Kế hoạch 185/KH-UBND năm 2021 thực hiện Quyết định 1659/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực phòng vệ thương mại trong bối cảnh tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới” trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

Số hiệu 185/KH-UBND
Ngày ban hành 07/12/2021
Ngày có hiệu lực 07/12/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hưng Yên
Người ký Nguyễn Hùng Nam
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 185/KH-UBND

Hưng Yên, ngày 07 tháng 12 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 1659/QĐ-TTG NGÀY 02/10/2021 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “NÂNG CAO NĂNG LỰC PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI TRONG BỐI CẢNH THAM GIA CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN

Thực hiện Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 02/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực phòng vệ thương mại trong bối cảnh tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới” (gọi tắt là Quyết định số 1659/QĐ-TTg), Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1659/QĐ-TTg với những nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nâng cao nhận thức, năng lực về phòng vệ thương mại của cán bộ, công chức, hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp và đội ngũ tư vấn pháp lý.

- Nâng cao năng lực, hiệu quả cho các chủ thể trong quá trình tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, như: Hiệp định thương mại tự do CPTPP, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định thương mại tự do - liên minh kinh tế Á Âu (EAEUFTA)... bảo đảm thực hiện nghiêm túc các cam kết của các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết.

- Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan Trung ương và địa phương nhằm tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, để bảo vệ các ngành sản xuất trong nước phù hợp với các cam kết và luật pháp quốc tế.

- Nội dung của phòng vệ thương mại được đưa vào các chương trình, chiến lược, chính sách phát triển các ngành sản xuất trọng điểm của tỉnh.

2. Yêu cầu

- Các đơn vị có liên quan được giao nhiệm vụ bám sát các văn bản quy phạm pháp luật về phòng vệ thương mại để triển khai, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện để có giải pháp tốt nhất bảo vệ lợi ích của các ngành sản xuất và xuất khẩu hàng hóa.

- Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan trong lĩnh vực phòng vệ thương mại, trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ ở các sở, ngành, địa phương trong việc sử dụng và ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại. Tăng cường hợp tác quốc tế, chủ động tham gia xây dựng các quy định về phòng vệ thương mại, giải quyết tranh chấp về phòng vệ thương mại trong khuôn khổ Tổ chức thương mại thế giới và các hiệp định thương mại tự do, hỗ trợ tích cực, hiệu quả cho các doanh nghiệp sản xuất trong tỉnh.

II. NỘI DUNG TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ CỤ THỂ

1. Thực hiện triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về phòng vệ thương mại

Tiếp tục thực hiện Quyết định số 824/QĐ-TTg ngày 04/7/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ”; Nghị quyết số 119/NQ-CP ngày 31/12/2019 của Chính phủ về một số biện pháp cấp bách nhằm tăng cường quản lý nhà nước về phòng chống gian lận xuất xứ, chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp. Triển khai kịp thời các các văn bản quy phạm pháp luật về phòng vệ thương mại của Trung ương đã được ban hành đáp ứng với tình hình thực tiễn, đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng khi tham gia các hiệp định thương mại tự do, bảo vệ sản xuất trong nước và lợi ích người tiêu dùng

2. Đẩy mạnh công tác đào tạo, tuyên truyền về phòng vệ thương mại

2.1. Công tác thông tin, tuyên truyền

Tăng cường cung cấp thông tin dự báo về thị trường xuất nhập khẩu, thị trường trong nước của cơ quan nhà nước. Đặc biệt là thông tin về các đối tượng có nguy cơ bị điều tra về phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp một số ngành hàng, như: dệt may, giày, dép, máy móc, thiết bị, phụ tùng, sản phẩm bằng plastic, gỗ dán từ nguyên liệu, thép, sản phẩm ống đồng...

2.2. Công tác đào tạo, tập huấn về phòng vệ thương mại

Chú trọng và nâng cao chất lượng đào tạo, tập huấn, hội thảo cho cán bộ thuộc cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp trong một số lĩnh vực phòng vệ thương mại, như: Chống bán phá giá, chống trợ cấp, các biện pháp tự vệ, chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, điều kiện áp dụng các biện pháp phòng vệ, thủ tục áp dụng các biện pháp phòng vệ, chống gian lận xuất xứ hàng hóa... bảo đảm các doanh nghiệp và cán bộ quản lý nhà nước hiểu rõ, hiểu đúng, từ đó giúp việc thực thi các biện pháp phòng vệ thương mại trong các Hiệp định thương mại tự do đã được ký kết được đầy đủ và hiệu quả. Hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao nhận thức và khả năng tuân thủ, ứng phó với các vụ kiện do nước ngoài điều tra cũng như chủ động sử dụng công cụ phòng vệ thương mại để bảo vệ sản xuất trong nước phù hợp với các quy định của pháp luật và phù hợp với thông lệ, luật pháp quốc tế.

3. Triển khai công tác phối hợp quản lý của các sở, ban, ngành và các đơn vị có liên quan trong lĩnh vực phòng vệ thương mại

3.1. Tăng cường nguồn lực và các biện pháp chủ động nắm bắt tình hình, lập Kế hoạch cụ thể kiểm tra giám sát hàng hóa xuất, nhập khẩu, quá cảnh dựa trên thông tin kê khai của người khai hải quan, chứng từ thuộc hồ sơ hải quan và kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa để tổng hợp đánh giá thông tin xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi thông quan; nâng cao năng lực theo dõi, cảnh báo, ứng phó đối với những mặt hàng tăng trưởng nóng, đột biến trong xuất khẩu, nhập khẩu và hàng hóa nhập khẩu được bán lưu thông trên thị trường trong tỉnh có dấu hiệu được trợ cấp hoặc bán phá giá.

3.2. Phối hợp với các đơn vị liên quan của Bộ Công Thương khi xây dựng tài liệu về các chương trình, chính sách thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tỉnh có nguy cơ bị nước ngoài điều tra phòng vệ thương mại.

3.3. Triển khai thực hiện hệ thống chỉ tiêu, phạm vi thông tin, dữ liệu và thực hiện kết nối, trao đổi thông tin dữ liệu hải quan và dữ liệu về phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất nhập khẩu có liên quan đến biện pháp phòng vệ thương mại theo lộ trình của Tổng cục Hải quan; triển khai áp dụng cơ chế cho phép các ngành sản xuất của tỉnh tiếp cận dữ liệu hải quan không định danh tuân thủ theo quy định pháp luật theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, đặc biệt là các ngành công nghiệp nền tảng, có tác động quan trọng đến phát triển kinh tế - xã hội.

4. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng vệ thương mại

Thường xuyên liên hệ với các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại thị trường các nước tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTAs) thế hệ mới để thu thập thông tin như: Các chương trình trợ cấp, hỗ trợ sản xuất trong nước mà các đối tác thương mại đang áp dụng trong quá trình thực thi các FTA; hàng hóa có dấu hiệu được trợ cấp hoặc bán phá giá được xuất khẩu sang Việt Nam; phối hợp với các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài trong các vụ việc nước ngoài điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của tỉnh.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Đối với các sở, ban, ngành cấp tỉnh: Chủ động sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên đã giao trong dự toán hàng năm, kinh phí lồng ghép với các chương trình, kế hoạch... được giao thực hiện và nguồn huy động hợp pháp khác để triển khai các nhiệm vụ giao tại Kế hoạch.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ