Kế hoạch 19/KHLT/SLĐTBXH-ĐTNCSHCM tiếp tục thực hiện chế độ trợ cấp khó khăn hàng tháng, một lần đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến do Sở Lao động, Thương binh và Xã hội - Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Thái Bình ban hành

Số hiệu 19/KHLT/SLĐTBXH-ĐTNCSHCM
Ngày ban hành 31/03/2008
Ngày có hiệu lực 31/03/2008
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thái Bình
Người ký Trần Hữu Nam
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

SỞ LĐ-TBXH – ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TỈNH THÁI BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 19/KHLT/SLĐTBXH-ĐTNCSHCM

Thái Bình, ngày 31 tháng 03 năm 2008

 

KẾ HOẠCH

TIẾP TỤC THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP KHÓ KHĂN HÀNG THÁNG, TRỢ CẤP MỘT LẦN ĐỐI VỚI THANH NIÊN XUNG PHONG ĐÃ HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ TRONG KHÁNG CHIẾN

Thực hiện Thông tư Liên tịch số 26/2007/TTLT-BLĐTBXH-TƯĐTNCSHCM ngày 21/11/2007 của Liên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội – Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về “Bổ sung sửa đổi một số quy định tại Thông tư liên tịch số 17/2003/TTLT-BLĐTBXH-TƯĐTNCSHCM ngày 09/6/2003 của Liên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội – Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh” về trợ cấp khó khăn hàng tháng, trợ cấp một lần đối với Thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến, Liên tịch Sở Lao động - Thương binh và Xã hội – Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh thống nhất kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Thực hiện chế độ trợ cấp khó khăn hàng tháng, trợ cấp một lần đối với TNXP đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến là thể hiện trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội trong việc triển khai thực hiện Pháp lệnh người có công với Cách mạng, Nghị định số 54/CP ngày 26/05/2006 của Chính phủ.

- Quá trình tổ chức thực hiện phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, các tổ chức có liên quan; quy trình xét duyệt phải đảm bảo công khai dân chủ, đúng đối tượng và các điều kiện quy định tại Thông tư Liên tịch đã ban hành.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN:

A. Đối tượng

A.1. Đối tượng áp dụng:

Thanh niên xung phong được hưởng chế độ là người tham gia lực lượng TNXP tập trung trong kháng chiến từ ngày 15/07/1950 đến ngày 30/04/1975 (bao gồm cả TNXP làm nhiệm vụ khắc phục hậu quả chiến tranh ở miền Bắc thời kỳ 1955-1964).

Thanh niên xung phong tập trung trong kháng chiến (gọi chung là TNXP) được hiểu như sau:

a. Được hưởng theo chế độ cung cấp của TNXP hoặc được hưởng theo chế độ như đối với quân nhân.

b. Được tổ chức theo đội hình đại đội, đội, tổng đội hoặc phân đội, tiểu đội do Trung ương Đoàn, Bộ Giao thông vận tải trực tiếp quản lý hoặc do UBND tỉnh, thành phố thành lập và quản lý.

c. Có quy định thời gian tham gia TNXP từ 01 năm trở lên.

d. Có một trong các giấy tờ chứng minh là TNXP

A.2. Đối tượng không áp dụng:

Những đối tượng sau đây có tham gia hoạt động trong kháng chiến song không thuộc diện đối tượng áp dụng của Kế hoạch này:

a. Dân công phục vụ các công trình quan trọng, dân công hỏa tuyết, công dân thực hiện nghĩa vụ lao động trong thời chiến;

b. Lực lượng vận tải nhân dân;

c. Quân nhân, công an nhân dân, công nhân viên chức, cán bộ giữ chức vụ chủ chốt ở xã;

d. Dân quân tự vệ, quân nhân dự bị;

e. Thanh niên xung phong bị kết án tù trên 05 năm (người bị kết án tù từ 05 năm trở xuống thì sau khi chấp hành xong hình phạt tù sẽ được xem xét);

g. Thanh niên xung phong vi phạm pháp luật, quy định của đơn vị hoặc tự bản thân gây nên bị chết, bị thương hoặc thủ trưởng đơn vị có thẩm quyền buộc trả về địa phương;

h. Thanh niên xung phong thời kỳ sau ngày 30/04/1975.

* Thanh niên xung phong đã hưởng trợ cấp thương tật, trợ cấp hàng tháng hoặc trợ cấp một lần theo Quyết định số 104/1999/QĐ-TTg ngày 14/04/1999 của Thủ tướng Chính phủ thì không thuộc diện đối tượng lập hồ sơ để xét duyệt của Kế hoạch này.

B. Điều kiện được hưởng:

B.1. Đối tượng được hưởng cả trợ cấp khó khăn hàng tháng và trợ cấp một lần (thực hiện theo Quy định tại điểm 2 Thông tư 26/2007): Là những người không còn khả năng lao động (nam từ đủ 60 tuổi trở lên, nữ từ đủ 55 tuổi trở lên – tính theo năm dương lịch hoặc được Hội đồng Giám định Y khoa kết luận Mất sức lao động từ 61% trở lên), hiện không có chồng (vợ), không có con sống cô đơn không nơi nương tựa được Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xét hưởng trợ cấp hàng tháng bằng mức chuẩn nghèo tại nơi thường trú do ngân sách địa phương đảm bảo; đồng thời được xét hưởng trợ cấp một lần bằng 1.500.000 đồng (một triệu năm trăm nghìn đồng) do ngân sách Trung ương đảm bảo.

B.2. Đối tượng chỉ hưởng trợ cấp một lần (tiếp tục thực hiện theo quy định của Thông tư 17/2003):

[...]