Kế hoạch 1917/KH-UBND năm 2024 thực hiện Đề án phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bến Tre

Số hiệu 1917/KH-UBND
Ngày ban hành 01/04/2024
Ngày có hiệu lực 01/04/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bến Tre
Người ký Nguyễn Minh Cảnh
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1917/KH-UBND

Bến Tre, ngày 01 tháng 04 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN GIÁ TRỊ ĐA DỤNG CỦA HỆ SINH THÁI RỪNG ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE

Căn cứ Quyết định số 208/QĐ-TTg ngày 29 tháng 02 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (sau đây gọi tắt là Đề án);

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bến Tre với các nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp trong Đề án nhằm phát huy các giá trị tổng hợp của rừng và hệ sinh thái rừng để mang lại hiệu quả tổng hợp về kinh tế, xã hội và môi trường đối với diện tích rừng hiện có của tỉnh; đồng thời, thực hiện nhiệm vụ “Phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững theo hướng đa mục đích, đa giá trị trên cơ sở quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên rừng” phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

2. Yêu cầu

- Phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành; khuyến khích các tổ chức, cá nhân, cộng đồng tham gia đầu tư, khai thác, quản lý sử dụng và chia sẻ lợi ích, giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng; đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, chủ rừng, người dân và toàn xã hội.

- Phát huy tiềm năng, thế mạnh và giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng trên cơ sở quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên rừng; đảm bảo phù hợp với quy luật phát triển tự nhiên về môi trường, sinh thái và xã hội; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Phát huy các giá trị tổng hợp của hệ sinh thái rừng trên cùng một đơn vị diện tích, phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; phát triển các loại hình dịch vụ môi trường rừng, trong đó có dịch vụ hấp thụ, lưu giữ các-bon rừng; phát triển lâm sản ngoài gỗ, dược liệu; phát triển các hình thức nông, lâm, ngư kết hợp dưới tán rừng.

- Khai thác giá trị của hệ sinh thái rừng gắn với tạo việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho người dân ở khu vực có rừng; bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, tri thức bản địa của cộng đồng, góp phần giải quyết các vấn đề về xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên rừng; tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống vật chất, tinh thần cho người làm nghề rừng và người dân sống gần rừng; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống, danh lam thắng cảnh và tri thức bản địa của cộng đồng địa phương; góp phần bảo đảm an ninh, quốc phòng.

- Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất nông, lâm, ngư kết hợp hiệu quả, bền vững trên cơ sở khai thác tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương gắn với phát huy có hiệu quả tri thức bản địa nhằm nâng cao giá trị gia tăng từ rừng, tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ, góp phần tăng giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác.

2. Mục tiêu cụ thể

- Bảo vệ và phát triển bền vững diện tích rừng hiện có và diện tích rừng được trồng mới trong giai đoạn 2021 - 2030, đáp ứng yêu cầu phòng hộ và bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, giảm thiểu tác động tiêu cực do thiên tai gây ra, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Tỷ lệ che phủ rừng đạt 2% vào năm 2025 và 2,1% vào năm 2030.

- Tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp 1,52%/năm.

- Phát triển dịch vụ môi trường rừng trên cơ sở cụ thể hóa, mở rộng các loại dịch vụ môi trường rừng; đồng thời quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn từ dịch vụ môi trường rừng đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật; triển khai hiệu quả dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các-bon rừng.

- Phát triển các hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí bền vững. Phát huy tiềm năng, lợi thế, khai thác giá trị của vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên, tài nguyên du lịch; mở rộng các loại hình du lịch, quan tâm phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn với các sản phẩm du lịch gắn với văn hóa, lịch sử và tri thức bản địa của cộng đồng địa phương. Tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Đề án phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí được phê duyệt.

- Tăng cường đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho lao động trong lĩnh vực lâm nghiệp; từng bước nâng mức thu nhập cho người lao động thuộc hộ nghèo và cận nghèo tham gia các hoạt động sản xuất lâm nghiệp.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Nhiệm vụ

1.1. Phát triển các hình thức nông, lâm, ngư kết hợp

- Đánh giá, tổng kết các mô hình phát triển kinh tế nông, lâm, ngư kết hợp để chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức, tài liệu, hướng dẫn kỹ thuật phổ biến và nhân rộng các mô hình sản xuất kết hợp thành công, hiệu quả.

- Lựa chọn các loài cây trồng, thủy sản có giá trị cao, đa mục đích phù hợp với điều kiện địa phương và nhu cầu, thị hiếu của thị trường. Áp dụng các biện pháp canh tác hiệu quả và quản lý chất lượng rừng trồng, thủy sản,… kết hợp dưới tán rừng, để tối ưu hóa hiệu quả sử dụng đất; sản xuất và thương mại các sản phẩm nông, lâm, thủy sản không gây mất rừng và ảnh hưởng đến đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng.

[...]