Kế hoạch 191/KH-UBND năm 2021 triển khai thực hiện Chỉ thị 11/CT-TTg về đẩy mạnh giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021-2025

Số hiệu 191/KH-UBND
Ngày ban hành 13/08/2021
Ngày có hiệu lực 13/08/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hải Phòng
Người ký Lê Khắc Nam
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 191/KH-UBND

Hải Phòng, ngày 13 tháng 8 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ SỐ 11/CT-TTG NGÀY 29/3/2017 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC ĐẨY MẠNH GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG TRONG GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Thực hiện Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 29/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình; Công văn số 452/BVHTTDL-GĐ ngày 05/02/2021 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc hướng dẫn thực hiện công tác gia đình năm 2021.

Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị của số 11/CT-TTg ngày 29/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021 - 2025, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình, nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn thành phố đối với việc giữ gìn, phát huy các giá trị đạo đức, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp trong gia đình, góp phần xây dựng gia đình thực sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội, gắn với phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, đất nước.

2. Yêu cầu

Các hoạt động tuyên truyền giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình phải được triển khai thường xuyên, sâu rộng trên địa bàn thành phố, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các tổ chức chính trị xã hội, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, đảm bảo thiết thực, hiệu quả và phù hợp với phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa của địa phương.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Nâng cao hiệu quả các hoạt động thông tin, tuyên truyền, vận động, giáo dục thuyết phục, nêu gương “người tốt việc tốt” trong lĩnh vực gia đình, gìn giữ và phát huy các giá trị đạo đức, chuẩn mực văn hóa trong mỗi gia đình, xây dựng con người văn hóa, gia đình văn hóa, ấm no, tiến bộ, hạnh phúc, giảm tình trạng ly hôn, bạo lực gia đình và xâm hại trẻ em, bảo vệ người cao tuổi, góp phần thực hiện có hiệu quả Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam trên địa bàn thành phố.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025

- 100% cán bộ, cộng tác viên làm công tác truyền thông các cấp được tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực truyền thông; kiến thức kỹ năng tư vấn về giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình, kỹ năng phòng, chống bạo lực gia đình.

- 100% cơ quan truyền thông từ thành phố đến cơ sở thường xuyên tuyên truyền phòng, chống bạo lực gia đình, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình.

- 95% trở lên số gia đình được phổ biến tuyên truyền và cam kết thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật về hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; phòng, chống bạo lực gia đình; bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình; phòng, chống xâm hại tình dục phụ nữ, trẻ em trong gia đình, ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình.

- 100% các xã, phường, thị trấn, thôn, tổ được cung cấp tài liệu, tờ rơi, xây dựng các pano, khẩu hiệu tuyên truyền về giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình.

III. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin báo chí, phát thanh truyền hình như: Xây dựng các chương trình phát thanh, phóng sự, tọa đàm, các chuyên trang báo... tuyên truyền về giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình.

- Tổ chức tuyên truyền các hoạt động hưởng ứng: Ngày Quốc tế Hạnh phúc (20/3), Ngày Gia đình Việt Nam (28/6) và Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình (tháng 6), Ngày Thế giới xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái (25/11).

- Tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị, tọa đàm, chương trình nghệ thuật, trưng bày, triển lãm ảnh, tư liệu, cụm cổ động, pano, khẩu hiệu, liên hoan văn nghệ gia đình, hội thi thể thao gia đình, mít tinh, kịch, tiểu phẩm... tuyên truyền giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình.

- Đưa việc tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống vào nội dung hương ước, quy ước của thôn, tổ dân phố để thực hiện.

- Biểu dương, tôn vinh các mô hình hay, cách làm hiệu quả của cơ sở, các điển hình tiên tiến trong thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống. Phê phán sự xuống cấp về đạo đức, lối sống trong các gia đình và ảnh hưởng của các tệ nạn xã hội, lối sống thực dụng, vô cảm...chú trọng truyền thông tới đối tượng thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên.

2. Xây dựng, phát hành, hỗ trợ tài liệu tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình, bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình

Tổ chức xây dựng, biên soạn, nhân bản, in ấn tài liệu về giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình; tài liệu về Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình cấp phát miễn phí cho cơ sở để triển khai thực hiện với những nội dung như:

- Các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam được gìn giữ, vun đắp, phát huy trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước; các giá trị nhân văn mới hiện nay gia đình cần tiếp thu, đề cao.

- Những kiến thức về chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước liên quan đến gia đình; kỹ năng sống; kỹ năng ứng xử trong gia đình...

[...]