Kế hoạch 192/KH-UBND năm 2021 về phát triển thương mại, dịch vụ tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Số hiệu 192/KH-UBND
Ngày ban hành 27/09/2021
Ngày có hiệu lực 27/09/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lạng Sơn
Người ký Đoàn Thu Hà
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 192/KH-UBND

Lạng Sơn, ngày 27 tháng 9 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ TỈNH LẠNG SƠN ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TU ngày 25/6/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển thương mại, dịch vụ tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Quyết định số 1163/QĐ-TTg ngày 13/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược “Phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, Quyết định số 1162/QĐ-TTg ngày 13/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021 - 2025, UBND tỉnh Lạng Sơn ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Cụ thể hóa mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp tại Nghị quyết số 36- NQ/TU, Quyết định số 163/QĐ-TTg và Quyết định số 1162/QĐ-TTg; tập trung chỉ đạo, triển khai, thực hiện hiệu quả việc phát triển thương mại, dịch vụ tỉnh Lạng Sơn.

- Xác định rõ nhiệm vụ của các cấp, các ngành; phát huy vai trò chỉ đạo, điều hành, nâng cao tinh thần trách nhiệm, sự chủ động, tích cực và tăng cường sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành, UBND các huyện và thành phố Lạng Sơn trong việc phát triển thương mại, dịch vụ để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.

2. Yêu cầu

- Việc triển khai thực hiện kế hoạch phải bám sát mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra tại Nghị quyết số 36-NQ/TU, Quyết định số 1162/QĐ-TTg, Quyết định số 1163/QĐ-TTg và các chương trình, kế hoạch, văn bản chỉ đạo, định hướng của các Bộ, ngành Trung ương về phát triển thương mại, dịch vụ; các sở, ban, ngành tham mưu thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án, dự án giao tại phụ lục kèm theo Kế hoạch đảm bảo chất lượng và tiến độ thực hiện.

- Các cấp, các ngành tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp nhằm khai thác, phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh của tỉnh để thúc đẩy phát triển thương mại, dịch vụ, tạo bước đột phá, chuyển biến mới trong tư duy; tiếp tục tạo sự nhất quán trong tư duy và hành động về định hướng phát triển thương mại, dịch vụ là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của các cấp ủy đảng, chính quyền, các sở, ban ngành trong hệ thống chính trị.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát: phát triển thương mại, dịch vụ trở thành ngành kinh tế động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế chung toàn tỉnh, góp phần xây dựng tỉnh Lạng Sơn phát triển nhanh và bền vững; phấn đấu xây dựng Lạng Sơn sớm trở thành một trong những trung tâm, đầu mối hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, thương mại, dịch vụ, du lịch và kinh tế cửa khẩu trọng điểm của vùng Đông Bắc, đồng thời là cửa ngõ quan trọng thông thương hàng hóa giữa các nước ASEAN với thị trường Trung Quốc.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Giai đoạn 2021 - 2025: tốc độ tăng trưởng (GRDP) bình quân ngành dịch vụ đạt 7,94%/năm, đến năm 2025 tỷ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu GRDP của tỉnh chiếm 52 - 53%. Trong đó phấn đấu các chỉ tiêu chủ yếu:

a) Về lĩnh vực thương mại: tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng bình quân 9,04%/năm; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua địa bàn tỉnh tăng bình quân 18,8%/năm, trong đó xuất khẩu tăng 26,1%/năm; kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng địa phương tăng bình quân trên 8%/năm. Xây mới và cải tạo trên 20 chợ, 03 trung tâm thương mại, 05 siêu thị, 01 trung tâm hội chợ triển lãm thương mại tại thành phố Lạng Sơn, 01 trung tâm dịch vụ logistics. Thu hút đầu tư xây dựng Cảng cạn, hoàn thành xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu trung chuyển hàng hóa (giai đoạn 1), Khu phi thuế quan, Khu chế xuất 1 và các khu chức năng khác của Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn. Thúc đẩy ứng dụng rộng rãi thương mại điện tử, phấn đấu có trên 50% người dân thành thị mua sắm bằng hình thức trực tuyến; lựa chọn, triển khai xây dựng 05 điểm trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại các huyện, thành phố có điều kiện.

b) Về lĩnh vực dịch vụ: lượng khách du lịch đến năm 2025 đạt 4.400 nghìn người, tổng doanh thu du lịch đạt 5.200 tỷ đồng; khối lượng luân chuyển hàng hóa hằng năm tăng 16,6%/năm; khối lượng luân chuyển hành khách tăng 14,35%/năm; tổng doanh thu dịch vụ vận tải tăng bình quân 17,29%/năm; tăng trưởng bình quân tín dụng ngân hàng đạt 12%/năm; doanh thu bưu chính tăng bình quân 15%/năm, doanh thu viễn thông tăng bình quân 1,9%/năm; tỷ trọng đóng góp của dịch vụ logistics vào GRDP tỉnh khoảng 1,5 - 1,8%/năm. Phấn đấu giai đoạn 2021 - 2025 kinh tế số chiếm khoảng 20% GRDP của tỉnh; 50% hộ gia đình có cửa hàng số và tài khoản thanh toán điện tử để mua và bán sản phẩm hàng hóa trên sàn thương mại điện tử; đến hết năm 2021 có 50% hộ gia đình trên địa bàn tỉnh có cửa hàng số và tài khoản thanh toán điện tử.

2.2. Định hướng giai đoạn 2026 - 2030: phấn đấu tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ bình quân tăng 8%/năm, đến năm 2030 tỷ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu GRDP của tỉnh chiếm 53 - 54%; tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn tăng trưởng bình quân 10%/năm; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua địa bàn tăng bình quân 10%/năm; kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng địa phương tăng bình quân 8%/năm. Đến năm 2030, triển khai xây dựng hoàn thành hệ thống trung tâm, cửa hàng quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP gồm 12 điểm giới thiệu sản phẩm OCOP trên địa bàn 11 huyện, thành phố (mỗi huyện 01 điểm, riêng thành phố Lạng Sơn có 02 điểm).

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền, nâng cao nhận thức

1.1. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện và thành phố

Triển khai thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quán triệt các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TU, Quyết định số 1162/QĐ-TTg và Quyết định số 1163/QĐ-TTg tạo sự chuyển biến về nhận thức, ý thức, trách nhiệm và hành động của các cán bộ, công chức, viên chức, doanh nghiệp và nhân dân góp phần phát triển thương mại, dịch vụ trên địa bàn.

Tổ chức thực hiện tốt các quy hoạch, kế hoạch, cơ chế chính sách,... thúc đẩy phát triển thương mại, dịch vụ trong bối cảnh hội nhập quốc tế; quán triệt việc thực hiện các chủ trương, chính sách của trung ương, của tỉnh tới Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp để huy động tối đa các nguồn lực, khai thác lợi thế, tiềm năng cho phát triển thương mại, dịch vụ nhanh và bền vững theo hướng đồng bộ, hiện đại và thực sự trở thành ngành kinh tế động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Tăng cường sự kiểm tra, giám sát của các cấp, các ngành trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về phát triển thương mại, dịch vụ; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội để vận động, tạo chuyển biến về nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên, Nhân dân và cộng đồng các doanh nghiệp trong tỉnh về chủ trương, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội nói chung và nhiệm vụ phát triển thương mại, dịch vụ nói riêng.

1.2. Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh

Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan liên quan phổ biến đến các doanh nghiệp hội viên tham gia chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế số trên địa bàn tỉnh; triển khai các chủ trương, định hướng của tỉnh về phát triển thương mại, dịch vụ, đồng thời vận động, đẩy mạnh kêu gọi đầu tư các công trình dự án trên địa bàn tỉnh, phát triển hệ thống doanh nghiệp của tỉnh là động lực, giải pháp quan trọng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, cung cấp thông tin dự báo xu hướng thị trường nhằm hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời ứng phó với những đột biến bất lợi của thị trường: tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thương mại trong nước và đánh giá tác động của Luật, cơ chế, chính sách đã ban hành liên quan đến thương mại, dịch vụ; đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức trong cộng đồng doanh nghiệp và xã hội về phân phối xanh, tiêu dùng xanh và phát triển bền vững. Tập trung nâng cao chất lượng thu thập thông tin sơ cấp và thứ cấp, năng lực nghiên cứu, dự báo xu hướng thị trường các nhóm hàng, mặt hàng (dự báo cung cầu, giá cả, xu hướng thị trường,...), tăng cường hoạt động cung cấp thông tin, phổ biến kiến thức thường xuyên, kịp thời cho doanh nghiệp, người sản xuất cũng như người tiêu dùng. Thu thập thông tin về các cơ sở sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường trên toàn quốc, cung cấp thông tin cho các cơ sở phân phối lớn, hiện đại cũng như thông tin đến người tiêu dùng, để người tiêu dùng thuận tiện mua sắm; tổ chức các kênh thông tin và thực hiện quảng bá sản phẩm thân thiện với môi trường, cơ sở phân phối bền vững tới người tiêu dùng thông qua xây dựng hoạt động truyền thông riêng biệt trên các kênh truyền thông và thông qua các hội nghị, hội thảo, xây dựng cẩm nang,... Tuyên truyền, vận động, triển khai các hoạt động phân phối hàng hóa thân thiện với môi trường, tiêu dùng bền vững, nhằm mục tiêu dần hình thành ý thức bảo vệ môi trường, tiến tới xây dựng xã hội ít chất thải, các bon thấp, hài hòa, thân thiện với môi trường.

2. Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về thương mại, dịch vụ

2.1. Các sở, ban, ngành liên quan: theo chức năng nhiệm vụ thực hiện đổi mới phương pháp quản lý, điều hành nhằm nâng cao chất lượng công các tham mưu quản lý nhà nước về thương mại, dịch vụ, hướng đến nền thương mại, dịch vụ văn minh, hiện đại; tăng cường quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh thương mại, cung ứng dịch vụ. Phát triển ngành dịch vụ gắn với kinh tế cửa khẩu, trọng tâm là dịch vụ logistics, tài chính - ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn; phát triển thương mại, dịch vụ gắn với xây dựng nông thôn mới, gắn với kinh tế đêm (mua sắm tại các chợ đêm, ẩm thực, nghệ thuật, các chương trình giải trí,...), đồng thời phù hợp với Quyết định số 531/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Quyết định số 1162/QĐ-TTg và Quyết định số 1163/QĐ-TTg.

[...]