Kế hoạch 185/KH-UBND năm 2021 về phục hồi và tăng trưởng kinh tế - xã hội thành phố trong bối cảnh thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 do thành phố Đà Nẵng ban hành

Số hiệu 185/KH-UBND
Ngày ban hành 26/10/2021
Ngày có hiệu lực 26/10/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Đà Nẵng
Người ký Lê Trung Chinh
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 185/KH-UBND

Đà Nẵng, ngày 26 tháng 10 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

VỀ VIỆC PHỤC HỒI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ TRONG BỐI CẢNH THÍCH ỨNG AN TOÀN, LINH HOẠT, KIỂM SOÁT HIỆU QUẢ DỊCH COVID-19

I. TÌNH HÌNH PHÒNG, CHỐNG DỊCH VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2021

1. Tình hình phòng, chống dịch COVID-19

a) Tình hình dịch tại Việt Nam

Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam đã trải qua 4 đợt dịch với quy mô, địa bàn và mức độ lây lan qua mỗi đợt đều có xu hướng phức tạp hơn. Đến nay, đã có 864.053 ca nhiễm, đứng thứ 40/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 154/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 8.775 ca nhiễm). Đạt dịch thứ tư (từ ngày 27.4.2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 859.372 ca, trong đó có 789.027 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh. Tổng số ca tử vong do COVTD-19 tại Việt Nam tính đến nay là 21.194 ca, chiếm tỷ lệ 2,4% so với tổng số ca nhiễm. So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 134/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 29/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Đến nay, tình hình dịch cơ bản được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên, một số tỉnh, thành vẫn có các ca nhiễm cộng đồng không rõ nguồn lây, tiềm ẩn nguy cơ dịch bùng phát trở lại và lây lan trên diện rộng tại bất cứ khi nào, ở bất cứ đâu.

b) Tại thành phố Đà Nẵng

Năm 2021, thành phố ghi nhận ca mắc COVID-19 đầu tiên vào ngày 03/5/2021. Tính đến ngày 21/10/2021, thành phố đã ghi nhận 4.942 ca mắc.

Hiện nay dịch bệnh tại thành phố Đà Nẵng cơ bản đã được kiểm soát, do phân tích, đánh giá đúng tình hình, thực hiện quyết liệt các biện pháp kiểm soát dịch bệnh và thực hiện giãn cách xã hội đúng thời điểm. Tỷ lệ mắc mới tại cộng đồng hên 100.000 dân và tỷ lệ ca mắc trong cộng đồng trên số mẫu xét nghiệm có xu hướng giảm theo thời gian trong 3 tuần gần đây. Từ ngày 30/9/2021, thành phố cho phép từng bước mở lại các hoạt động xã hội với những biện pháp đảm bảo an toàn phòng, chống dịch theo quy định; ngày 15/10/2021, căn cứ Nghị quyết số 128/NĐ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ và Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 của Bộ Y tế, thành phố tạm thời đánh giá 56/56 xã, phường ở cấp độ có địch cấp 2 và tiếp tục cho phép mở lại các hoạt động phục vụ đời sống nhân dân tương ứng với cấp độ dịch theo quy định.

Tính đến ngày 21/10/2021, thành phố tiếp nhận 1.007.856 liều vắc xin phòng COVID-19 theo nhà sản xuất; đã tiêm 993,618 mũi tiêm; trong đó 854.108 người tiêm mũi 1 (đạt tỷ lệ 97,6% người trên 18 tuổi) và 139.510 người tiêm mũi 2 (đạt tỷ lệ 15,9% người trên 18 tuổi).

Hiện nay, thành phố đã có đầy đủ nhân lực, trang thiết bị, phương tiện điều trị với kịch bản 4.000-5.000 bệnh nhân COVID-19 theo tháp điều trị 3 tầng1; trong đó sẵn sàng thu dung điều trị 2000-2500 F0, 150 ca bệnh nặng và nguy kịch và đang chuẩn bị bổ sung thêm 2000 giường bệnh điều trị F0 và 100 giường bệnh điều trị bệnh nặng và nguy kịch. Ngoài ra, thành phố triển khai xây dựng kế hoạch thành lập trạm y tế lưu động tại 56 xã, phường và chuẩn bị các điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất... phục vụ công tác thu dung, điều trị.

2. Tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm 2021

Với việc thực hiện các quy định giãn cách xã hội và một số biện pháp cấp bách để tập trung ưu tiên cho công tác phòng, chống dịch với phương châm sức khỏe, tính mạng người dân là “trên hết, trước hết”, kinh tế thành phố gần như đóng băng trong quý III/2021. Đây cũng là tình trạng chung của nhiều địa phương trong đợt dịch lần này. Tuy nhiên, nhờ sự phục hồi khả quan trong 6 tháng đầu năm 2021, nến mặc dù tăng trưởng kinh tế quý III giảm sâu, nhưng tính chung 9 tháng, GRDP thành phố Đà Nẵng giảm nhẹ ở mức 1,18% so với cùng kỳ năm 2020 (6 tháng đầu năm tăng 4,7%; quý III giảm 13%). Một số ngành kinh tế chủ lực của thành phố 9 tháng giảm so với cùng kỳ, cụ thể:

- Doanh thu dịch vụ lưu trú và lữ hành giảm 31,3% so với cùng kỳ năm 2020; doanh thu vận tải, kho bãi, bưu chính và chuyển phát giảm 3,5%; chỉ số sản xuất công nghiệp (UP) giảm 4,16%; riêng doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 43.066 tỷ đồng, tăng 5,6%; kim ngạch xuất khẩu ước đạt 1.306 triệu USD, tăng 14,9%.

- Trong 9 tháng đầu năm: (1) thành phố đã cấp Quyết định chủ trương đầu tư cho 16 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn 2.371,8 tỷ đồng, trong đó: có 03 dự án ngoài khu công nghiệp, tổng vốn đầu tư 1.827,4 tỷ đồng và 13 dự án trong các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, tổng vốn đầu tư 544,4 tỷ đồng2; (2) cấp mới 29 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký 149,1 triệu USD3; cấp mới giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho 2.672 doanh nghiệp, chi nhánh và văn phòng đại diện, tổng vốn điều lệ đăng ký đạt 13.596 tỷ đồng; giảm 13,4% về số doanh nghiệp và giảm 18,2% về số vốn so với cùng kỳ 2020; hoàn tất thủ tục giải thể cho 542 doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc và có 2.297 doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc tạm ngừng hoạt động và 1.422 doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc quay trở lại hoạt động (tăng 49,6% so với cùng kỳ 2020).

- 9 tháng đầu năm, giải ngân vốn đầu tư công theo dự toán năm 2021 đạt 3.682,97 tỷ đồng, đạt 53,1% kế hoạch Trung ương giao và 39% HĐND thành phố giao (cùng kỳ năm 2020 đạt 40,7%). Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn 9 tháng ước đạt 22.908 tỷ đồng, giảm 12,3% so với cùng kỳ 2020.

- Tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 15.167,2 tỷ đồng, bằng 69,7% dự toán HĐND thành phố giao.

3. Dự kiến lộ trình áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch và triển khai các hoạt động kinh tế - xã hội

Căn cứ Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” của Chính phủ, Hướng dẫn số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 của Bộ Y tế và Kế hoạch phòng, chống dịch của thành phố, thành phố đã áp dụng biện pháp phòng, chống dịch và triển khai các hoạt động kinh tế - xã hội theo cấp độ 2 từ ngày 16/10/2021, sau đó dự kiến sẽ chuyển sang áp dụng cấp độ 1 từ tháng 01/2022. Trường hợp diễn biến dịch xấu hơn so với dự kiến của ngành Y tế, tùy vào đánh giá mức độ nguy cơ, thành phố sẽ chuyển sang áp dụng trạng thái phòng chống dịch ở cấp độ cao hơn.

II. KẾ HOẠCH PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

1. Mục tiêu, quan điểm

a) Mục tiêu

Xây dựng các giải pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, trên cơ sở đó từng bước ổn định, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội và an toàn phòng, chống dịch. Đề ra các nhiệm vụ, giải pháp cần tập trung triển khai theo các giai đoạn như sau:

- Giai đoạn 1 (quý IV/2021): Phục hồi kinh tế - xã hội thành phố đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, phấn đấu năm 2021 đạt quy mô GRDP bằng năm 2020.

- Giai đoạn 2 (6 tháng đầu năm 2022): Phục hồi kinh tế - xã hội phù hợp theo cấp độ dịch.

- Giai đoạn 3 (từ tháng 7/2022 đến hết năm 2023): Phát triển kinh tế - xã hội.

b) Quan điểm chỉ đạo

[...]