Kế hoạch 193/KH-UBND năm 2019 về đẩy mạnh triển khai thanh toán chi phí dịch vụ y tế không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

Số hiệu 193/KH-UBND
Ngày ban hành 06/12/2019
Ngày có hiệu lực 06/12/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hòa Bình
Người ký Bùi Văn Cửu
Lĩnh vực Tài chính nhà nước,Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 193/KH-UBND

Hòa Bình, ngày 06 tháng 12 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

ĐẨY MẠNH TRIỂN KHAI THANH TOÁN CHI PHÍ DỊCH VỤ Y TẾ KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH

Căn cứ Quyết định số 2545/QĐ-TTg ngày 30/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021;

Căn cứ Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 23/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công: thuế, điện, nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội;

Căn cứ Công văn số 7846/VPCP-KTTH ngày 31/8/2019 của Văn phòng Chính phủ về việc các giao dịch cần đẩy nhanh thanh toán không dùng tiền mặt trong lĩnh vực y tế, giáo dục;

Căn cứ Chỉ thị số 12/CT-BYT ngày 02/10/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc đẩy mạnh triển khai thanh toán chi phí dịch vụ y tế không dùng tiền mặt;

y ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch đẩy mạnh triển khai thanh toán chi phí dịch vụ y tế không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, với những nội dung sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

- Tạo sự chuyển biến tích cực về thanh toán không dùng tiền mặt, thay đổi dần tập quán sử dụng tiền mặt trong hoạt động thanh toán đối với người dân khi đi khám, chữa bệnh tại các cơ sở khám, chữa bệnh công lập trên địa bàn tỉnh; giảm chi phí liên quan đến tiền mặt, giảm tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông trên địa bàn;

- Nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát của các cơ quan qun lý nhà nước, minh bạch hóa các hoạt động thanh toán trong nền kinh tế và thu nhập cá nhân trong xã hội góp phần vào công tác phòng, chống tham nhũng và tội phạm kinh tế trên địa bàn tỉnh;

- Đảm bảo an ninh, an toàn và hiệu quả hoạt động của các hệ thống thanh quyết toán, các dịch vụ, phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt; thực hiện hiệu quả cơ chế bảo vệ người tiêu dùng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt khi sử dụng các dịch vụ y tế.

2. Mục tiêu cụ thể

- Hết năm 2019, 100% các Bệnh viện, Trung tâm Y tế (trừ Trạm Y tế xã), trực thuộc Sở Y tế triển khai thu giá dịch vụ khám, chữa bệnh bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt và ưu tiên giải pháp thanh toán trên thiết bị di động, thiết bị chấp nhận thẻ. Đến hết năm 2020, 100% các đơn vị y tế tuyến tỉnh còn lại và 100% các Trạm Y tế phường, thị trấn triển khai thu giá dịch vụ khám, chữa bệnh, y tế dự phòng,...bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt;

- Hết năm 2019, 100% các Bệnh viện, Trung tâm Y tế và đến hết năm 2020, 100% các đơn vị y tế công lập tuyến tỉnh còn lại triển khai sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

II. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Giải pháp về cơ chế, chính sách

- Chỉ đạo, đôn đốc Sở Y tế chủ trì phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tỉnh, các sở, ngành có liên quan triển khai kịp thời các cơ chế chính sách về thanh toán không dùng tiền mặt tại các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của Chính phủ và Bộ Y tế;

- Các cơ chế, chính sách về phí dịch vụ thanh toán để khuyến khích tổ chức, cá nhân thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt khi sử dụng dịch vụ y tế;

- Cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt khi sử dụng dịch vụ y tế kết hợp với việc tăng cường kiểm soát thanh toán, phát hành hóa đơn điện tử tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập.

2. Phát triển các hệ thống và dịch vụ thanh toán trên địa bàn tỉnh

- Tiếp tục phát triển (cả về số lượng và chất lượng) kết hợp với sắp xếp hợp lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả mạng lưới POS trên địa bàn tỉnh; phát triển mạng lưới POS dùng chung, thanh toán POS trên thiết bị di động (mPOS); tăng cường chấp nhận thanh toán thẻ trong các giao dịch thanh toán trực tuyến tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập trên địa bàn tỉnh;

- Tiếp tục đầu tư và mở rộng mạng lưới ATM tới khu vực có đủ điều kiện; nghiên cứu ứng dụng một số loại máy mới tương tự như ATM nhằm tạo thuận lợi cho người dân với chi phí đầu tư hợp lý;

- Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực vùng sâu, vùng xa;

- Đẩy mạnh phát triển, ứng dụng các phương tiện và mô hình thanh toán/chuyển tiền hiện đại, dễ sử dụng và phù hợp với điều kiện ở nông thôn (thanh toán qua điện thoại di động, thiết bị kỹ thuật số...) nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt ở những khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa và cả đối với những đối tượng chưa có tài khoản ngân hàng, trên cơ sở sử dụng mạng lưới sẵn có của các tổ chức tín dụng, mạng lưới bưu điện, mạng lưới của các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, một số tổ chức không phải ngân hàng khác.

4. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, đào tạo, hướng dẫn và bảo vệ người tiêu dùng trong thanh toán không dùng tiền mặt

- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức, đào tạo, hướng dẫn về thanh toán chi phí sử dụng dịch vụ y tế không dùng tiền mặt đến người dân bằng các hình thức phù hợp, thiết thực, hiệu quả;

[...]