Kế hoạch 19/KH-UBND về đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh Hưng Yên năm 2023
Số hiệu | 19/KH-UBND |
Ngày ban hành | 10/02/2023 |
Ngày có hiệu lực | 10/02/2023 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Hưng Yên |
Người ký | Nguyễn Hùng Nam |
Lĩnh vực | Doanh nghiệp |
ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 19/KH-UBND |
Hưng Yên, ngày 10 tháng 02 năm 2023 |
ĐỔI MỚI, PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ, HỢP TÁC XÃ TRONG NÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN NĂM 2023
Thực hiện Nghị quyết số 09/NQ/TU ngày 15/6/2021 của Tỉnh ủy Hưng Yên về Chương trình thực hiện tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch số 108/KH-UBND ngày 08/9/2020 của UBND tỉnh Hưng Yên về việc đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 14/TTr-SNN ngày 11/01/2023 về việc đề nghị ban hành Kế hoạch đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã lĩnh vực nông nghiệp tỉnh Hưng Yên năm 2023.
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong nông nghiệp năm 2023, như sau:
I. MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC NĂM 2022
Kinh tế tập thể, hợp tác xã lĩnh vực nông nghiệp (HTX) tiếp tục có sự đổi mới, phát triển đạt được một số kết quả, góp phần hiệu quả trong thúc đẩy cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh. Năm 2022, thành lập mới 25 HTX nông nghiệp (đạt 119% chỉ tiêu Kế hoạch số 24/KH-UBND ngày 11/02/2022 của UBND tỉnh Hưng Yên) nâng tổng số HTX nông nghiệp toàn tỉnh lên 363 HTX, trong đó có 149 HTX dịch vụ nông nghiệp tổ chức lại hoạt động, 204 HTX thành lập mới theo Luật HTX 2012; trong năm có 01 HTX thực hiện giải thể.
Tổng số thành viên của các HTX nông nghiệp là 9.075 người (tăng 238 thành viên so với năm 2021), bình quân 25 thành viên/HTX; tổng vốn điều lệ đạt 322 tỷ đồng (tăng 41,4 tỷ đồng so với năm 2021); tổng doanh thu đạt 635,3 tỷ đồng (tăng 160,6 tỷ đồng so với năm 2021), doanh thu bình quân 1,75 tỷ đồng/HTX, lợi nhuận bình quân 267 triệu đồng/HTX; toàn tỉnh có 55 HTX nông nghiệp đang ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản như công nghệ nuôi cấy mô, thụ tinh nhân tạo, công nghệ cảm biến độ ẩm, nhiệt độ, công nghệ tưới tiết kiệm, công nghệ sản xuất an toàn theo quy trình thực hành tốt (GAP); công nghệ chăn nuôi trong nhà lạnh, nuôi thâm canh thủy sản. Về tổ hợp tác (THT) trong nông nghiệp, năm 2022, toàn tỉnh thành lập mới 140 THT (đạt 100% chỉ tiêu Kế hoạch số 24/KH-UBND ngày 11/02/2022), nâng tổng số tổ hợp tác nông nghiệp trên toàn tỉnh lên 416 tổ hợp tác; tổng số thành viên tổ hợp tác là 2.120 người, bình quân có 5 thành viên/THT; tổng vốn góp của các THT trên 11,6 tỷ đồng, bình quân góp 28 triệu đồng/THT; tổng doanh thu của các thành viên THT nông nghiệp đạt 106 tỷ đồng (255 triệu đồng/THT/năm).
Trong năm 2022, các HTX, THT, trang trại, hộ nông dân dần phục hồi sản xuất sau dịch Covid-19, tái đầu tư mở rộng sản xuất, phát triển kinh doanh dịch vụ, trong đó một số HTX thành lập mới đã đầu tư hệ thống kho lạnh, máy sấy để nâng cao năng lực bảo quản, chế biến sản phẩm. Các HTX tiếp tục tham gia vào các hoạt động liên kết thông qua các hoạt động hội chợ, hội nghị giao thương, liên kết trong tiêu thụ sản phẩm giữa HTX với các thành viên, các hộ nông dân, các doanh nghiệp, cửa hàng, siêu thị,... Hiện có 180 liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa các HTX, tổ hợp tác, hộ thành viên và nông dân được duy trì, phát triển ổn định, từ đó từng bước hạn chế tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún góp phần tăng quy mô sản xuất hàng hóa, vừa cho phép áp dụng các quy trình sản xuất phù hợp, hiện đại, đảm bảo chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm và nâng cao năng lực quản lý, điều hành, vừa tổ chức sản xuất theo chuỗi với hình thức hợp đồng tiêu thụ nông sản giữa nông dân, tổ hợp tác, HTX với các doanh nghiệp.
Việc đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, HTX trong nông nghiệp đã thúc đẩy phát triển kinh tế hộ thành viên và nông dân góp phần vào gia tăng giá trị thu nhập trên mỗi ha đất canh tác. Tuy nhiên, năng lực nội tại của nhiều HTX nông nghiệp còn yếu kém về tài chính và quản lý, cơ sở vật chất, kỹ thuật, quy mô sản xuất còn nhỏ, hiệu quả hoạt động của một số HTX còn thấp; các hoạt động liên kết, liên doanh trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nông nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất, việc tiếp cận nguồn vốn ưu đãi từ các chính sách để đầu tư máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến sâu các sản phẩm nông nghiệp còn gặp khó khăn.
II. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NĂM 2023
1. Mục tiêu
a) Thành lập mới 20 hợp tác xã, 140 tổ hợp tác; phấn đấu có 80% hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả; không có hợp tác xã yếu; tổ chức 8-10 lớp tập huấn, hội nghị về quản lý, đổi mới, phát triển hợp tác xã nông nghiệp; hướng dẫn hỗ trợ cho các hợp tác xã, tổ hợp tác mới thành lập theo quy định.
b) Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho các hợp tác xã, xây dựng mô hình sản xuất đảm bảo quy trình an toàn thực phẩm, có liên kết sản xuất; chú trọng hỗ trợ các hợp tác xã, tổ hợp tác, thành viên tham gia quảng bá, giới thiệu và bán các sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử, trang mạng xã hội (postmart, voso, shopee, ladaza, facebook, tiktok...).
c) Tiếp tục phát triển mô hình HTX ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp giữa HTX với các hộ sản xuất, các doanh nghiệp; phấn đấu có 58 HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, có 186 HTX liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
d) Hướng dẫn, hỗ trợ các hợp tác xã có nhu cầu, đủ điều kiện xây dựng hồ sơ tham gia đánh giá, xếp hạng sản phẩm thuộc Chương trình OCOP.
e) Tiếp tục rà soát, đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp, hướng dẫn, hỗ trợ, vận động sáp nhập, hợp nhất các HTX có quy mô nhỏ; xử lý dứt điểm các HTX đã ngừng hoạt động lâu năm chưa giải thể.
(Chỉ tiêu giao các huyện, thị xã, thành phố tại phụ lục kèm theo)
2. Nhiệm vụ, giải pháp thực hiện
a) Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt thực hiện hiệu quả chủ trương Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế hợp tác trong sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; phổ biến và nhân rộng các mô hình hợp tác xã kiểu mới hoạt động có hiệu quả; vận động các hợp tác xã yếu kém tự giải thể, thành lập mới hợp tác xã chuyên ngành phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị.
b) Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Luật Hợp tác xã năm 2012, khắc phục kịp thời những hạn chế, yếu kém; thực hiện hoàn thành chỉ tiêu thành lập mới hợp tác xã, tổ hợp tác theo Nghị quyết số 09/NQ/TU ngày 15/6/2021 của Tỉnh ủy, Kế hoạch số 108/KH-UBND ngày 08/9/2020 của UBND tỉnh Hưng Yên; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với HTX kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc và dự báo xu hướng phát triển kinh tế HTX; tập trung nguồn lực hỗ trợ đổi mới, phát triển hợp tác xã góp phần thực hiện hiệu quả nhiệm vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
c) Tiếp tục hỗ trợ, tư vấn củng cố, đổi mới và mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX; rà soát, đánh giá, phân loại hợp tác xã nông nghiệp; từ đó, tiến hành hỗ trợ, hướng dẫn các hợp tác xã có điều kiện đổi mới phát triển; đồng thời, kiên quyết chỉ đạo giải thể các HTX yếu kém, hoạt động hình thức.
d) Chỉ đạo, hỗ trợ, hướng dẫn các HTX, tổ hợp tác thành lập mới tiếp cận chính sách hỗ trợ theo Kế hoạch số 108/KH-UBND ngày 08/9/2020 của UBND tỉnh Hưng Yên, hỗ trợ kinh phí xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển sản xuất cho các HTX, tổ hợp tác thành lập mới, tập trung hỗ trợ vào những vùng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có thế mạnh, thuận lợi về thị trường.
e) Huy động đa dạng các nguồn vốn đầu tư kết cấu hạ tầng, máy móc phục vụ sản xuất kinh doanh, tổ chức tập huấn bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ, thành viên HTX nhằm nâng cao năng lực quản lý, điều hành, tổ chức phát triển sản xuất, liên kết tiêu thụ sản phẩm; tập huấn, hướng dẫn cho các chủ trang trại, gia trại nâng cao năng lực quản trị, kinh doanh, hợp tác, liên kết thành lập các HTX, tổ hợp tác nông nghiệp.
g) Hỗ trợ đào tạo, tư vấn về ứng dụng công nghệ cao; hoàn thiện phương án sản xuất kinh doanh và dự án ứng dụng công nghệ cao cho các hợp tác xã nông nghiệp có điều kiện ứng dụng công nghệ cao.
h) Khuyến khích, hỗ trợ các HTX tích cực hợp tác, chủ động tham gia xây dựng liên liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị ngành hàng từ khâu giống, vật tư đầu vào, quy trình kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, sơ chế, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư, xây dựng liên kết sản xuất với các HTX, THT, trang trại nông nghiệp; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, giới thiệu, quảng bá các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của địa phương; hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp của HTX, THT, doanh nghiệp, trang trại nông nghiệp.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch đạt mục tiêu đề ra.