ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH
CÀ MAU
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 188/KH-UBND
|
Cà Mau,
ngày 05 tháng 8 năm 2023
|
KẾ HOẠCH
TÀI
CHÍNH - NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 03 NĂM 2024 - 2026 TỈNH CÀ MAU
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước năm
2015;
Căn cứ Nghị định số 45/2017/NĐ-CP ngày
21/4/2017 của Chính phủ quy định chi tiết lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế
hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm;
Căn cứ Thông tư số 69/2017/TT-BTC ngày
07/7/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về hướng dẫn lập kế hoạch tài chính 05 năm
và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm;
Căn cứ Thông tư số 51/2023/TT-BTC ngày
17/7/2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách
nhà nước năm 2024, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2024 - 2026;
Căn cứ Nghị quyết số 16/2020/NQ-HĐND
ngày 09/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội 5 năm 2021 - 2025;
Trên cơ sở tình hình thực hiện kế hoạch
kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2024 của địa phương, Ủy
ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2024
- 2026 của địa phương với nội dung cụ thể như sau:
I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN
NHIỆM VỤ KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2023
1. Đánh giá
tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Cà Mau 6 tháng đầu năm 2023
Năm 2023 là năm giữa nhiệm kỳ, có ý
nghĩa quan trọng, tạo nền tảng thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đại biểu
toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần
thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm
2021 - 2025. Những tháng đầu năm 2023, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn
tỉnh tiếp tục phát triển, có những thuận lợi so với cùng kỳ năm 2022 nhưng cũng
đan xen nhiều khó khăn thách thức như: tình hình chính trị, kinh tế thế giới diễn
biến phức tạp, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn gia tăng; lạm phát thế
giới vẫn ở mức cao, hầu hết các nước
vẫn thắt chặt chính sách tiền tệ, các nền kinh tế lớn, nhất là các nước nhập khẩu
gặp nhiều khó khăn, sức mua suy giảm; tình hình sản xuất, kinh doanh của người
dân, doanh nghiệp trong nước còn khó khăn do ảnh hưởng tiêu cực từ kinh tế thế
giới, một bộ phận người lao động bị mất việc làm; biến đổi khí hậu, thiên tai
diễn biến ngày càng phức tạp ảnh hưởng đến sản xuất và cuộc sống người dân, tác
động đến khả năng tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Trong bối cảnh tình
hình có nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với sự nỗ lực, cố gắng của các cấp,
các ngành, sự vào cuộc của người dân và cộng đồng doanh nghiệp, tình hình kinh
tế - xã hội 6 tháng đầu năm đạt nhiều kết quả tích cực, cụ thể như sau:
- Theo số liệu ước tính sơ bộ của Tổng
cục Thống kê, tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP giá so sánh) 6 tháng tăng 8,61%
(cùng kỳ tăng 4,17%); trong đó, khu vực ngư - nông - lâm nghiệp tăng 3,67%
(cùng kỳ tăng 6,35%); khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 15,71% (cùng kỳ tăng
0,31%); khu vực dịch vụ tăng 8,04% (cùng kỳ tăng 7,04%); thuế sản phẩm tăng
1,87% (cùng kỳ giảm 3,82%).
- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt
11.300 tỷ đồng, tăng 11,1% so cùng kỳ (10.171 tỷ đồng).
- Tổng sản lượng thủy sản đạt 321.000
tấn, bằng 50,2% kế hoạch,
tăng 2,5% so cùng kỳ; trong đó, sản lượng tôm đạt 126.300 tấn, bằng 52% kế hoạch,
tăng 6,8% so cùng kỳ.
- Chỉ số sản xuất công nghiệp 6 tháng
đầu năm tăng 8,3% so cùng kỳ. Sản lượng các sản phẩm công nghiệp chủ yếu như
sau: sản lượng chế biến tôm đạt 102.000 tấn, bằng 51% kế hoạch, tăng 2,3% so
cùng kỳ; sản lượng phân bón đạt 600.000 tấn, bằng 60% kế hoạch, tăng 6,7% so
cùng kỳ; sản lượng khí thương phẩm đạt 820 triệu m3, bằng 56,6% kế hoạch, tăng
26,2% so cùng kỳ; sản lượng điện sản xuất đạt 2.960 triệu kWh, bằng 60,4% kế hoạch,
tăng 44% so cùng kỳ; sản lượng LPG - Condensate đạt 69.000 tấn, bằng 60,5% kế
hoạch, tăng 39,7% so cùng kỳ.
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh
thu dịch vụ đạt 43.800 tỷ đồng, bằng 57,7% kế hoạch, tăng 13,4% so cùng kỳ.
- Kim ngạch xuất khẩu đạt 565 triệu
USD, bằng 43,5% kế hoạch, giảm 22,9% so cùng kỳ. Kim ngạch nhập khẩu đạt 53 triệu
USD, giảm 57% so cùng kỳ; trong đó, hàng thủy sản đạt 15 triệu USD, tăng 46% so
cùng kỳ; nhập khẩu hàng hóa khác đạt 38 triệu USD, giảm 66% so cùng kỳ.
- Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới tiếp tục được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo thực hiện. Lũy
kế đến nay toàn tỉnh có 62/82 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới chiếm tỷ
lệ 75,61%.
- Tổng số trường đạt chuẩn quốc gia của
toàn tỉnh đến nay là 358/499 trường, đạt tỷ lệ 71,74%. Trong đó, cấp Mầm non
106/133 trường, đạt tỷ lệ 79,7%; cấp Tiểu học 158/219 trường, đạt tỷ lệ 72,14%;
cấp Trung học cơ sở 91/114 trường, đạt tỷ lệ 79,82% và cấp Trung học phổ thông
03/33 trường, đạt tỷ lệ 9,1%.
- Giải quyết việc làm cho 28.588 người/40.100
người, đạt 71,3% kế hoạch, tăng 6,7% so với cùng kỳ (trong đó: 8.234 lao động
trong tỉnh, 20.081 lao động ngoài tỉnh và 273 lao động đi làm việc ở ngoài nước).
- Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế
ước đạt 1.103.445 người, tỷ lệ bao phủ đạt 91,29%.
2. Tình hình
thực hiện dự toán ngân sách 06 tháng đầu năm 2023
2.1. Thu ngân sách
nhà nước
Năm 2023, Hội đồng nhân dân tỉnh thông
qua tổng thu NSNN 4.834 tỷ đồng, trong đó: thu nội địa 4.721 tỷ đồng, thu từ hoạt
động xuất nhập khẩu 113 tỷ đồng.
a) Tình hình thu NSNN
6 tháng đầu năm và ước thực hiện năm 2023
- Thực hiện thu 6 tháng đầu năm là
2.667,04 tỷ đồng, đạt 55,17% dự toán (4.834 tỷ đồng), tăng 6,41% so với cùng kỳ
năm 2022 (2.506,36 tỷ đồng). Trong đó: thu nội địa 2.607,28 tỷ đồng, đạt 55,23%
dự toán (4.721 tỷ đồng), tăng 11,10% so cùng kỳ năm 2022 (2.346,78 tỷ đồng);
thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu 59,76 tỷ đồng, đạt 52,88% dự toán (113 tỷ đồng), bằng
37,45% so cùng kỳ năm 2022 (159,58 tỷ đồng).
Về nguồn thu: có 10 nguồn thu đạt trên
50% dự toán; gồm: thu từ khu vực DNNN Trung ương đạt 58,91% dự toán; thu từ
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 83,59% dự toán; thuế thu nhập cá nhân
đạt 57,40% dự toán; thu phí, lệ phí đạt 60,75%; thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
đạt 85,11% dự toán; thu tiền sử dụng đất đạt 57,18% dự toán; thu cổ tức, lợi
nhuận còn lại đạt 113,86% dự toán; thu từ hoạt động xổ số kiến thiết (kể cả xổ
số điện toán) đạt 57,46% dự toán; thu khác ngân sách đạt 71,15% dự toán; thu từ
hoạt động xuất nhập khẩu đạt 52,88% dự toán. Bên cạnh đó, vẫn còn một số nguồn
thu đạt thấp so với dự toán, cụ thể: thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt
46,92%; thuế bảo vệ môi trường đạt 42,23%; thu lệ phí trước bạ đạt 41,00%; tiền
cho thuê đất, thuê mặt nước đạt 36,00%; thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản
đạt 48,00%; thu từ quỹ đất công ích, hoa lợi công sản khác tại xã bằng 4,00%;
thu từ khu vực biển đạt 35,00%.
- Ước thực hiện thu năm 2023 là 4.836
tỷ đồng, đạt 100,04% dự toán. Trong đó: thu nội địa 4.723 tỷ đồng/4.721,00 tỷ đồng,
đạt 100,04% dự toán; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 113 tỷ đồng, đạt
100% dự toán.
b) Đánh giá nguyên
nhân tác động tăng, giảm thu ngân sách năm 2023
* Thuận lợi cơ bản tác động tăng thu:
- Công tác thu ngân sách luôn nhận được
sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, đặc
biệt là sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Ủy ban
nhân dân các huyện, thành phố.
- Ngành Thuế đã tập trung triển khai
thực hiện có hiệu quả công tác quản lý thu, khai thác nguồn thu, chống thất thu
ngân sách theo ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Chương trình hành động
số 01/CTr-UBND ngày 19/01/2023 và Công văn số 2510/UBND-KT ngày 10/4/2023; đồng
thời, bám sát sự chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế. Thêm vào
đó, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo ngành Thuế chủ động hướng dẫn, tháo gỡ khó
khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, cá nhân và hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh
để ổn định sản xuất, kinh doanh, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm của ngành Thuế
nhằm tạo tiền đề nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu cho ngân sách địa phương.
- Các nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng thu ngân sách địa phương có mức tăng trưởng tốt: Thu từ hoạt động xổ
số kiến thiết, thu từ Cụm Khí - Điện - Đạm.
- Một số dự án điện gió đi vào vận
hành thương mại như Tân Thuận, Sông Lam sẽ tăng thu từ Khu vực kinh tế ngoài quốc
doanh.
* Khó khăn ảnh hưởng giảm thu:
- Áp lực lạm phát gia tăng; thị trường
vốn, bất động sản, chứng khoán, tiền tệ, giải ngân vốn đầu tư công còn nhiều điểm
nghẽn,... chưa thể khắc phục ngay. Bên cạnh đó, sức ép về lãi suất, tỷ giá, lạm
phát đẩy chi phí đầu vào tăng cao, trong khi hàng hóa tiêu thụ chậm, đơn hàng
xuất khẩu giảm sút.
- Thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước
Trung ương (trừ cụm Khí - Điện - Đạm) đóng trên địa bàn giảm sâu so cùng kỳ, cụ
thể: Thu 6 tháng đạt 58 tỷ đồng, bằng 28,9% dự toán năm, giảm 26,7% so cùng kỳ
do Điện lực Cà Mau, Viễn thông Cà Mau và Mobifone khai thuế tháng 12/2022 và
tháng 01/2023 không phát sinh số thuế phải nộp và các tháng còn lại phát sinh
thấp.
- Lợi nhuận của Công ty Phân bón dầu
khí Cà Mau giảm 85% trong năm 2023 so với năm 2022, cụ thể: Quý I/2022 là
1.515 tỷ đồng tương đương với số thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh phải nộp
là 75 tỷ đồng nhưng quý I/2023 chỉ lãi
240 tỷ đồng tương đương thuế thu nhập doanh nghiệp là 12 tỷ đồng và tiếp tục quý
II/2023 mức giảm
tương đương quý I/2023.
- Thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc
doanh sụt giảm do tác động của nền kinh tế, đặc biệt là các đơn vị kinh doanh
thủy sản hàng đầu của tỉnh và các đơn vị xây dựng, cụ thể: Công ty cổ phần Tập
đoàn Thủy Sản Minh Phú quý I/2023 lỗ 90 tỷ đồng và tiếp tục khó khăn trong quý II/2023; các
đơn vị xây dựng gặp rất nhiều khó khăn phát sinh số nộp thấp hơn so cùng kỳ.
- Giảm 50% thuế bảo vệ môi trường mặt
hàng xăng, dầu, mỡ nhờn theo Nghị quyết số 30/2022/UBTVQH15 ngày 30/12/2022 của
Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Theo đó, ước số thuế giảm cả năm khoảng 303 tỷ đồng.
- Giảm 30% tiền thuê đất thuê mặt nước
theo Nghị quyết số 07/NQ-CP ngày 30/01/2023 của Chính phủ và Quyết định số
01/2023/QĐ-TTg ngày 31/01/2023 của Thủ tướng Chính phủ với số tiền 05 tỷ đồng.
- Giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị
định số 44/2023/NĐ-CP ngày 30/6/2023 của Chính phủ quy định chính sách giảm thuế
giá trị gia tăng theo
Nghị quyết số 101/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội, với số tiền khoảng 30 tỷ
đồng.
- Giảm lệ phí trước bạ theo Nghị định
số 41/2023/NĐ-CP ngày 28/6/2023 của Chính phủ quy định mức thu lệ phí trước bạ
đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương
tự xe ô tô được sản xuất, lắp ráp trong nước với số tiền khoảng 20 tỷ đồng.
b) Chi ngân sách địa
phương (NSĐP)
Năm 2023, Bộ Tài chính giao tổng chi
NSĐP là 11.755,03 tỷ đồng, Hội đồng nhân dân tỉnh quyết nghị tổng chi là
11.755,03 tỷ đồng; trong đó: chi cân đối ngân sách 9.962,16 tỷ đồng; chi thực
hiện các mục tiêu, nhiệm vụ 1.792,86 tỷ đồng. Thực hiện chi 6 tháng đầu năm là
5.234,81 tỷ đồng, đạt 44,53% dự toán, bằng 103,92% so với cùng kỳ (5.037,35 tỷ
đồng). Trong đó, một số lĩnh vực chi chủ yếu như sau:
a) Chi đầu tư phát
triển
Năm 2023, kế hoạch vốn Hội đồng nhân
dân tỉnh giao là 2.641,61 tỷ đồng. Thực hiện chi 6 tháng đầu năm là 1.063,43 tỷ
đồng1/2.441,49 tỷ đồng,
đạt 40,26% kế hoạch, bằng 103,86% so với cùng kỳ (1.023,89 tỷ đồng).
Giải ngân kế hoạch vốn 6 tháng đầu năm
2023 của tỉnh mặc dù cao hơn cùng kỳ năm 2022 cả về giá trị và tỷ lệ; tuy
nhiên, chưa đạt được kết quả như mong muốn. Nguyên nhân chủ yếu là do trong
tháng 01/2023, các chủ đầu tư tập trung ưu tiên giải ngân Kế hoạch đầu tư công
năm 2022 (được giải ngân đến 31/01/2023) và trùng kỳ nghỉ Tết Nguyên đán;
đồng thời, đối với các dự án khởi công mới năm 2023, những tháng đầu năm, các
chủ đầu tư tập trung thực hiện các thủ tục đầu tư theo quy định, tổ chức lựa chọn
nhà thầu..., chưa phát sinh khối lượng để thanh toán nên kết quả giải ngân chưa
cao.
b) Chi thường xuyên
Dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh giao
năm 2023 là 7.120,52 tỷ đồng. Thực hiện chi 6 tháng đầu năm 3.529,85 tỷ đồng, đạt
49,57% dự toán, bằng 92,47% so với cùng kỳ (3.817,15 tỷ đồng). Cụ thể một số
lĩnh vực như:
- Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy
nghề là 1.166,50 tỷ đồng/2.646,68 tỷ đồng, đạt 44,07% dự toán;
- Chi sự nghiệp khoa học công nghệ
25,58 tỷ đồng/31,07 tỷ đồng, đạt 82,32% dự toán;
- Chi sự nghiệp y tế, dân số và gia
đình là 318,92 tỷ đồng/642,93 tỷ đồng, đạt 49,60% dự toán;
- Chi sự nghiệp bảo vệ môi trường
89,60 tỷ đồng/ 93,65 tỷ đồng, đạt 95,67% dự toán;
- Chi sự nghiệp kinh tế 557,41 tỷ đồng/1.463,98
tỷ đồng2, đạt 38,08% dự toán;
- Chi đảm bảo xã hội là 370,69 tỷ đồng/533,30
tỷ đồng3, đạt 69,51% dự toán;
- Chi hoạt động các cơ quan quản lý
nhà nước, Đảng, đoàn thể 672,32 tỷ đồng/1.238,70 tỷ đồng, đạt 54,28% dự toán.
Chi không đạt bình quân so dự toán năm
chủ yếu do chi các hoạt động kinh tế đạt thấp so với dự toán, nguyên nhân do một
số công trình đang thực hiện các trình tự thủ tục để giải ngân kế hoạch vốn,
các nội dung bảo dưỡng thường xuyên thanh toán theo quý. Đồng thời, hiện nay đối
với các công trình mới chỉ mới thanh toán tạm ứng 30% cho nhà thầu mới số công
trình mới có khối lượng nhưng chưa lớn. Bên cạnh đó, chi sự nghiệp giáo dục,
đào tạo và dạy nghề bằng 44,07% dự toán năm, nguyên nhân do nguồn kinh phí đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ
công chức, viên chức đến nay chưa giải ngân được4; ngoài ra, một số nội
dung chi chưa thực hiện như: tổ chức kỳ thi trung học phổ thông, tổ chức thi
tuyển vào lớp 10, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, Hội thao giáo dục quốc
phòng,...
c) Chi chương trình mục
tiêu, hỗ trợ có mục tiêu
Dự toán chi các Chương trình mục tiêu,
nhiệm vụ năm 2023 là 1.792,86 tỷ đồng. Thực hiện 6 tháng đầu năm 638,07 tỷ đồng,
đạt 35,59% dự toán và bằng 325,03% so với cùng kỳ (196,31 tỷ đồng). Chi đạt thấp
là do tiến độ giải ngân nguồn kinh phí thường xuyên thực hiện các chương trình,
dự án, công trình chậm vì những tháng đầu năm phải thực hiện trình tự, thủ tục
chuẩn bị đầu tư. Một số dự án sử dụng nguồn vốn nước ngoài (vốn ODA) còn khó
khăn, vướng mắc, ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân.
Nhìn chung, tình hình thực hiện chi
ngân sách 6 tháng đầu năm 2023 không đạt so với bình quân dự toán giao; tuy
nhiên, đến nay các dự án, công trình đã hoàn thành các bước trình tự thủ tục đầu
tư và trong giai đoạn thực hiện giải ngân. Từ đó, ước thực hiện chi NSĐP năm
2023 là 11.465,02 tỷ đồng/11.755,03 tỷ đồng, đạt 97,53% dự toán. Trong đó, chi
đầu tư phát triển 2.560,81 tỷ đồng/2.641,61 tỷ đồng, đạt 96,94% dự toán Hội đồng
nhân dân tỉnh giao và bằng 95,57% dự toán Trung ương giao (2.679,61 tỷ đồng);
chi thường xuyên là 7.411,73 tỷ đồng5/7.125,04 tỷ đồng, đạt 104,02% dự toán Hội
đồng nhân dân tỉnh giao và bằng 104,64% dự toán Trung ương giao.
II. DỰ BÁO CÁC CHỈ
TIÊU KINH TẾ - XÃ HỘI 03 NĂM 2024 - 2026, CƠ CẤU THU, CHI VÀ KHUNG CÂN ĐỐI NGÂN
SÁCH TỔNG THỂ CỦA ĐỊA PHƯƠNG 03 NĂM 2024 - 2026
1. Dự báo các
chỉ tiêu kinh tế - xã hội đến năm 2025
- Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) bình
quân giai đoạn 2021 - 2025 (tại Kế hoạch số 16/KH-UBND ngày 05/02/2021 của Ủy
ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 -
2025) tăng 6,0%;
- GRDP bình quân đầu người đến
năm 2025 đạt 87,7 triệu đồng.
- Cơ cấu kinh tế: ngư, nông, lâm nghiệp
chiếm 30,1%; công nghiệp, xây dựng chiếm 32,4%; dịch vụ chiếm 33,8%; thuế nhập khẩu,
thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 3,7%.
- Tổng vốn đầu tư xã hội bình quân
hàng năm giai đoạn 2021 - 2025 chiếm từ 29,13% GRDP.
- Giải quyết việc làm bình quân giai
đoạn 2021 - 2025 khoảng 37.705 người/năm.
- Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều (theo chuẩn
mới) hàng năm giảm 0,6%.
- Tỷ lệ số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn
mới khoảng 80%.
2. Cơ cấu
thu, chi và khung cân đối ngân sách tổng thể của địa phương 03 năm 2024 - 2026
a) Thu ngân sách nhà nước
Dự kiến tổng thu NSNN trên địa bàn,
thu nội địa, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu và thu cân đối ngân sách theo sắc
thuế 03 năm 2024 - 2026 như Mẫu biểu số 02, 03 đính kèm.
b) Chi ngân sách địa
phương
* Chi đầu tư phát triển
- Trên cơ sở tình hình thực hiện các dự
án đầu tư năm 2023, Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025; tỉnh
Cà Mau xây dựng kế hoạch chi đầu tư phát triển 03 năm 2024 - 2026 phù hợp với định
hướng tiếp tục cơ cấu lại ngân sách và nợ công giai đoạn 2021 - 2030. Phân bổ kế
hoạch vốn đảm bảo phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công của tỉnh,
dự kiến nguồn vốn Trung ương hỗ trợ, dự toán nguồn thu tiền sử dụng đất, thu từ
hoạt động xổ số kiến thiết và kế hoạch giải ngân các dự án sử dụng vốn vay ODA,
vay ưu đãi nước ngoài Chính phủ vay về cho địa phương vay lại; đồng thời, tuân
thủ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh
về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công.
- Ưu tiên bố trí vốn để thanh toán nợ
đọng xây dựng cơ bản theo quy định tại khoản 4 Điều 101 Luật Đầu tư công và
hoàn trả các khoản vốn ứng trước ngân sách (nếu có). Bố trí đủ vốn cho các dự
án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo tiến độ được
cấp thẩm quyền phê duyệt. Dự án đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng nhưng
chưa bố trí đủ vốn; dự án chuyển tiếp dự kiến hoàn thành trong năm 2024 theo thời
gian bố trí vốn;
- Bố trí đủ vốn cho các nhiệm vụ chuẩn
bị đầu tư, nhiệm vụ quy hoạch và vốn đối ứng cho dự án sử dụng vốn ODA và vốn
vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực
hiện dự án theo hình thức đối tác công tư theo tiến độ được phê duyệt (PPP);
- Dự án chuyển tiếp thực hiện theo tiến
độ được phê duyệt; trong đó phấn đấu giảm thời gian thực hiện và bố trí vốn các
dự án nhóm A, nhóm B, nhóm C so với thời gian tối đa được phép quy định tại Điều
52 Luật Đầu tư công, sớm đưa công trình vào sử dụng, phát huy hiệu quả đầu tư;
- Bố trí đủ vốn cho các dự án trọng điểm,
kết nối có tác động liên vùng có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
nhanh, bền vững theo tiến độ được cấp thẩm quyền phê duyệt;
- Dự toán chi đầu tư phát triển ngân
sách tỉnh Cà Mau năm 2023 được Hội đồng nhân dân tỉnh giao 2.641,61 tỷ đồng. Dự
kiến bố trí chi đầu tư phát triển giai đoạn 2024 - 2026 chi tiết
theo Mẫu biểu số 04
đính kèm.
* Chi thường xuyên
- Xây dựng dự toán chi thường xuyên
theo từng lĩnh vực, đảm bảo ưu tiên bố trí chi trả đầy đủ các chế độ, chính
sách cho con người theo định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên theo Nghị quyết
của Hội đồng nhân dân tỉnh và các tiêu chuẩn, định mức, chế độ khác đã được cấp
có thẩm quyền ban hành. Đối với chi thường xuyên năm 2025 và năm 2026 xác định
tăng trên cơ sở khả năng tăng thu cân đối NSĐP được hưởng theo phân cấp.
- Dự toán chi thường xuyên năm 2023 đã
được Hội đồng nhân dân tỉnh giao là 7.120,52 tỷ đồng. Dự kiến bố trí chi thường
xuyên giai đoạn 2024 - 2026 chi tiết theo Mẫu biểu số 04 đính kèm.
c) Khung cân đối ngân sách tổng
thể địa phương 03 năm 2024 - 2026
Để đảm bảo cân đối ngân sách hàng năm
nhằm hoàn thành kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2024 - 2026, Ủy
ban nhân dân tỉnh Cà Mau xác định khung cân đối NSĐP 03 năm 2024 - 2026 như các
Mẫu biểu kèm
theo.
(Chi tiết theo các Mẫu biểu số 01,
02, 03, 04, 05, 06 ban hành kèm theo Thông tư số 69/2017/TT-BTC ngày 07/7/2017
của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
III. DỰ BÁO NHỮNG TÁC
ĐỘNG ĐẾN CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
TÀI CHÍNH - NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 03 NĂM 2024 - 2026
1. Dự báo những
tác động đến thu, chi ngân sách địa phương
a) Thu ngân sách nhà
nước
- Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh
giai đoạn 2024 - 2026 có nhiều chuyển biến tích cực, một số chỉ tiêu kinh tế cơ
bản đều đạt và vượt kế hoạch đề ra, cụ thể: Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân đạt
khá, giao động trong khoảng từ 7-8%/năm, giá cả thị trường ổn định, lạm phát được
kiềm chế; tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiếp tục trên đà tăng trưởng; tình
hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ phục hồi và tiếp tục
phát triển; nhiều cơ chế, chính sách thuế được sửa đổi, bổ sung, đã tháo gỡ kịp
thời những khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp mở rộng
quy mô sản xuất kinh doanh; kim ngạch xuất khẩu tăng... đó là nền tảng tạo nguồn
thu cho NSNN.
- Công tác thu NSNN được sự quan tâm,
chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh; sự
phối hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp; cùng với sự nỗ lực vượt
qua khó khăn, thách thức của cộng đồng doanh nghiệp và người nộp thuế, đã góp
phần quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh nhà. Bên cạnh đó, nhiều cơ chế, chính sách thuế được sửa đổi,
bổ sung đã tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, thúc đẩy
doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đóng góp ngày càng nhiều cho
NSNN.
- Theo dự báo, các dự án đầu tư hạ tầng
kinh tế - xã hội quan trọng của quốc gia tiếp tục được triển khai trên địa bàn
tỉnh Cà Mau như: Dự án Cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, các Dự án bất động sản, Dự án
đường ven biển đoạn đi qua tỉnh Cà Mau,... là yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế tạo nguồn thu cho NSNN.
- Bên cạnh những thuận lợi, kinh tế -
xã hội của tỉnh vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro; hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp chưa bền vững; thiên tai, tác động của biến đổi khí hậu, nước biển
dâng tác động không nhỏ đến đời sống sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh
nghiệp. Từ đó, đặt ra cho địa phương không ít khó khăn trong việc thực hiện dự toán
thu ngân sách.
- Ngành nghề công nghiệp sản xuất chế
biến của tỉnh đa số vẫn ở dạng sơ chế nên chưa tạo ra sản phẩm có giá trị gia
tăng cao, khó khăn trong việc tạo lợi thế cạnh tranh tại các thị trường trong
và ngoài nước. Đặc biệt, ngành chế biến thủy sản là ngành công nghiệp chủ lực của
tỉnh nhưng do tác động của các hình thái thời tiết cực đoan, ô nhiễm môi trường
phần nào ảnh hưởng tiêu cực đến vùng nuôi làm tác động đến nguồn cung nguyên liệu
đầu vào.
b) Chi ngân sách địa
phương
- Cà Mau là tỉnh chưa tự cân đối được
thu, chi ngân sách, hàng năm phải nhận trợ cấp cân đối tương đối lớn từ ngân
sách trung ương (gần 56%) để đảm bảo các nhiệm vụ chi, nên chưa thể chủ động
trong việc triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Do đặc thù, Cà Mau là tỉnh có địa
bàn rộng, sông ngòi dày đặc, nền đất yếu nên nhu cầu chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng
phục vụ phát triển kinh tế - xã hội là rất lớn; tuy nhiên, do mật độ dân cư có
tính phân tán cao, dân cư sinh sống rộng khắp, các đối tượng chính sách nhiều
nên nhu cầu chi cho con người chiếm tỷ trọng lớn để đảm bảo các nhiệm vụ chi
cho giáo dục, y tế, đảm bảo an sinh xã hội,.... Từ đó, ngân sách tỉnh gặp rất
nhiều khó khăn trong việc nâng dần tỷ lệ chi đầu tư phát triển và giảm tỷ lệ
chi thường xuyên.
- Tình trạng biến đổi khí hậu, thủy
triều dâng cao gây sạt lở bờ sông, công trình giao thông, ngập úng cục bộ kéo
dài trên hầu hết các tuyến đường trong nội ô và các đô thị trên địa bàn tỉnh, đặc
biệt là thành phố Cà Mau, gây khó khăn cho đời sống, sinh hoạt, sản xuất của
người dân, doanh nghiệp nên tỉnh phải bố trí nguồn lực khắc phục, đảm bảo cuộc
sống cho người dân ở vùng bị ảnh hưởng.
- Để tăng chi đầu tư phát triển của địa
phương thì nguồn thu từ xổ số kiến thiết và tiền sử dụng đất là rất quan trọng.
Tuy nhiên, dự toán nguồn thu từ xổ số kiến thiết mỗi năm đều tăng sát
với tình hình thực tế, trong khi nguồn thu tiền sử dụng đất thì không bền vững
vì quỹ đất giảm dần theo thời gian, dẫn đến trong tương lai tỷ lệ thu tiền sử dụng
đất sẽ giảm, ảnh hưởng đến việc tăng chi đầu tư phát triển của địa phương.
2. Các giải
pháp tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm 2024 - 2026
Căn cứ đánh giá tình hình kinh tế - xã
hội và những thách thức được dự báo cho giai đoạn 03 năm 2024 - 2026, để hoàn
thành kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm 2024 - 2026 của tỉnh, bên cạnh việc
nghiêm túc thực hiện các giải pháp chỉ đạo, điều hành của Trung ương thì cần tập
trung vào các giải pháp sau:
a) Thu ngân sách nhà
nước
- Tăng cường công tác phân tích, dự
báo, rà soát, xác định và đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến nguồn thu NSNN
trên địa bàn; triển khai thực hiện tốt các giải pháp điều hành của Chính phủ về
ổn định kinh tế vĩ mô; các ngành, các cấp tham mưu kịp thời cho Ủy ban nhân dân
tỉnh những giải pháp về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính nhằm tháo gỡ kịp
thời những khó khăn, tạo điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần
tăng thu NSNN.
- Tổ chức đánh giá, xác định cụ thể mức
độ ảnh hưởng của dịch bệnh đến từng ngành, từng lĩnh vực và từng người nộp thuế,
đảm bảo huy động tối đa nguồn thu vào NSNN.
- Tiếp tục đổi mới, đa dạng hoá các
hình thức tuyên truyền hỗ
trợ
người nộp thuế; đẩy mạnh công tác xã hội hóa hoạt động hỗ trợ người nộp thuế,
cung cấp dịch vụ công cho người nộp thuế một cách kịp thời, chính xác, đầy đủ,
tạo niềm tin của người nộp thuế vào cơ quan thuế, nâng cao hơn nữa nhận thức của
người nộp thuế trong kê khai, nộp thuế. Thực hiện tốt công tác quản lý thuế, hướng
dẫn người nộp thuế kê khai trung thực giá chuyển nhượng bất động sản trên hợp đồng
mua bán, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để phát hiện và xử lý nghiêm đối với
các hành vi khai sai, trốn thuế liên quan đến hoạt động chuyển nhượng bất động
sản.
- Triển khai đồng bộ các biện pháp quản
lý thuế; trong đó, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế,
trốn lậu thuế và đẩy mạnh công tác quản lý nợ đọng thuế; đồng thời, ngành Thuế
phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp thực hiện chống thất thu thuế theo Kế
hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin, hiện đại hoá phương thức khai, nộp, hoàn thuế... Đẩy mạnh thực hiện
chuyển đổi số, hiện đại hoá phương thức quản lý thu nộp ngân sách Nhà nước,
nâng cấp cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu đối với quản lý thu hiện đại ở tất cả
các khâu trong quản lý thuế.
- Thực hiện tốt các chính sách của
Chính phủ về những giải pháp tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô. Tiếp tục triển
khai có hiệu quả kế hoạch cải cách giai đoạn 2023 - 2026, đẩy mạnh tiến trình cải
cách hiện đại hoá công tác thuế theo đúng lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt; tổ chức triển khai kịp thời thủ tục hành chính thuế, quy trình nghiệp
vụ do Bộ Tài chính, Tổng Cục Thuế ban hành.
b) Chi ngân sách địa
phương
- Từng bước cơ cấu lại chi NSNN theo
hướng tăng dần tỷ trọng chi đầu tư phát triển, giảm dần tỷ trọng chi thường
xuyên gắn với đổi mới mạnh mẽ khu vực sự nghiệp công lập theo cơ chế tự chủ và
tinh giản bộ máy, biên chế theo đề án tinh giản biên chế đã được phê duyệt.
Tăng cường quản lý nợ công, đảm bảo an toàn và bền vững; thực hiện
nghiêm nguyên tắc vay bù đắp
bội chi NSNN chỉ được sử dụng để chi đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường
xuyên.
- Bảo đảm tính công khai, minh bạch và
công bằng trong việc lập kế hoạch chi đầu tư phát triển hàng năm; quản lý tập
trung, thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách; thực hiện phân cấp trong quản
lý đầu tư theo quy định của pháp luật, tạo quyền chủ động cho các cấp, các
ngành và nâng cao hiệu quả đầu tư. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá tiến
độ thực hiện các dự án, công trình; đối với những dự án, công trình chậm tiến độ
phải kịp thời điều chuyển vốn.
- Triệt để tiết kiệm NSNN, kiểm soát
chặt chẽ dự toán chi thường xuyên, nhất là kinh phí họp, hội nghị, hội thảo, tiếp
khách, đi công tác trong nước và ngoài nước. Kiên quyết dừng triển khai và thu
hồi các khoản kinh phí chi thường xuyên đã giao trong dự toán đầu năm nhưng đến
ngày 30 tháng 9 hàng năm chưa phân bổ hoặc đã phân bổ nhưng chưa triển khai thực
hiện, chưa phê duyệt dự toán, chưa tổ chức đấu thầu để bổ sung dự phòng ngân
sách.
- Thực hiện lộ trình tính giá dịch vụ
sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định tại Nghị định số
60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ; đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế tự
chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập, giảm mức hỗ trợ từ NSNN cho các đơn vị sự
nghiệp công lập.
- Tiếp tục cơ chế tiết kiệm 10% chi
thường xuyên (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp theo lương, các khoản có tính
chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ); nguồn tăng thu NSĐP
(bao gồm 70% tăng thu thực hiện so với dự toán và 50% tăng thu dự toán được Thủ
tướng Chính phủ giao) để bổ sung nguồn lực thực hiện cải cách chính sách tiền
lương.
IV. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG
THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 05 NĂM GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
Trên cơ sở ước thực hiện 03 năm
2021-2023, dự toán năm 2024 và kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm 2024 - 2026, tỉnh
Cà Mau đánh giá khả năng thực hiện kế hoạch 05 năm giai đoạn 2021 - 2025, cụ thể
như sau:
1. Thu, chi
ngân sách nhà nước
a) Thu ngân sách nhà
nước
Tổng thu NSNN trên địa bàn giai đoạn
2021 - 2023 là 16.076 tỷ đồng, bằng 44,90% so với kế hoạch 05 năm giai đoạn
2021 - 2025 (35.800 tỷ đồng). Trong đó: thu nội địa là 15.322 tỷ đồng, đạt
43,42% so với kế hoạch 05 năm (35.287 tỷ đồng); thu từ hoạt động xuất nhập khẩu
754 tỷ đồng, đạt 146,90% so với kế hoạch 05 năm (513 tỷ đồng).
Nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước còn lại giai đoạn 2021 - 2025 dự kiến là 19.724
tỷ đồng, bằng 55,10% so kế hoạch 05 năm giai đoạn 2021-2025 (35.800 tỷ đồng).
Trong đó, thu nội địa 19.965 tỷ đồng, bằng 39,49% so kế hoạch 05 năm (35.287 tỷ
đồng); thu từ hoạt động xuất nhập khẩu vượt so kế hoạch 05 năm là 241 tỷ đồng (513 tỷ
đồng).
* Khó khăn và
nguyên nhân ảnh hưởng đến
thu NSNN:
- Trong năm 2021 và những tháng đầu
năm 2022, nhiệm vụ thu ngân sách triển khai thực hiện trong bối cảnh dịch bệnh
Covid-19 xuất hiện, lây lan và bùng phát ngoài cộng đồng đã tác động rất lớn đến
nhiều mặt đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh Cà Mau. Thực hiện giãn cách xã hội
theo Chỉ thị số 15/CT-TTg, Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ để
phòng, chống dịch Covid-19; do đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt rất thấp, sản
lượng một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu giảm, kéo theo chỉ số sản xuất công
nghiệp giảm, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công chậm, số lượng doanh nghiệp
ngưng, nghỉ, giải thể tăng, nhiều ngành lĩnh vực thuế phát sinh đạt rất thấp và
giảm thu so cùng kỳ. Tình hình dịch bệnh đã tác động đến nhiều lĩnh vực sản xuất
kinh doanh và dịch vụ như: Các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu, hoạt động dịch
vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ thẩm mỹ, hoạt động vận tải,... Theo báo
cáo của ngành Thuế có trên 400 doanh nghiệp nghỉ kinh doanh và 200 doanh nghiệp
ngưng, tạm ngưng kinh doanh; đặc biệt dịch bệnh Covid-19 làm cho hoạt động sản
xuất kinh doanh bị ngưng trệ, tác động trực tiếp làm giảm thu ngân sách năm
2021 khoảng 1.000 tỷ đồng (Doanh nghiệp nhà nước địa phương giảm 20 tỷ; khu vực
ngoài quốc doanh giảm 120 tỷ, trong đó giảm từ miễn thuế hộ kinh doanh 65 tỷ đồng;
Thuế thu nhập cá nhân là 80 tỷ đồng; Lệ phí trước bạ giảm 60 tỷ đồng; phí lệ
phí giảm 20 tỷ đồng; tiền sử dụng đất giảm 130 tỷ đồng; xổ số kiến thiết giảm
430 tỷ đồng và thuế bảo vệ môi trường giảm 140 tỷ đồng).
- Bên cạnh đó, theo đánh giá của Ngành
Thuế trong năm 2022 thực hiện một số chính sách hỗ trợ người dân sau đại dịch
Covid-19 đã tác động trực tiếp đến kết quả thu ngân sách, cụ thể: thực hiện Nghị
định số 103/2021/NĐ-CP ngày 26/11/2021 của Chính phủ, làm giảm nguồn thu lệ phí
trước bạ 05 tháng (từ tháng 01/2022 đến tháng 5/2022) là 18 tỷ đồng; Nghị định
số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022
của Chính phủ quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số
43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình
phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, giảm 20% thuế giá trị gia tăng làm ảnh
hưởng giảm thu ngân sách là 51 tỷ đồng; Nghị quyết số 18/2022/UBTVQH15 về mức
thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn, thuế bảo vệ môi trường giảm
từ tháng 4/2022 đến tháng 7/2022 và Nghị quyết số 20/2022/UBTVQH15 về mức
thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn, thuế bảo vệ môi trường giảm
từ tháng 8/2022 đến tháng 12/2022, từ đó, làm ảnh hưởng giảm thu ngân sách năm
2022 là 294 tỷ đồng. Đặc biệt, giảm nguồn thu từ cụm Khí - Điện - Đạm từ năm
2022 là 1.100 tỷ đồng6, nguyên nhân do Tập đoàn dầu khí Việt
Nam chuyển khai thuế, nộp thuế về Hà Nội và Chi nhánh Tổng Công ty khí Việt Nam
khai thuế, nộp thuế về Thành phố Hồ Chí Minh.
Từ những khó khăn và nguyên nhân ảnh
hưởng đến thu ngân sách nhà nước được phân tích trên, thì dự kiến tổng thu ngân
sách nhà nước sẽ không đạt chỉ tiêu kế hoạch 05 năm giai đoạn 2021-2025.
b) Chi ngân sách địa
phương
Tổng chi ngân sách cân đối địa phương
giai đoạn 2021 - 2023 là 33.446 tỷ đồng. Trong đó: Chi cân đối ngân sách là
30.403 tỷ đồng, đạt 59,39% kế hoạch 05 năm giai đoạn 2021 - 2025 (51.196 tỷ đồng),
bao gồm: Chi đầu tư phát triển 8.590 tỷ đồng, bằng 52,46% kế hoạch 05 năm
(16.373 tỷ đồng); Chi thường xuyên 21.798 tỷ đồng, bằng 62,76% kế hoạch 05 năm
(34.730 tỷ đồng); chi trả nợ lãi các khoản do CQĐP vay 9,4 tỷ đồng, bằng 16,39%
kế hoạch 05 năm (57,6 tỷ đồng).
Trên cơ sở ước thực hiện 03 năm 2021 -
2023, kế hoạch năm 2024 - 2025 thì dự kiến tổng chi cân đối ngân sách địa
phương đến cuối giai đoạn 2021 - 2025 sẽ vượt kế hoạch đề ra.
2. Tình hình
thực hiện 03 Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG)
Kế hoạch vốn ngân sách Trung ương giai
đoạn 2021-2025 thực hiện 03 Chương trình MTQG được Ủy ban Thường vụ Quốc hội
phân bổ tại Nghị quyết số 517/NQ-UBTVQH15 ngày 22/5/2022; Quyết định số
652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Hội đồng nhân dân tỉnh thông
qua tại Nghị quyết số 05/2022/NQ-HĐND ngày 13/7/2022, Nghị quyết số
06/2022/NQ-HĐND ngày 13/7/2022, Nghị quyết số 07/2022/NQ-HĐND ngày 13/7/2022, Ủy
ban nhân dân tỉnh đã trình và được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua Nghị quyết
về bổ sung kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách trung ương và vốn đối
ứng NSĐP thực hiện 03 Chương trình MTQG vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn
2021-2025 tại Nghị quyết số 11/NQ-HĐND ngày 13/7/2022, Nghị quyết số 02/NQ-HĐND
ngày 07/4/2023.
Theo đó, tổng nguồn vốn thực hiện 03
Chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Cà Mau là 1.896,82 tỷ
đồng; trong đó, ngân sách trung ương bố trí là 861,93 tỷ đồng; NSĐP đối ứng là
1.034,89 tỷ đồng. Kết quả giải ngân giai đoạn 2021-2023 là 525,64 tỷ đồng, đạt
27,71 % so kế hoạch; trong đó, vốn ngân sách trung ương là 247,01 tỷ đồng, đạt
28,66 % so kế hoạch; vốn đối ứng NSĐP là 262,54 tỷ đồng, đạt 25,37 % so kế hoạch,
bao gồm:
- Chương trình MTQG phát triển kinh tế
- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là 177,06 tỷ đồng, trong
đó, ngân sách trung ương bố trí là 160,76 tỷ đồng; NSĐP bố trí 16,30 tỷ đồng. Kết
quả giải ngân giai đoạn 2021 - 2023 là 19,06 tỷ đồng, đạt 10,77% so kế hoạch;
trong đó, vốn ngân sách trung ương là 16,15 tỷ đồng, đạt 10,05% so kế hoạch; vốn
đối ứng NSĐP là 2,91 tỷ đồng, đạt 17,86% so kế hoạch.
- Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững
là 110,41 tỷ đồng, trong đó, ngân sách trung ương bố trí là 100,11 tỷ đồng;
NSĐP bố trí 10,30 tỷ đồng. Kết quả giải ngân giai đoạn 2021-2023 là 96,01 tỷ đồng,
đạt 86,96% so kế hoạch; trong đó, vốn ngân sách trung ương là 72,30 tỷ đồng, đạt
72,22 % so kế hoạch; vốn đối ứng NSĐP là 7,63 tỷ đồng, đạt 74,78% so kế hoạch.
- Chương trình MTQG xây dựng nông thôn
mới là 1.608,48 tỷ đồng, trong đó, ngân sách trung ương bố trí là 600,20 tỷ đồng
NSĐP bố trí 1.008,29 tỷ đồng. Kết quả giải ngân giai đoạn 2021-2023 là 410,56 tỷ
đồng, đạt 25,52% so kế hoạch; trong đó, vốn ngân sách trung ương là 158,56 tỷ đồng,
đạt 26,42% so kế hoạch; vốn đối ứng NSĐP là 252 tỷ đồng, đạt 24,99% so kế hoạch.
* Đánh giá thuận lợi,
khó khăn
Nhìn chung, quá trình triển khai thực
hiện các Chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh được kịp thời, tạo sự thống nhất,
xuyên suốt trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện từ tỉnh đến cơ sở. Kịp thời ban
hành các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn của tỉnh hỗ trợ
trong thực hiện các Chương trình MTQG; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và
quần chúng nhân dân trong việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế - xã hội
góp phần thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
Nhận thức của cán bộ và người dân về
Chương trình có nhiều chuyển biến tích cực; nhất là kết cấu hạ tầng có sự thay
đổi rõ nét so với trước khi xây dựng nông thôn mới; thu nhập của người dân được
nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm; cảnh quan môi trường nông thôn sáng - xanh - sạch
- đẹp với nhiều tuyến, điểm mẫu... bộ mặt nông thôn thật sự thay đổi và đang từng
bước trở thành những “Miền quê đáng sống”. Các chính sách hỗ trợ hộ nghèo từng
bước được chuyển sang hình thức hỗ trợ có điều kiện, hoàn trả một phần và có thời
hạn như chính sách hỗ trợ cho vay hộ nghèo làm nhà ở, chính sách hỗ trợ sản xuất,
tạo sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo..., nhằm bảo đảm công bằng trong thực
hiện chính sách, khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại và không muốn thoát nghèo.
Nguồn nhân lực trong vùng dân tộc thiểu
số đã được ưu tiên phát triển, số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ là người
dân tộc thiểu số được tăng cường; hệ thống chính trị cơ sở và khối đại đoàn kết
toàn dân tộc được củng cố hoạt động hiệu quả; an ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội trên địa bàn luôn ổn định. Bên cạnh đó, nhiều chương trình, chính
sách như: hỗ trợ về nhà ở, nước sinh hoạt, đất ở, đất sản xuất, hỗ trợ đào tạo
nghề, chuyển đổi ngành nghề và giải quyết việc làm, hỗ trợ trực tiếp bằng tiền, hỗ
trợ cho vay vốn với lãi suất ưu đãi... đã được các cấp, các ngành chỉ đạo triển
khai thực hiện khá quyết liệt; đã kịp thời tháo gỡ những khó khăn, những yêu cầu
cấp thiết về điều kiện sống, điều kiện sinh hoạt của một bộ phận đồng bào dân tộc
thiểu số nghèo, đời sống khó khăn tại các địa phương, giúp họ tạo ra được nguồn
thu nhập, từng bước ổn định cuộc sống và vươn lên thoát nghèo.
Bên cạnh thuận lợi, vẫn còn một số khó
khăn nhất định như: một số địa phương còn lúng túng, thụ động trong chỉ đạo,
xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện chậm nên hiệu quả chưa cao, chưa sát thực
tế; một số cấp ủy đảng, chính quyền địa phương chưa năng động, sáng tạo, có tâm
lý trông chờ cấp trên; chưa thể hiện quyết tâm chính trị cao trong việc đặt ra
mục tiêu. Vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể, cơ quan, đơn vị ở
một số nơi trong tuyên truyền, thực hiện chưa thường xuyên, thiếu hiệu quả.
Công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị có lĩnh vực chưa chặt chẽ, nhịp
nhàng; một số sở, ngành cấp tỉnh chưa thật sự chủ động trong quá trình hướng dẫn
cấp huyện, xã thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của các Chương trình MTQG trên địa bàn phụ
trách. Ban Chỉ đạo và bộ máy giúp việc ở cơ sở hầu hết là hoạt động kiêm nhiệm
nên thiếu tính ổn định, chất lượng tham mưu còn hạn chế; công tác chỉ đạo, theo
dõi địa bàn, kiểm tra, giám sát của một số cơ quan, đơn vị được phân công chưa
thường xuyên, hiệu quả thấp.
* Mục tiêu, nhiệm vụ,
khả năng thực hiện kế hoạch 05 năm giai đoạn 2021-2025
- Chương trình MTQG xây dựng nông thôn
mới: Theo mục tiêu đề ra đến năm 2025, tỉnh phấn đấu: có từ 80,5% trở lên số xã
đạt chuẩn nông thôn mới (66/82 xã); có khoảng 30% xã đạt chuẩn nông thôn mới
nâng cao (20 xã), có ít nhất 10% xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (02 xã) và
không còn xã đạt dưới 15 tiêu chí; tiếp tục xây dựng nông thôn mới nâng cao đối
với các xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; thu nhập bình quân của
người dân nông thôn tăng ít nhất 1,5 lần so với năm 2020. Phấn đấu có thêm 02
huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số có 03/9 huyện, thành
phố; có từ 60% số ấp thuộc các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải
đảo được công nhận nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
- Chương trình MTQG phát triển kinh tế
- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Khai thác tiềm năng, lợi
thế của các địa phương trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đổi mới sáng tạo,
đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; giảm nghèo nhanh, bền vững,
thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập bình quân của vùng dân tộc thiểu
số so với bình quân chung của cả tỉnh; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết
các dân tộc, nâng cao niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng và Nhà nước.
- Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững:
Triển khai thực hiện chính sách đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, tác động
theo nhóm đối tượng, nguyên nhân nghèo; thực hiện tốt các chính sách người có
công với cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số và từng bước thu hẹp khoảng cách
về mức sống của nhân dân giữa người khá, giàu và người nghèo, giữa thành thị và
nông thôn.
Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo, quy định
của trung ương, tỉnh Cà Mau tiếp tục chỉ đạo các sở, ban, ngành, đơn vị, địa
phương theo chức năng, nhiệm vụ có liên quan chủ động xây dựng kế hoạch, phương
án cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ được giao, gắn với nghị quyết, chương
trình, đề án, kế hoạch của từng ngành, từng cấp chính quyền từ tỉnh đến cơ sở,
phù hợp với điều kiện, bối cảnh mới ở từng thời điểm; kịp thời rà soát, bổ
sung, điều chỉnh nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện, đảm bảo hoàn thành các chỉ
tiêu, tiêu chí, giải ngân nguồn vốn của 03 Chương trình MTQG giai đoạn 2021 -
2025.
3. Tình hình
thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025
Công tác quản lý, điều hành Kế hoạch đầu
tư công hằng năm luôn được Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau quan tâm chỉ đạo thực hiện;
nhiệm vụ của các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các chủ
đầu tư được chỉ đạo cụ thể hóa tại các Chương trình hành động hằng năm, trong
đó đã xác định cụ thể các nhiệm vụ, giải pháp, các mốc thời gian giải ngân vốn đầu
tư công hằng năm đạt được theo từng quý và phân công các Phó Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh theo dõi, thành lập các Tổ công tác kiểm tra, đôn đốc đẩy nhanh
tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án lớn, trọng điểm của tỉnh. Bên cạnh đó,
Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau cũng đã chỉ đạo, đôn đốc các sở, ban, ngành, Ủy ban
nhân dân các huyện, thành phố và các chủ đầu tư thực hiện các giải pháp đẩy mạnh
tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công hằng năm tại các Phiên họp kinh
tế - xã hội hàng tháng, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc thực hiện.
Trên cơ sở Kế hoạch đầu tư công trung
hạn giai đoạn 2021 - 2025 và kế hoạch đầu tư công hằng năm giai đoạn 2021 - 2023 đã
được Thủ tướng Chính phủ giao, Hội đồng nhân dân tỉnh đã thông qua, Ủy ban nhân
dân tỉnh đã giao chi tiết kế hoạch vốn cho từng dự án, công trình để chủ động
triển khai thực hiện ngay từ tháng 12 của năm trước đó. Kế hoạch đầu tư công hằng
năm giai đoạn 2021 - 2023 đã phân bổ 11.954,0 tỷ đồng, bằng 54,2% (22.066,80 tỷ
đồng); giai đoạn 2021 - 2023 đã giải ngân và dự kiến giải ngân 11.161,59 tỷ đồng,
bằng 93,4% kế hoạch vốn. Tỷ lệ đã giải ngân và dự kiến giải ngân 03 năm
2021-2023 như nêu trên là tương đối cao nhưng chưa đạt theo mục tiêu đã được Thủ
tướng Chính phủ giao (tỷ lệ giải ngân đạt từ 95% - 100%).
Đối với kế hoạch đầu tư công hằng năm
giai đoạn 2024 - 2025, tỉnh Cà Mau sẽ phân bổ hết theo kế hoạch đầu tư công
trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 và kế hoạch đầu tư công hằng năm giai đoạn 2024
- 2025 được Thủ tướng Chính phủ giao, Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua theo
đúng quy định và phấn đấu giải ngân kế hoạch vốn đạt tỷ lệ từ 95% -100% theo mục
tiêu đã được Thủ tướng Chính phủ giao.
Trên đây là Kế hoạch tài chính - ngân
sách nhà nước 03 năm 2024 - 2026 của tỉnh Cà Mau, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau gửi
đến Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Kiểm toán nhà nước khu vực V, Hội đồng
nhân dân tỉnh theo quy định (gửi kèm theo các mẫu biểu)./.
Nơi nhận:
-
Bộ
Tài chính (b/c);
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư (b/c);
- Kiểm toán nhà nước khu vực V (b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (b/c);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Cục Thuế tỉnh;
- Sở Tài chính (20 bộ);
- Sở Kế hoạch và Đầu tư;
- UBND các huyện, thành phố;
- Cổng TTĐT tỉnh;
-
Lưu:
VT, KT
(M11) (01b).
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lâm Văn Bi
|