Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Kế hoạch 18/KH-UBND về An toàn lao động, vệ sinh lao động thành phố Hà Nội năm 2023

Số hiệu 18/KH-UBND
Ngày ban hành 12/01/2023
Ngày có hiệu lực 12/01/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Lê Hồng Sơn
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 18/KH-UBND

Hà Nội, ngày 12 tháng 01 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2023

Thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 16/02/2022 của Chính phủ ban hành Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2021-2025; Chương trình số 03/Ctr-UBND ngày 15/7/2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố về an toàn, vệ sinh lao động thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch số 190/KH-UBND ngày 30/12/2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 18/9/2013 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về đẩy mạnh công tác an toàn, vệ sinh lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch An toàn lao động, vệ sinh lao động thành phố Hà Nội năm 2023 như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước về công tác an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn Thành phố; Nâng cao ý thức, trách nhiệm tuân thủ pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động và người lao động nhằm không ngừng chăm lo cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, ngăn ngừa, giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe cho người lao động.

Tiếp tục phát huy tính chủ động, sáng tạo trong kiểm soát rủi ro, tình hình dịch bệnh, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, phòng, chống các dịch bệnh, góp phần ổn định tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô.

2. Mục tiêu cụ thể

- 100% các cơ sở sản xuất, kinh doanh có nguy cao mất an toàn lao động, xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động và triển khai các biện pháp đảm bảo công tác an toàn, vệ sinh lao động và phòng, chống dịch bệnh.

- Hàng năm trung bình giảm 5,0 % tần suất tai nạn lao động chết người trên địa bàn Thành phố, đặc biệt trong các ngành, lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động (xây dựng, khí, sản xuất vật liệu xây dựng, vận hành lưới điện...).

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng trong tình hình mới, phấn đấu:

+ Trên 95% sngười làm tham mưu công tác quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động cấp quận, huyện, thị xã và trong các ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao được tập huấn nâng cao năng lực về an toàn, vệ sinh lao động.

+ Trên 85% số người lao động làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động; người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động; người làm công tác y tế; an toàn vệ sinh viên trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.

+ Trên 80% số làng nghề, hợp tác xã làm việc trong môi trường có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tiếp cận thông tin phù hợp về an toàn, vệ sinh lao động.

- Trên 80% số người thuộc lực lượng sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc được huấn luyện, cập nhật về sơ cứu, cấp cứu.

- Trên 60% người lao động làm việc tại các cơ sở có nguy cơ bị các bệnh nghề nghiệp phổ biến được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; trên 60% doanh nghiệp có nguy cơ cao về bệnh nghề nghiệp được thực hiện đo quan trắc môi trường lao động.

- Giảm 15% số người lao động mắc mới bệnh nghề nghiệp; đảm bảo trên 80% số người lao động làm việc tại các cơ sở có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp được khám, phát hiện và điều trị bệnh nghề nghiệp.

- Tăng thêm 2.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng hiệu quả một số nội dung cơ bản của hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động xây dựng văn hóa an toàn trong lao động.

- Đảm bảo 100% người lao động đã xác nhận bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được điều trị và phục hồi chức năng lao động theo quy định của pháp luật.

- Đảm bảo 100% số vụ tai nạn lao động nghiêm trọng, chết người được khai báo, điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

- Đảm bảo 100% đơn vị, doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn thành lập được mạng lưới an toàn vệ sinh viên.

II. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động

- Nâng cao năng lực và hiệu quả các cuộc thanh tra, kiểm tra, giám sát về an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống dịch bệnh đối với các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố.

- Cử cán bộ tham gia các chương trình, lớp tập huấn về an toàn, vệ sinh lao động do các cơ quan Trung ương, các tổ chức quốc tế tổ chức.

- Tập huấn nâng cao kỹ năng quản lý nhà nước về công tác an toàn, vệ sinh lao động cho cán bộ làm công tác an toàn, vệ sinh lao động của các quận, huyện, thị xã, các xã, phường, thị trấn trên địa bàn Thành phố.

- Triển khai, hướng dẫn các Luật, Nghị quyết, pháp luật an toàn, vệ sinh lao động đối với các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố.

2. Nâng cao nghiệp vụ quản lý và chăm sóc sức khỏe người lao động tại nơi làm việc

[...]