào tạo, tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ quản lý phụ trách lĩnh vực nông nghiệp các cấp, người phụ trách sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh, xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm của các đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã và cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

(2). Đối với cấp huyện căn cứ tình hình thực tế của địa phương thực hiện đào tạo, tập huấn, hướng dẫn rộng rãi cho các chủ thể, đối tượng có hoạt động sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm trong chuỗi sản phẩm tại trên địa bàn cấp huyện đảm bảo mục tiêu, phù hợp, hiệu quả.

- Xây dựng các chương trình/mô hình khuyến nông về canh tác tiên tiến, liên kết sản xuất theo chuỗi sản phẩm; ưu tiên chuyển giao tiến bộ kỹ thuật thâm canh trong sản xuất sản phẩm chủ lực tại các vùng tập trung theo VietGAP, hữu cơ...; ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm.

2. Quy hoạch, phát triển sản xuất, sơ chế, chế biến, tiêu thụ sản phẩm

- Rà soát lại quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất[1], bố trí đủ quỹ đất phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, liên kết chuỗi sản phẩm chủ lực; dồn điền đổi thửa, chuyển đổi mục đích sử dụng đất để phát triển vùng sản xuất sản phẩm nông nghiệp chủ lực. Khi quy hoạch các khu, cụm công nghiệp ưu tiên bố trí quỹ đất xây dựng cơ sở chế biến nông lâm thủy sản gắn với vùng nguyên liệu tại địa phương. Cấp huyện xác định quy mô vùng sản xuất, cơ sở sơ chế, chế biến, tiêu thụ... trong phương án quy hoạch vùng sản xuất tập trung, phương án quy hoạch cấp huyện và quy hoạch khác có liên quan, gắn phát triển vùng sản xuất, thu mua, sơ chế, chế biến, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm;

- Thực hiện khảo sát, xác định các vùng sản xuất (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản); các cơ sở sơ chế, giết mổ, chế biến, bảo quản, vận chuyển; các cơ sở kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm; các chủ thể (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình) đảm bảo đủ điều kiện tham gia chuỗi liên kết sản phẩm, để làm cơ sở tổ chức triển khai thực hiện trên địa bàn;

- Kêu gọi, thu hút đầu tư mới, hình thành các tập đoàn, công ty sản xuất, sơ chế, chế biến quy mô lớn và vừa sử dụng công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, đồng bộ, gắn kết giữa vùng sản xuất tập trung với các cơ sở chế biến, tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh, ưu tiên đầu tư các lĩnh vực liên quan[2];

- Đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp, mở rộng hạ tầng kỹ thuật đồng bộ cho vùng sản xuất tập trung, sơ chế, chế biến, kinh doanh[3] theo hướng liên kết (sản xuất - chế biến - tiêu thụ) để tạo ra nguồn nguyên liệu chất lượng, an toàn thực phẩm, quy mô, sản lượng lớn;

- Hỗ trợ xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn, chất lượng sản phẩm (tiêu chuẩn cơ sở, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu sản phẩm, VietGAP, HACCP, ISO, chứng nhận Organic...) cho một số sản phẩm có giá trị kinh tế cao khi xuất khẩu; thực hiện việc đăng ký bảo hộ các quyền về sở hữu công nghiệp trong và ngoài nước cho sản phẩm;

- Tổ chức thực hiện tốt các chính sách liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn: Chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp hữu cơ[4]; chính sách chuyển giao khoa học công nghệ vào sản xuất; chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp... và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Đồng thời, rà soát các chính sách có liên quan của tỉnh, tham mưu, đề xuất điều chỉnh, bổ sung hoặc xây dựng mới nhằm khuyến khích đầu tư, phát triển liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

3. Gắn kết, đảm bảo lợi ích giữa các chủ thể trong chuỗi sản phẩm

[...]