Kế hoạch 187/KH-UBND năm 2015 triển khai Chiến lược Quốc gia phòng, chống lao đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Số hiệu 187/KH-UBND
Ngày ban hành 07/05/2015
Ngày có hiệu lực 07/05/2015
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Tĩnh
Người ký Nguyễn Thiện
Lĩnh vực Thể thao - Y tế,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 187/KH-UBND

Hà Tĩnh, ngày 07 tháng 05 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

TriỂn khai ChiẾn lưỢc QuỐc gia phòng, chỐng lao đẾn năm 2020 và tẦm nhìn đẾn năm 2030, trên đỊa bàn tỈnh Hà Tĩnh

Thực hiện Quyết định số 374/QĐ-TTg ngày 17 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Quốc gia phòng, chống lao đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai Chiến lược trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh gồm các nội dung sau:

I. TÌNH HÌNH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG BỆNH LAO TỈNH HÀ TĨNH

1. Tình hình, đặc điểm chung

Hà Tĩnh là tỉnh thuộc tỉnh Bắc Trung Bộ có dân số gần 1.300.000 người, mặc dù không có số liệu điều tra đánh giá chỉ số dịch tễ lao, nhưng qua triển khai hoạt động phòng, chống lao (PCL) có thể nhận định tình hình mắc bệnh lao ở Hà Tĩnh khá cao; trong giai đoạn 2006 - 2010, bình quân mỗi năm Chương trình phòng, chống lao (CTCL) Hà Tĩnh đã phát hiện 1.435 bệnh nhân lao (BN) các thể, trong đó bệnh nhân lao phổi AFB(+) là 743; tỷ lệ phát hiện bệnh lao các thể là 111/100.000 dân.

Trong giai đoạn 2010 - 2014 bình quân mỗi năm Hà Tĩnh phát hiện 1.277 BN lao các thể (tỷ lệ 98/100.000 dân), xu hướng phát hiện có chiều hướng giảm dần. Nhưng nếu căn cứ vào chỉ số dịch tễ của WHO và CTCLQG đưa ra tỷ lệ mắc lao mới hiện nay là 147/100.000 dân, thì Hà Tĩnh có hơn 1.800 người mắc lao mới và khoảng 250 người tử vong do lao (20/100.000 dân). Tình hình mắc lao ở người trẻ tuổi có chiều hướng gia tăng phản ánh tình trạng nguồn lây trong cộng đồng còn nhiều, vấn đề lao/HIV, lao kháng thuốc cũng rất đáng lo ngại.

Tỷ lệ tử vong do bệnh lao hiện nay là 0,96 % trong tổng số bệnh nhân lao phát hiện được (số liệu tính bình quân từ năm 2010-2014).

2. Mạng lưới phòng chống lao

- Tuyến tỉnh: Bệnh viện Lao và Bệnh phổi có qui mô 100 giường bệnh làm nhiệm vụ khám chữa bệnh (KCB) vừa làm nhiệm vụ phòng, chống lao; là cơ quan thường trực quản lý, tham mưu chỉ đạo hoạt động CTCLQG trên địa bàn tỉnh; tổng số cán bộ, viên chức trong đơn vị là 89 người, trong đó 60 người làm chuyên môn y dược (có 14 bác sỹ, 06 người có trình độ trên đại học), 29 người làm ngành nghề khác; có 7 khoa, 5 phòng chức năng, trong đó Phòng chỉ đạo tuyến (CĐT) có 07 người (có 05 người kiêm nhiệm).

- Tuyến huyện: Mỗi huyện thành lập Tổ chống lao có 03 người làm chuyên môn trong đó 01 bác sỹ làm tổ trưởng, 01 bác sỹ hoặc điều dưỡng chuyên trách và 01 kỹ thuật viên xét nghiệm, tổ chống lao hiện nay trực thuộc Bệnh viện đa khoa tuyến huyện; năm 2012 thành lập thêm Tổ chống lao Trại giam Xuân Hà (Cục VIII - Bộ Công an).

- Tuyến xã: Mỗi xã, phường, thị trấn có một cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm quản lý hoạt động PCL trên địa bàn.

- Hoạt động PCL tại cơ sở được lồng ghép vào hoạt động y tế chung.

3. Kết quả hoạt động phòng, chống lao giai đoạn 2010 - 2014

(Phụ lục kèm theo)

4. Những tồn tại, hạn chế

- Tỷ lệ phát hiện bệnh nhân lao vẫn còn thấp so với số BN lao hiện có trong cộng đồng, còn thấp so với chỉ tiêu đề ra 98/100.000 dân;

- Chất lượng quản lý, điều trị bệnh nhân lao chưa đều, nhất là tuyến cơ sở; một số đơn vị xét nghiệm theo dõi đánh giá kết quả điều trị chưa đúng qui trình, chất lượng giám sát chưa cao, kinh phí giám sát từ tuyến huyện xuống xã chưa có;

- Hoạt động xét nghiệm phục vụ phát hiện chẩn đoán chỉ mới dừng lại ở kỹ thuật truyền thống (kỹ thuật xét nghiệm đờm và chụp X quang), chưa phát triển được kỹ thuật mới;

- Nguồn nhân lực cho công tác PCL ở các tuyến còn yếu, biến động nhiều;

- Công tác truyền thông PCL chưa đáp ứng yêu cầu, sự tham gia của các tổ chức chính trị xã hội với công tác PCL còn hạn chế;

- Việc triển khai hoạt động lồng ghép Lao - HIV tại một số huyện, thành phố, thị xã còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu;

- Hoạt động phối hợp công tư hiệu quả còn thấp, nhiều cơ sở y tế tư nhân không muốn tham gia phối hợp hoạt động PCL;

- Cập nhật thông tin, thống kê, báo cáo CTCL một số đơn vị làm chưa kịp thời, đầy đủ, đúng quy định làm ảnh hưởng đến tiến độ tổng hợp báo cáo chung của tỉnh;

- Nguồn kinh phí được cấp chủ yếu là từ Chương trình MTQG, chỉ đáp ứng được các hoạt động thiết yếu của chương trình; thiếu kinh phí cho các hoạt động: Truyền thông, đào tạo, tập huấn, giám sát hỗ trợ, giao ban...đặc biệt là thiếu kinh phí đầu tư mua sắm trang thiết bị kỹ thuật mới. Chưa có kinh phí đối ứng của tỉnh.

5. Thuận lợi, khó khăn và thách thức trong công tác PCL

2.1. Thuận lợi:

- Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 374/QĐ-TTg ngày 17 tháng 3 năm 2014 về việc phê duyệt Chiến lược Quốc gia phòng, chống lao đến năm 2020 và tầm nhìn 2030; sự chỉ đạo của Bộ Y tế, của cấp ủy chính quyền các cấp và Sở Y tế; sự tham gia của các tổ chức đoàn thể;

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ