Kế hoạch 1871/KH-TTCP năm 2017 về tổng kết 03 năm thực hiện Luật Tiếp công dân do Thanh tra Chính phủ ban hành

Số hiệu 1871/KH-TTCP
Ngày ban hành 27/07/2017
Ngày có hiệu lực 27/07/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thanh tra Chính phủ
Người ký Phan Văn Sáu
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

THANH TRA CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1871/KH-TTCP

Nội, ngày 27 tháng 07 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

TỔNG KẾT 3 NĂM THỰC HIỆN LUẬT TIẾP CÔNG DÂN

Luật tiếp công dân đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 25/11/2013 và có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2014. Để đánh giá những thuận lợi, khó khăn, bất cập của Luật tiếp công dân, theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ xây dựng Kế hoạch tổng kết 3 năm thực hiện Luật tiếp công dân như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Đánh giá khách quan, toàn diện thực tiễn 3 năm thực hiện Luật tiếp công dân, qua đó xác định những kết quả đạt được, những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của hạn chế, bất cập trong tổ chức thi hành Luật tiếp công dân.

b) Đề xuất, kiến nghị các giải pháp để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, bất cập; kiến nghị Quốc hội, Chính phủ sửa đổi Luật tiếp công dân và những văn bản pháp luật có liên quan nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tiếp công dân (nếu cần thiết).

2. Yêu cầu

a) Việc tổng kết phải được thực hiện nghiêm túc, khách quan và toàn diện trên phạm vi toàn quốc, triển khai đến từng Bộ, ngành và các địa phương; bảo đảm tiến độ, hiệu quả, tiết kiệm.

b) Nội dung tng kết phải thiết thực, phản ánh đúng thực tế; dựa trên kết quả đánh giá, tổng kết của bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức có liên quan, đồng thời tham khảo ý kiến đánh giá của công dân, tổ chức.

II. PHẠM VI, NỘI DUNG TỔNG KẾT

1. Phạm vi tổng kết

Tổng kết, đánh giá các quy định của Luật tiếp công dân và thực tiễn 3 năm thực hiện kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2014 đến ngày 01 tháng 7 năm 2017 trong phạm vi cả nước.

2. Nội dung tổng kết

Tổng kết thực hiện Luật tiếp công dân tập trung vào các nội dung cơ bản sau:

- Tình hình triển khai thực hiện Luật (công tác chỉ đạo của lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương; xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai; ban hành văn bản quy định chi tiết và hưng dẫn thi hành, việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định...);

- Tình hình công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh và kết quả xử lý đơn khiếu nại, t cáo, kiến nghị, phản ánh từ khi Luật tiếp công dân có hiệu lực thi hành.

- Đánh giá tình hình, kết quả của hoạt động tiếp công dân và những thuận lợi, hạn chế khó khăn trong việc thực hiện các quy định của Luật tiếp công dân:

+ Về quyền, nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; trách nhiệm của người tiếp công dân.

+ Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và hiệu quả hoạt động của Ban tiếp công dân các cấp.

+ Trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan nhà nước trong việc tiếp công dân; trách nhiệm của cán bộ tiếp công dân thường xuyên.

+ Hoạt động tiếp công dân trong trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung.

+ Hoạt động phân loại và xử lý khiếu nại, to cáo, kiến nghị, phản ánh trong quá trình tiếp công dân.

+ Các điều kiện đảm bảo cho hoạt động tiếp công dân.

- Đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật tiếp công dân.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Đối với Bộ, ngành Trung ương

Các Bộ, cơ ngang ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tiến hành tng kết đánh giá việc thực hiện Luật tiếp công dân theo Đ cương tng kết và các biu số liệu kèm theo Kế hoạch này. Xây dựng Báo cáo tng kết theo Đ cương gửi về Thanh tra Chính phủ (hoàn thành trước ngày 15/10/2017).

[...]