Thông tư liên tịch 46/2016/TTLT-BTC-BVHTTDL hướng dẫn chế độ quản lý đặc thù đối với Đội Tuyên truyền lưu động cấp tỉnh và cấp huyện do Bộ trưởng Bộ Tài chính - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
Số hiệu | 46/2016/TTLT-BTC-BVHTTDL |
Ngày ban hành | 11/03/2016 |
Ngày có hiệu lực | 01/05/2016 |
Loại văn bản | Thông tư liên tịch |
Cơ quan ban hành | Bộ Tài chính,Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch |
Người ký | Đỗ Hoàng Anh Tuấn,Huỳnh Vĩnh Ái |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội |
BỘ TÀI CHÍNH -
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 46/2016/TTLT-BTC-BVHTTDL |
Hà Nội, ngày 11 tháng 3 năm 2016 |
HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ ĐẶC THÙ ĐỐI VỚI ĐỘI TUYÊN TRUYỀN LƯU ĐỘNG CẤP TỈNH VÀ CẤP HUYỆN
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi Tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 76/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn chế độ quản lý đặc thù đối với Đội Tuyên truyền lưu động cấp tỉnh và cấp huyện.
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi áp dụng: Thông tư này hướng dẫn chế độ quản lý đặc thù đối với Đội Tuyên truyền lưu động được thành lập tại Trung tâm Văn hóa, Trung tâm Thông tin triển lãm hoặc Trung tâm Văn hóa - Thể thao tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Đội Tuyên truyền lưu động).
2. Đối tượng áp dụng: Thông tư này áp dụng đối với các tuyên truyền viên trong, ngoài biên chế của các Đội Tuyên truyền lưu động và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan.
Điều 2. Định mức hoạt động của Đội Tuyên truyền lưu động
STT |
Nội dung |
Chỉ tiêu hoạt động trong năm |
|
Cấp tỉnh |
Cấp huyện |
||
1 |
Số buổi hoạt động trong năm |
Từ 120 đến 140 buổi |
Từ 100 đến 120 buổi |
2 |
Tổ chức liên hoan, hội thi, hội diễn tuyên truyền lưu động |
Từ 1 đến 2 cuộc |
Từ 1 đến 2 cuộc |
3 |
Biên tập các chương trình tuyên truyền, hướng dẫn nghiệp vụ, phát hành tranh cổ động, các tài liệu tuyên truyền khác |
Từ 8 đến 12 tài liệu |
Từ 8 đến 12 tài liệu |
4 |
Mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ tuyên truyền cơ sở |
Từ 1 đến 2 lớp |
Từ 1 đến 2 lớp |
5 |
Biên tập, dàn dựng chương trình mới |
Từ 4 đến 6 chương trình |
Từ 4 đến 6 chương trình |
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định định mức hoạt động trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Sở Văn hóa và Thể thao) phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Định mức hoạt động cụ thể tại từng tỉnh có thể thấp hơn hoặc cao hơn, nhưng mức tăng, giảm không vượt quá 20% khung định mức hoạt động quy định tại Thông tư này.
Điều 3. Nguồn kinh phí bảo đảm hoạt động của Đội Tuyên truyền lưu động
1. Nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Nguồn thu hợp pháp của đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Nguồn tài trợ, viện trợ theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Các nội dung và mức chi đặc thù của Đội Tuyên truyền lưu động
Kinh phí hoạt động của Đội Tuyên truyền lưu động thực hiện theo quy định hiện hành đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.
Nội dung chi, mức chi đặc thù (chi bồi dưỡng luyện tập, bồi dưỡng biểu diễn) của Đội Tuyên truyền lưu động được quy định như sau:
1. Tuyên truyền viên trong biên chế các Đội Tuyên truyền lưu động được hưởng chế độ bồi dưỡng biểu diễn, bồi dưỡng luyện tập theo quy định tại Thông tư này. Mức bồi dưỡng biểu diễn, bồi dưỡng luyện tập cụ thể tại từng tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Sở Văn hóa và Thể thao), Giám đốc Sở Tài chính, phù hợp với khả năng ngân sách và tình hình thực tế. Mức chi cụ thể tại từng địa phương có thể thấp hơn hoặc cao hơn mức chi quy định tại Thông tư này. Mức thấp hơn không quá 20% khung bồi dưỡng biểu diễn, bồi dưỡng luyện tập quy định dưới đây:
a) Bồi dưỡng luyện tập chương trình mới: Mức bồi dưỡng cho 01 buổi tập chương trình mới là 60.000 đồng/người/buổi/4 giờ. Số buổi tập tối đa cho một chương trình mới là 10 buổi.
b) Mức bồi dưỡng trong chương trình biểu diễn lưu động:
- Mức bồi dưỡng cho 01 buổi biểu diễn lưu động đối với vai chính là 100.000 đồng/người. Số lượng tuyên truyền viên đóng vai chính trong các chương trình biểu diễn lưu động do Giám đốc Trung tâm Văn hóa, Trung tâm Thông tin triển lãm hoặc Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp tỉnh, thành phố, quận, huyện, thị xã quyết định.
- Mức bồi dưỡng 01 buổi biểu diễn lưu động đối với các vai diễn khác là 80.000 đồng/người.
2. Các tuyên truyền viên ngoài biên chế (đối tượng đã được các đơn vị tuyển dụng) tham gia luyện tập chương trình mới và biểu diễn lưu động theo hợp đồng thỏa thuận với Giám đốc Trung tâm Văn hóa, Trung tâm Thông tin triển lãm hoặc Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp tỉnh, thành phố, quận, huyện, thị xã thì ngoài tiền công theo hợp đồng còn được hưởng mức chi bồi dưỡng luyện tập, biểu diễn theo quy định tại Khoản 1 Điều 4.
3. Việc lập dự toán, phân bổ dự toán, quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí chi cho các nhiệm vụ đặc thù của Đội tuyên truyền lưu động thực hiện theo các quy định hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2016 và thay thế Thông tư liên tịch số 191/2011/TTLT/BTC-BVHTTDL ngày 21/12/2011 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn chế độ quản lý đặc thù đối với Đội Tuyên truyền lưu động cấp tỉnh, thành phố, quận, huyện, thị xã.