Kế hoạch 18/KH-HĐND năm 2016 tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Ba - Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang, khóa XVII nhiệm kỳ 2016-2021
Số hiệu | 18/KH-HĐND |
Ngày ban hành | 21/11/2016 |
Ngày có hiệu lực | 21/11/2016 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Hà Giang |
Người ký | Hoàng Văn Vịnh |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính,Tài chính nhà nước |
HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 18/KH-HĐND |
Hà Giang, ngày 21 tháng 11 năm 2016 |
TIẾP XÚC CỬ TRI TRƯỚC KỲ HỌP THỨ BA - HĐND TỈNH, KHÓA XVII NHIỆM KỲ 2016 - 2021
Thực hiện Điều 94 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 27/2016/NQ-HĐND ngày 21/7/2016 của HĐND tỉnh, về việc ban hành Đề án “Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh Hà Giang khóa XVII nhiệm kỳ 2016 - 2021”. Thường trực HĐND tỉnh xây dựng Kế hoạch, Đề cương tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Ba - HĐND tỉnh gửi các Tổ đại biểu và Đại biểu HĐND tỉnh như sau:
- Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa XVII;
- Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ cấp huyện, xã nơi Đại biểu đến tiếp xúc cử tri;
- Báo cáo với cử tri về dự kiến, chương trình, nội dung Kỳ họp thứ Ba - HĐND tỉnh khóa XVII, Nhiệm kỳ 2016 - 2021; (Có đề cương gửi kèm).
- Tiếp thu, tổng hợp các ý kiến đề nghị, kiến nghị của cử tri qua các buổi tiếp xúc để báo cáo với HĐND tỉnh tại Kỳ họp thứ 3. (Lưu ý, các ý kiến thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp huyện, cấp xã đề nghị Lãnh đạo cấp huyện và xã trả lời, giải đáp cho cử tri);
3. Về hình thức Tiếp xúc cử tri:
- Tiếp xúc cử tri theo Hội nghị (do các Tổ đại biểu thực hiện); Ngoài ra các đại biểu có thể thực hiện tiếp xúc cử tri tại nơi cư trú theo đề án đổi mới.
- Tiếp xúc cử trực tuyến, theo chuyên đề (nội dung này do Thường trực HĐND tỉnh lựa chọn nội dung và tổ chức thực hiện)
4. Thời gian và địa điểm tiếp xúc cử tri theo hình thức Hội nghị:
- Thời gian: Từ ngày 22/11/2016 đến hết ngày 30/11/2016 (lịch cụ thể do các Tổ đại biểu tự xây dựng, bố trí);
- Địa điểm: Tại địa bàn ứng cử của các Đại biểu HĐND tỉnh;
5. Tổ chức thực hiện: Thường trực HĐND tỉnh đề nghị:
- Các Tổ đại biểu xây dựng Kế hoạch và tổ chức cho đại biểu HĐND tỉnh tiến hành tiếp xúc cử tri theo sự phân công của tổ đại biểu. Tổng hợp, báo cáo kết quả TXCT của tổ gửi về Thường trực HĐND tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hà Giang trước ngày 02/12/2016; Đề nghị các vị Đại biểu HĐND tỉnh lựa chọn nội dung phù hợp khi tiếp xúc, tùy địa bàn hoặc đối tượng cử tri để phổ biến và xin ý kiến cử tri.
- Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận tổ quốc các huyện, thành phố tạo điều kiện thuận lợi để các Tổ đại biểu, đại biểu HĐND tỉnh hoàn thành nhiệm vụ.
- Đề nghị Thường trực UBND các huyện, thành phố bố trí lãnh đạo UBND huyện tham gia cùng đoàn để trả lời các ý kiến, kiến nghị của cử tri theo thẩm quyền.
- Văn phòng HĐND tỉnh bố trí kinh phí phục vụ cho các Tổ đại biểu tiếp xúc cử tri theo quy định hiện hành.
Trên đây là Kế hoạch tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Ba - HĐND tỉnh, khóa XVII, đề nghị các Tổ đại biểu tổ chức thực hiện./.
|
TM.
THƯỜNG TRỰC HĐND TỈNH |
TRƯỚC KỲ HỌP THỨ BA - HĐND TỈNH HÀ GIANG, KHÓA XVII, NHIỆM KỲ 2016 - 2021
HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 18/KH-HĐND |
Hà Giang, ngày 21 tháng 11 năm 2016 |
TIẾP XÚC CỬ TRI TRƯỚC KỲ HỌP THỨ BA - HĐND TỈNH, KHÓA XVII NHIỆM KỲ 2016 - 2021
Thực hiện Điều 94 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 27/2016/NQ-HĐND ngày 21/7/2016 của HĐND tỉnh, về việc ban hành Đề án “Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh Hà Giang khóa XVII nhiệm kỳ 2016 - 2021”. Thường trực HĐND tỉnh xây dựng Kế hoạch, Đề cương tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Ba - HĐND tỉnh gửi các Tổ đại biểu và Đại biểu HĐND tỉnh như sau:
- Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa XVII;
- Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ cấp huyện, xã nơi Đại biểu đến tiếp xúc cử tri;
- Báo cáo với cử tri về dự kiến, chương trình, nội dung Kỳ họp thứ Ba - HĐND tỉnh khóa XVII, Nhiệm kỳ 2016 - 2021; (Có đề cương gửi kèm).
- Tiếp thu, tổng hợp các ý kiến đề nghị, kiến nghị của cử tri qua các buổi tiếp xúc để báo cáo với HĐND tỉnh tại Kỳ họp thứ 3. (Lưu ý, các ý kiến thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp huyện, cấp xã đề nghị Lãnh đạo cấp huyện và xã trả lời, giải đáp cho cử tri);
3. Về hình thức Tiếp xúc cử tri:
- Tiếp xúc cử tri theo Hội nghị (do các Tổ đại biểu thực hiện); Ngoài ra các đại biểu có thể thực hiện tiếp xúc cử tri tại nơi cư trú theo đề án đổi mới.
- Tiếp xúc cử trực tuyến, theo chuyên đề (nội dung này do Thường trực HĐND tỉnh lựa chọn nội dung và tổ chức thực hiện)
4. Thời gian và địa điểm tiếp xúc cử tri theo hình thức Hội nghị:
- Thời gian: Từ ngày 22/11/2016 đến hết ngày 30/11/2016 (lịch cụ thể do các Tổ đại biểu tự xây dựng, bố trí);
- Địa điểm: Tại địa bàn ứng cử của các Đại biểu HĐND tỉnh;
5. Tổ chức thực hiện: Thường trực HĐND tỉnh đề nghị:
- Các Tổ đại biểu xây dựng Kế hoạch và tổ chức cho đại biểu HĐND tỉnh tiến hành tiếp xúc cử tri theo sự phân công của tổ đại biểu. Tổng hợp, báo cáo kết quả TXCT của tổ gửi về Thường trực HĐND tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hà Giang trước ngày 02/12/2016; Đề nghị các vị Đại biểu HĐND tỉnh lựa chọn nội dung phù hợp khi tiếp xúc, tùy địa bàn hoặc đối tượng cử tri để phổ biến và xin ý kiến cử tri.
- Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận tổ quốc các huyện, thành phố tạo điều kiện thuận lợi để các Tổ đại biểu, đại biểu HĐND tỉnh hoàn thành nhiệm vụ.
- Đề nghị Thường trực UBND các huyện, thành phố bố trí lãnh đạo UBND huyện tham gia cùng đoàn để trả lời các ý kiến, kiến nghị của cử tri theo thẩm quyền.
- Văn phòng HĐND tỉnh bố trí kinh phí phục vụ cho các Tổ đại biểu tiếp xúc cử tri theo quy định hiện hành.
Trên đây là Kế hoạch tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Ba - HĐND tỉnh, khóa XVII, đề nghị các Tổ đại biểu tổ chức thực hiện./.
|
TM.
THƯỜNG TRỰC HĐND TỈNH |
TRƯỚC KỲ HỌP THỨ BA - HĐND TỈNH HÀ GIANG, KHÓA XVII, NHIỆM KỲ 2016 - 2021
A. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, THÀNH PHẦN THAM DỰ KỲ HỌP.
1. Thời gian tiến hành kỳ họp:
Kỳ họp thứ Ba HĐND tỉnh dự kiến diễn ra trong 03 ngày (từ ngày 08 đến ngày 10/12/2016), trong đó có 02 phiên họp được truyền hình trực tiếp trên sóng HGTV - Đài phát thanh Truyền hình tỉnh Hà Giang, gồm:
- Phiên khai mạc buổi sáng ngày 08/12/2016;
- Phiên chất vấn, trả lời chất vấn và bế mạc kỳ họp chiều ngày 10/12/2016.
2. Địa điểm: Tại Hội trường lớn HĐND - UBND tỉnh Hà Giang.
3. Thành phần mời dự kỳ họp: Thực hiện theo Điều 81 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Ngoài ra, kỳ họp còn mời: Đại biểu là cán bộ lãnh đạo tiền nhiệm qua các thời kỳ đang cư trú trên địa bàn thành phố Hà Giang; các Hội đặc thù cấp tỉnh; Thường trực HĐND, Lãnh đạo các Ban HĐND chuyên trách cấp huyện và Thường trực UBND cấp huyện.
B. DỰ KIẾN NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH KỲ HỌP: Kỳ họp sẽ xem xét và quyết định các vấn đề sau:
I. CÁC BÁO CÁO TRÌNH TẠI KỲ HỌP: 21 báo cáo (trong đó, gồm: 5 báo cáo của UBND tỉnh; 03 báo cáo của các cơ quan Tư pháp; 5 báo cáo của Thường trực HĐND tỉnh; 8 báo cáo của các Ban HĐND tỉnh); (Có danh mục các báo cáo kèm theo). Kết quả xem xét các báo cáo trên sẽ được Đại biểu HĐND tỉnh báo cáo kết quả với cử tri sau Kỳ họp thứ Ba - HĐND tỉnh.
II. CÁC TỜ TRÌNH CỦA HĐND VÀ UBND TỈNH: dự kiến trình tại kỳ họp, gồm 26 tờ trình: trong đó UBND tỉnh dự kiến trình 23 tờ trình (có 2 tờ trình chung); HĐND tỉnh trình 03 tờ trình; Cụ thể:
1. Tờ trình và dự thảo Nghị quyết về phê duyệt kế hoạch đầu tư công trung hạn NSNN trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016 - 2020.
Căn cứ quy định của Luật đầu tư công năm 2014; Ủy ban nhân dân tỉnh dự kiến trình HĐND tỉnh phê duyệt kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020, cụ thể:
Tổng nguồn vốn đầu tư được phân bổ (90%): 10.593,336 tỷ đồng (trong đó năm 2016 đã giao 2.027,621 tỷ đồng), vốn còn lại phân bổ từ 2017 - 2020 (trong 4 năm) là 8.565,76 tỷ đồng; trong đó: vốn Ngân sách TW: 5.254,91 tỷ đồng; Nguồn vốn trong cân đối NSĐP: 3.310,805 tỷ đồng.
2. Tờ trình và dự thảo Nghị quyết về khoảng cách và địa bàn làm căn cứ xác định học sinh không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày; tỉ lệ khoán kinh phí phục vụ việc nấu ăn tập trung cho học sinh trên địa bàn tỉnh.
Căn cứ Nghị định 116/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn bản đặc biệt khó khăn; Ủy ban nhân dân tỉnh dự kiến trình Kỳ họp HĐND tỉnh như sau:
a) Quy định khoảng cách và địa bàn làm căn cứ xác định học sinh không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày, đáp ứng một trong hai điều kiện sau:
- Nhà ở xa trường khoảng cách từ nhà đến trường: Học sinh Tiểu học từ 04 km trở lên; học sinh trung học cơ sở từ 07 km trở lên; học sinh trung học phổ thông từ 10 km trở lên.
- Địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn phải qua sông, suối không có cầu hoặc qua đèo, núi cao hoặc qua vùng sạt lở đất, đá.
b) Quy định tỷ lệ khoán chi phí phục vụ nấu ăn tập trung cho học sinh tại các Trường phổ thông dân tộc bán trú và trường phổ thông có tổ chức nấu ăn tập trung tại trường cho học sinh là đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định tại Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ.
- Đối với các trường có từ 30 học sinh đến 150 học sinh ăn tập trung tại trường mức khoán kinh phí bằng 135% mức lương cơ sở/tháng/30 học sinh. (tức là cứ 30 học sinh thì được 1 định suất phục vụ, như vậy 1 định suất phục vụ dự kiến được hưởng 1.210.000đ x 135% = 1.633.500đ/tháng, do NSTW chi trả)
- Đối với trường có từ 151 học sinh ăn tập trung tại trường trở lên, cứ dư 30 học sinh được tính thêm mức khoán kinh phí bằng 65% mức lương cơ sở/tháng. (cứ dư 30 học sinh thì 1 định suất phục vụ được hưởng 786.500đ/tháng; do ngân sách địa phương chi trả);
3. Tờ trình và dự thảo Nghị quyết về phí thăm quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa, bảo tàng trên địa bàn tỉnh.
Căn cứ Luật phí và lệ phí có hiệu lực từ 01/01/2017; UBND tỉnh dự kiến trình mức thu phí thăm quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa, bảo tàng trên địa bàn tỉnh (thay thế Nghị quyết 86/2013/NQ-HĐND), như sau:
- Người lớn: mức thu tối đa không quá 40.000đ/người/lượt. (Nghị quyết 86 không quá 20.000đ/người/lượt)
- Trẻ em từ 6 đến 15 tuổi mức thu bằng 50% mức thu người lớn. (Nghị quyết 86 không quá 10.000đ/người/lượt);
Dự thảo cũng quy định đối tượng được miễn thu phí và giảm thu phí (như người khuyết tật; người cao tuổi từ 80 tuổi trở lên; trẻ em dưới 6 tuổi...)
4. Tờ trình và dự thảo Nghị quyết về mức chi đảm bảo công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh.
Để phù hợp với tình hình thực tế, thực hiện tốt hơn công tác cải cách hành chính. UBND tỉnh dự kiến trình HĐND tỉnh xem xét, quy định mức chi bảo đảm công tác cải cách hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Giang thay thế Nghị quyết 169/2014/NQ-HĐND của HĐND tỉnh; trong đó, quy định nội dung chi hỗ trợ cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả một cửa, một cửa liên thông (tăng mức hỗ trợ so với Nghị quyết 169) như sau:
- Các sở, ban, ngành cấp tỉnh mức hỗ trợ hàng tháng: 400.000đ/người/tháng (bằng mức tối đa theo Thông tư 172/2012/TT-BTC);
- UBND huyện, thành phố mức hỗ trợ là 300.000đ/người/tháng.
- UBND xã, phường, thị trấn: 250.000đ/người/tháng.
5. Tờ trình và dự thảo Nghị quyết về việc ban hành quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỉ lệ phần trăm phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách trên địa bàn tỉnh.
Sự cần thiết ban hành Nghị quyết: Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015 và các văn bản có liên quan. Để có cơ sở thực hiện phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách cho thời kỳ ổn định ngân sách tiếp theo, Ủy ban nhân dân tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết nêu trên.
6. Tờ trình và dự thảo Nghị quyết về dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách địa phương năm 2017.
Căn cứ Luật ngân sách Nhà nước và các văn bản có liên quan; UBND tỉnh dự kiến trình HĐND tỉnh về dự toán thu, chi và phương án phân bổ NSNN năm 2017 như sau:
Tổng thu ngân sách Nhà nước: 10.080,733 tỷ đồng (điều tiết về Ngân sách Trung ương 342,79 tỷ đồng; ngân sách địa phương được hưởng: 9.737,943 tỷ đồng); Dự toán chi ngân sách địa phương 9.462,293 tỷ đồng; Chi trả nợ gốc tiền vay 274,65 tỷ đồng.
7. Tờ trình và dự thảo Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán thu - chi ngân sách địa phương năm 2015.
Căn cứ Luật ngân sách Nhà nước, UBND tỉnh trình HĐND tỉnh phê chuẩn quyết toán thu, chi ngân sách địa phương năm 2015 như sau:
- Quyết toán thu ngân sách nhà nước: 10.355.150.740.331 đồng; Quyết toán chi ngân sách địa phương: 10.135.023.207.478 đồng; Kết dư ngân sách địa phương: 20.994.397.603 đồng.
8. Tờ trình và dự thảo Nghị quyết về bổ sung dự toán ngân sách địa phương năm 2016.
UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét phê duyệt bổ sung dự toán thu, chi ngân sách địa phương năm 2016 từ nguồn NSTW bổ sung ngoài kế hoạch thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trong năm 2016 như sau:
a) Bổ sung tăng dự toán thu do NSTW bổ sung mục tiêu ngoài kế hoạch trong năm 2016 cho tỉnh số tiền 702.943 triệu đồng;
b) Bổ sung tăng dự toán chi NSĐP số tiền 702.943 triệu đồng;
9. Tờ trình và dự thảo Nghị quyết về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương. (Thay Nghị quyết số 38/2010/NQ-HĐND về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN của HĐND tỉnh Hà Giang);
Sự cần thiết ban hành Nghị quyết: Căn cứ Luật ngân sách nhà nước năm 2015 và các văn bản liên quan; UBND tỉnh trình HĐND tỉnh định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên cho thời kỳ ổn định ngân sách tiếp theo từ năm 2017 đến hết năm 2020;
Về Phương pháp xác định tiêu chí của định mức phân bổ
a) Đối với cấp tỉnh: Tính định mức theo quỹ lương riêng (như chi lương, các khoản phụ cấp, các khoản đóng góp theo lương); Định mức chi công việc riêng (bao gồm các khoản chi phục vụ hoạt động thường xuyên của đơn vị);
b) Đối với cấp huyện, xã
- Định mức phân bổ đã bao gồm: lương; phụ cấp lương và các khoản phụ cấp đặc thù, ưu đãi của ngành; các khoản đóng góp; nâng bậc, ngạch lương định kỳ; phụ cấp cấp ủy tại chi, Đảng bộ cơ sở (không bao gồm phụ cấp cấp ủy của ủy viên BCH cấp huyện) và các khoản chi thường xuyên khác;...
10. Tờ trình và dự thảo Nghị quyết về phê chuẩn phương án phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước năm 2017.
Căn cứ quy định của Luật đầu tư công và các văn bản có liên quan; Ủy ban nhân dân tỉnh dự kiến trình:
- Về nguồn vốn: tổng vốn đầu tư phát triển nguồn cân đối ngân sách địa phương 962,77 tỷ đồng; trong đó: Trung ương giao 862,77 tỷ đồng; địa phương giao tăng nhiệm vụ thu NSĐP 100 tỷ đồng.
- Phương án phân bổ: Đầu tư từ nguồn thu sử dụng đất giao theo chỉ tiêu TW: 60 tỷ đồng; Đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết giao theo chỉ tiêu TW: 21 tỷ đồng; Giao tăng nhiệm vụ thu NSĐP để trả nợ các khoản đã vay Ngân hàng phát triển, vay kho bạc NN: 100 tỷ đồng; Nguồn vốn trong cân đối theo tiêu chí, định mức tại Quyết định 40/QĐ-TTg ngày 14/5/2014: 781,77 tỷ đồng, (chi tiết sẽ được báo cáo sau Kết quả kỳ họp);
11. Tờ trình và dự thảo Nghị quyết về ban hành danh mục các công trình, dự án cần thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng năm 2017 trên địa bàn tỉnh.
Căn cứ Luật đất đai năm 2013 và các văn bản có liên quan; UBND tỉnh tổng hợp danh mục công trình, dự án thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia năm 2017, dự kiến trình Kỳ họp HĐND như sau:
- Danh mục các công trình, dự án thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, vì lợi ích công cộng: tổng số toàn tỉnh 189 công trình; (trong đó TP Hà Giang 15 dự án; Đồng Văn 8; Mèo Vạc 15; Yên Minh 10; Quản Bạ 8; Vị Xuyên 48; Bắc Mê 21; Su Phì 11; Xín Mần 9; Bắc Quang 29; Quang Bình 75);
- Danh mục các công trình chuyển mục đích sử dụng đất: 48 công trình; tổng diện tích thu hồi 964,898m2; tổng kinh phí bồi thường 14,114 tỷ đồng.
12. Tờ trình và dự thảo Nghị quyết về quy định mức thu tiền bảo vệ và phát triển đất trồng lúa khi chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Căn cứ thông tư số 18/2016/TT-BTC ngày 21/01/2016 của Bộ Tài chính và các văn bản có liên quan; UBND tỉnh dự kiến trình kỳ họp như sau:
- Đối tượng áp dụng: Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước và nước ngoài khi được nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; các cơ quan, đơn vị có liên quan đến thu, nộp, quản lý, sử dụng tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa.
- Về tỷ lệ phần trăm % xác định số thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa được áp dụng theo từng địa bàn nhưng tối thiểu không thấp hơn 50%;
+ Đối với các xã, phường, thị trấn thuộc địa bàn thành phố Hà Giang và các huyện Bắc Mê, Vị Xuyên, Bắc Quang, Quang Bình mức thu là 70%.
+ Đối với các xã, thị trấn thuộc địa bàn các huyện: Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh, Quản Bạ, Hoàng Su Phì, Xín Mần mức thu là 50%
- Điều tiết khoản thu trên: Ngân sách tỉnh hưởng 100%.
13. Tờ trình và dự thảo Nghị quyết về phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu trên địa bàn tỉnh.
Căn cứ Luật Phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015; Ủy ban nhân dân tỉnh dự kiến trình nội dung thu và mức thu: Đối với các phương tiện vận tải chở hàng hóa xuất nhập khẩu và vận chuyển hành khách; Đối với Hàng hóa tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, hàng quá cảnh, hàng gửi kho ngoại quan. (Thay thế Nghị quyết số 72/2012/NQ-HĐND ngày 12/12/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh);
14. Tờ trình và dự thảo Nghị quyết về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp tỉnh Hà Giang đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
UBND tỉnh dự kiến trình HĐND tỉnh, 8 nội dung quy hoạch sau:
- Công nghiệp điện, nước và môi trường.
- Công nghiệp khai thác khoáng sản và luyện kim
- Công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm và đồ uống
- Công nghiệp chế biến gỗ, sản xuất giấy
- Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng
- Công nghiệp hóa chất, hóa dược và phân bón
- Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp
- Tiểu thủ công nghiệp, làng nghề
Các nội dung Quy hoạch nêu trên đều được ghi rõ các công trình, dự án, sản phẩm chi tiết, giai đoạn và đưa ra các giải pháp cụ thể để thực hiện.
15. Tờ trình và dự thảo Nghị quyết về điều chỉnh, bổ sung Nghị quyết 16/NQ-HĐND ngày 15/7/2011 của HĐND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành giáo dục đào tạo tỉnh Hà Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Tại kỳ họp này UBND tỉnh dự kiến trình HĐND tỉnh xem xét điều chỉnh, bổ sung một số nội dung mới phát triển ngành Giáo dục và Đào tạo được thực hiện từ nay đến năm 2020 với các nội dung được điều chỉnh, cụ thể:
- Điều chỉnh quy hoạch phát triển giáo dục mầm non và phổ thông; Điều chỉnh quy hoạch phát triển giáo dục thường xuyên; Điều chỉnh phát triển giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học; Điều chỉnh quy hoạch tổng số nhóm/lớp học, học sinh và giáo viên các cấp học đến năm 2030; Điều chỉnh phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục công lập; Nhu cầu tuyển mới giáo viên và nguồn lực đáp ứng nhu cầu giáo viên tăng thêm đến năm 2020; Điều chỉnh quy hoạch quỹ đất của các cơ sở giáo dục đến năm 2020; Nhu cầu bổ sung cơ sở vật chất trường học cho giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2016 - 2020; Nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2016 - 2020;
Các nội dung điều chỉnh quy hoạch nêu trên đều được tính toán, điều chỉnh chi tiết và đưa ra các giải pháp thực hiện.
16. Tờ trình và dự thảo Nghị quyết về bãi bỏ Nghị quyết 107/2013/NQ-HĐND ngày 23/9/2013 quy định mức hoạt động, nội dung và mức chi đặc thù của Đội tuyên truyền lưu động và thành viên Đoàn nghệ thuật quần chúng cấp tỉnh, cấp huyện trên địa bàn tỉnh.
Ngày 11/3/2016, Bộ Tài chính - Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch ban hành Thông tư liên tịch 46/2016/TTLT-BTC-BVHTTDL hướng dẫn chế độ quản lý đặc thù đối với Đội tuyên truyền lưu động cấp tỉnh và huyện đã quy định rõ các nội dung về định mức hoạt động, mức chi đặc thù; do đó các quy định trong nghị quyết số 107/2013/NQ-HĐND ngày 23/9/2013 không còn phù hợp. Vì vậy UBND tỉnh trình HĐND tỉnh bãi bỏ Nghị quyết 107/2013/NQ-HĐND để triển khai thực hiện chế độ, chính sách theo Thông tư 46 nêu trên.
17. Tờ trình và dự thảo Nghị quyết bãi bỏ Nghị quyết số 96/2013/NQ-HĐND ngày 12/7/2013 và Nghị quyết 130/2014/NQ ngày 11/7/2014 của HĐND tỉnh Hà Giang, về chính sách thu hút nhân lực và hỗ trợ đào tạo sau đại học đối với cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
Ngày 12/7/2013, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết 96/2013/NQ-HĐND về một số chính sách thu hút nhân lực và hỗ trợ đào tạo sau đại học đối với CBCC, VC trên địa bàn tỉnh; Ngày 11/7/2014 ban hành Nghị quyết 130/2014/NQ-HĐND về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 96 về một số chính sách thu hút nhân lực và hỗ trợ đào tạo sau đại học đối với CBCC, VC trên địa bàn tỉnh.
Sau gần 3 năm thực hiện, kết quả: toàn tỉnh đã thu hút được 28 CC, VC, gồm: 01 thạc sĩ và 27 sinh viên tốt nghiệp đại học loại trung bình, khá. Tổng số tiền đã chi trả: 454,25 triệu đồng, về hỗ trợ đào tạo sau đại học, đã chi trả cho 273 trường hợp với tổng số tiền là 13.069 triệu đồng, góp phần nâng cao trình độ cho một bộ phận CBCC, VC trên địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên, việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết 96 còn có những khó khăn một số điểm chưa phù hợp như:
- Biên chế cán bộ, công chức, số lượng người làm việc trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập ngày càng được tinh giản mạnh mẽ, không có nguồn biên chế đảm bảo để thu hút; Đối tượng thu hút còn rộng, không phù hợp với thực tiễn hiện nay. Việc hỗ trợ sau đại học: đối tượng cử đi học còn tràn lan, thiếu tính toàn diện, không phù hợp với thực tiễn (đối tượng chủ yếu là giáo viên, bác sỹ);
- Kinh phí ngân sách địa phương ngày càng khó khăn.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, UBND tỉnh dự kiến trình HĐND tỉnh bãi bỏ toàn bộ nội dung 02 Nghị quyết nêu trên.
18. Tờ trình và dự thảo Nghị quyết về việc đặt tên đường và công trình công cộng trên địa bàn thị trấn Vị Xuyên, huyện Vị Xuyên và thị trấn Vinh Quang, huyện Hoàng Su Phì.
Căn cứ Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ; Thông tư số 36/2006/TT-BVHTTDL ngày 20/3/2006 của Bộ VH, TT & DL về hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng. UBND tỉnh dự kiến trình HĐND tỉnh đặt tên các tuyến đường trên địa bàn thị trấn Vinh Quang, huyện Hoàng Su Phì và thị trấn Vị Xuyên, huyện Vị Xuyên.
19. Tờ trình và dự thảo Nghị quyết về quy định số lượng, chức danh, một số chế độ chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố; mức khoán kinh phí hoạt động đối với các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã và thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh. (Thay thế Nghị quyết 02; Nghị quyết 27; Nghị quyết 98 và một số khoản của điều 1 Nghị quyết 61 của HĐND tỉnh);
Căn cứ các văn bản có liên quan và kết quả thực hiện thí điểm việc bố trí sắp xếp đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách tại 3 huyện (Mèo Vạc, Vị Xuyên, Xín Mần); UBND tỉnh dự kiến trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết mới như sau:
1. Số lượng, chức danh và mức phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách:
- Ở cấp xã: Chức danh: Mỗi xã có 15 chức danh, được bố trí tối đa 8 người; mỗi thị trấn có 16 chức danh được bố trí tối đa 9 người; mỗi phường có 18 chức danh, được bố trí tối đa 11 người. Riêng các xã, phường, thị trấn trọng điểm, phức tạp về an ninh trật tự được bố trí thêm 2 người để đảm nhiệm chức danh Công an viên thường trực. Như vậy, mỗi đơn vị cấp xã sẽ có tối thiểu 7 chức danh được kiêm nhiệm (giảm đều 7 chức danh đối với xã, phường, thị trấn; toàn tỉnh giảm 1.365 người so với quy định hiện hành).
- Những người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố: Mỗi thôn có 12 chức danh, được bố trí tối đa 7 người; Mỗi tổ dân phố có 10 chức danh, được bố trí tối đa 5 người. Như vậy, mỗi thôn, tổ dân phố có tối thiểu 5 chức danh được kiêm nhiệm (mỗi tổ, thôn giảm đều 5 chức danh, toàn tỉnh giảm 10.345 người so với quy định hiện hành).
- Quy định về phụ cấp kiêm nhiệm: Mỗi người hoạt động không chuyên trách, ngoài chức danh phụ trách chính, được kiêm nhiệm tối đa thêm 02 chức danh khác; trong đó:
+ Cấp xã: Kiêm nhiệm thêm 01 chức danh được hưởng 30% phụ cấp của chức danh kiêm nhiệm. Kiêm nhiệm 02 chức danh được hưởng 50% mức phụ cấp của chức danh kiêm nhiệm có hệ số cao nhất.
+ Cấp thôn, tổ dân phố: Kiêm nhiệm thêm 01 chức danh được hưởng 40% phụ cấp của chức danh kiêm nhiệm. Kiêm nhiệm 02 chức danh được hưởng 60% mức phụ cấp của chức danh kiêm nhiệm có hệ số cao nhất.
2. Khoán kinh phí hoạt động cho các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã, thôn và tổ dân phố:
- Khoán kinh phí hoạt động cho mỗi tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã: là 6 triệu đồng/1 tổ chức/năm. (do hiện nay chưa thực hiện khoán)
- Khoán kinh phí hoạt động cho các thôn, tổ dân phố: Mỗi thôn, tổ dân phố là 6 triệu đồng/1 tổ chức/năm. (hiện tại thôn khó khăn là 6 trđ/năm; các thôn, tổ dân phố còn lại 5 trđ/năm. Như vậy mức dự kiến nêu trên thì các thôn khó khăn và tổ dân phố thực hiện cùng mức khoán bằng nhau).
20. Tờ trình và dự thảo Nghị quyết quy định về phí hộ tịch trên địa bàn tỉnh Hà Giang. (Thay thế Nghị quyết 143/2014/NQ-HĐND ngày 30/9/2014 quy định mức thu, quản lý và sử dụng lệ phí hộ tịch trên địa bàn tỉnh);
Ngày 23/8/2016 Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí, do đó cần thiết phải ban hành Nghị quyết mới thay thế để triển khai thực hiện từ ngày 01/01/2017. UBND tỉnh dự kiến trình mức thu như sau:
Stt |
Nội dung |
Đơn vị tính |
Mức thu tối đa TT số 179/2015/TT-BTC |
Dự kiến mức thu của địa phương |
Tỷ lệ % so với mức tối đa của TW |
|||
UBND cấp xã |
UBND cấp huyện |
UBND cấp xã |
UBND cấp huyện |
UBND cấp xã |
UBND cấp huyện |
|||
1 |
Cấp bản sao trích lục hộ tịch |
đồng/1 bản sao |
3.000 |
8.000 |
2.000 |
5.000 |
67 |
63 |
2 |
Thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi bổ sung hộ tịch |
đồng |
15.000 |
|
10.000 |
|
67 |
|
3 |
Thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi trở lên, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc |
đồng |
|
28.000 |
|
25.000 |
|
89 |
4 |
Ghi vào sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền |
đồng |
8.000 |
8.000 |
6.000 |
|
75 |
|
5 |
Ghi vào sổ hộ tịch việc hộ tịch của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền |
đồng |
|
75.000 |
|
60.000 |
|
80 |
6 |
Xác nhận hoặc ghi vào sổ hộ tịch các việc hộ tịch khác hoặc đăng ký hộ tịch khác |
đồng |
8.000 |
75.000 |
6.000 |
60.000 |
75 |
80 |
7 |
Khai sinh |
đồng |
8.000 |
75.000 |
6.000 |
60.000 |
75 |
80 |
8 |
Khai tử |
đồng |
8.000 |
75.000 |
6.000 |
60.000 |
75 |
80 |
9 |
Kết hôn |
đồng |
30.000 |
1.500.000 |
20.000 |
1.200.000 |
67 |
80 |
10 |
Giám hộ |
đông |
|
75.000 |
|
60.000 |
|
80 |
11 |
Nhận cha, mẹ, con |
đồng |
15.000 |
1.500.000 |
12.000 |
1.200.000 |
80 |
80 |
12 |
Cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân |
đồng |
15.000 |
75.000 |
12.000 |
|
80 |
80 |
Mức thu lệ phí trên cao nhất bằng 89% so với mức tối đa TW quy định (bằng mức thu tại Nghị quyết số 143/2014/NQ-HĐND); mức thấp nhất bằng 63% so với mức tối đa TW quy định; mức thu bình quân của cấp huyện = 80%, cấp xã = 75% mức tối đa TW quy định);
21. Tờ trình và dự thảo Nghị quyết về phê duyệt việc điều chỉnh tổng số lượng người làm việc, chỉ tiêu hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP trong các đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan, tổ chức hành chính và các tổ chức hội đặc thù tỉnh Hà Giang năm 2016.
22. Tờ trình và dự thảo Nghị quyết về đề nghị chia tách, thành lập thôn mới, tổ dân phố mới huyện Xín Mần và huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang.
UBND tỉnh dự kiến trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định:
a) Chia tách, thành lập thôn mới tại xã Tả Nhìu, huyện Xín Mần: thành lập mới thôn Tân Sơn thuộc xã Tả Nhìu, trên cơ sở chia tách thôn Na Lan và thôn Cốc Cam. Sau khi thành lập tổ mới có 87 hộ với 311 nhân khẩu.
b) Chia tách, thành lập tổ dân phố mới tại thị trấn Yên Phú, huyện Bắc Mê:
Thành lập tổ mới (tổ 5 thị trấn Yên Phú) trên cơ sở chia tách thôn Bó Củng và tổ 4 thị trấn Yên phú. Sau khi thành lập tổ mới có 154 hộ với 529 nhân khẩu.
23. Tờ trình và dự thảo Nghị quyết về việc hỗ trợ lao động tỉnh Hà Giang đi làm việc ở nước ngoài và đi làm việc ngoài tỉnh.
UBND tỉnh dự kiến trình HĐND tỉnh quy định đối tượng và mức hỗ trợ cụ thể như sau:
1. Đối tượng: Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ bị thu hồi đất nông nghiệp, thân nhân của người có công với cách mạng có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Hà Giang từ đủ 36 tháng trở lên đi làm việc tại nước ngoài và làm việc ngoài tỉnh;...
2. Quy định cụ thể mức hỗ trợ:
a) Đối với người đi lao động và làm việc ở nước ngoài:
- Đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng: mức hỗ trợ tối đa không quá 2.000.000đ/người
- Đi làm việc tại nước ngoài không theo hợp đồng: hỗ trợ cấp miễn phí giấy thông hành (gồm cả chụp ảnh).
b) Hỗ trợ cho lao động đi làm việc ngoài tỉnh: mức hỗ trợ tối đa không quá 1.500.000đ/người lao động.
c) Hỗ trợ cho các đối tượng là Bí thư thôn, bản; Trưởng thôn, bản; Công an viên thôn, bản của các huyện biên giới để làm tốt công tác quản lý lao động tự sang Trung Quốc làm việc, mức hỗ trợ 100.000đ/người/tháng.
d) Hỗ trợ đơn vị giới thiệu, tuyển dụng và đưa NLĐ Hà Giang đi làm việc theo thỏa thuận đã ký giữa tỉnh Hà Giang, Việt Nam với Chính phủ nhân dân của Trung Quốc và làm việc làm việc tại các doanh nghiệp ngoài tỉnh: mức hỗ trợ là 100.000đ/người lao động.
(Thay điều 7 nghị quyết số 47/2012/NQ-HĐND ngày 14/7/2012 của HĐND tỉnh)
24. Tờ trình và dự thảo Nghị quyết về Chương trình giám sát năm 2017 của HĐND tỉnh Hà Giang.
Thực hiện Điều 58, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân: HĐND quyết định chương trình giám sát hàng năm trên cơ sở đề nghị của các Ban HĐND tỉnh, đại biểu HĐND. Để chủ động ban hành Kế hoạch và tổ chức thực hiện chương trình giám sát, báo cáo kết quả giám sát tại Kỳ họp, do vậy Thường trực HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết về chương trình giám sát năm 2017 là cần thiết và đúng thẩm quyền.
25. Tờ trình và dự thảo Nghị quyết về việc quyết định Dự toán kinh phí hoạt động năm 2017 của HĐND tỉnh.
Căn cứ Quy chế hoạt động của HĐND năm 2005; Để đảm bảo các điều kiện hoạt động của HĐND, Thường trực HĐND tỉnh trình Kỳ họp HĐND tỉnh quyết định Dự toán kinh phí hoạt động năm 2017 của HĐND tỉnh theo quy định.
26. Tờ trình và dự thảo Nghị quyết về quyết định số lượng kỳ họp HĐND tỉnh trong năm 2017.
Thực hiện Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015; Thường trực HĐND tỉnh trình HĐND tỉnh quyết định tổ chức các Kỳ họp trong năm, dự kiến 3 kỳ họp/năm 2017.
III. Kỳ họp sẽ nghe Thông báo của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hà Giang: Về công tác tham gia xây dựng chính quyền năm 2016, những kiến nghị đối với HĐND và UBND tỉnh.
IV. Kỳ họp nghe Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Hà Giang: Báo cáo kết quả Kỳ họp thứ Hai - Quốc hội khóa XIV.
V. Kỳ họp thứ Ba HĐND tỉnh khóa XVII dự kiến sẽ thông qua 29 nghị quyết: (tương ứng với 26 tờ trình nêu trên (có 2 tờ trình chung) và 01 Nghị quyết về phát triển Kinh tế - xã hội năm 2017.
Trên đây thông báo dự kiến nội dung, chương trình Kỳ họp thứ Ba - HĐND tỉnh khóa XVII.
CÁC BÁO CÁO TRÌNH TẠI KỲ HỌP THỨ 3 - HĐND TỈNH
Các Báo cáo trình Kỳ họp: 21 báo cáo (5 báo cáo của UBND tỉnh; 3 báo cáo của cơ quan Tư pháp; 5 báo cáo của Thường trực HĐND tỉnh; 8 báo cáo của các Ban HĐND tỉnh):
1. Báo cáo về kết quả công tác chỉ đạo điều hành và kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển Kinh tế - xã hội, Quốc phòng - an ninh năm 2016 (kèm theo dự thảo Nghị quyết về thực hiện nhiệm vụ KTXH, QPAN năm 2017)
2. Báo cáo tình hình thực hiện dự toán thu, chi ngân sách địa phương và sử dụng dự phòng ngân sách tỉnh năm 2016, giải pháp thực hiện nhiệm vụ năm 2017
3. Báo cáo về công tác phòng chống tham nhũng; về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2016
4. Báo cáo về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2016
5. Báo cáo về giải việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và kết quả giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri từ sau kỳ họp thứ Nhất đến sau kỳ họp thứ Hai HĐND tỉnh khóa XVII;
II. Các Báo cáo của Thường trực HĐND tỉnh:
1. Báo cáo tình hình tổ chức và kết quả hoạt động năm 2016, phương hướng hoạt động năm 2017 của HĐND tỉnh
2. Báo cáo kết quả thực hiện tham vấn nhân dân về Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Hà Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
3. Báo cáo tổng hợp các ý kiến, kiến nghị của cử tri trước Kỳ họp thứ Ba HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2016 - 2021
4. Báo cáo điều chỉnh Chương trình xây dựng nghị quyết năm 2016 của HĐND tỉnh (kèm theo Quyết định điều chỉnh Chương trình xây dựng NQ 2016)
5. Báo cáo kết giám sát năm 2016 của HĐND tỉnh
III. Báo cáo của cơ quan tư pháp:
1. Báo cáo của Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh về kết quả công tác năm 2016 và phương hướng nhiệm vụ năm 2017
2. Báo cáo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh về kết quả công tác năm 2016 và phương hướng nhiệm vụ năm 2017
3. Báo cáo của Cục Thi hành án dân sự tỉnh về kết quả thực hiện thi hành án dân sự năm 2016, phương hướng, nhiệm vụ năm 2017
IV. Báo cáo của các Ban HĐND tỉnh:
1. Báo cáo kết quả hoạt động năm 2016, phương hướng nhiệm vụ năm 2017 của 4 Ban HĐND tỉnh (04 báo cáo).
2. Báo cáo thẩm tra của các Ban HĐND tỉnh (04 báo cáo).