Kế hoạch 177/KH-UBND năm 2017 về phòng chống dịch bệnh tai xanh ở lợn năm 2018 do tỉnh Phú Yên ban hành

Số hiệu 177/KH-UBND
Ngày ban hành 02/11/2017
Ngày có hiệu lực 02/11/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Phú Yên
Người ký Trần Hữu Thế
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 177/KH-UBND

Phú Yên, ngày 02 tháng 11 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH TAI XANH Ở LỢN NĂM 2018

Bệnh tai xanh (PRRS) là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm ở lợn mọi lứa tuổi, bệnh lây lan nhanh, gây ốm và có thể gây chết nhiều lợn. Lợn nhiễm bệnh tai xanh thường bị suy giảm miễn dịch, do đó tạo điều kiện cho nhiều loại bệnh dịch khác kế phát như: Dịch tả lợn, phó thương hàn, tụ huyết trùng, mycoplasma, E.Coli, liên cầu khuẩn....đây là nguyên nhân kế phát gây chết nhiều lợn bệnh, gây ra những tổn thất lớn về kinh tế cho người chăn nuôi. Hiện nay bệnh tai xanh đã lây lan và trở thành dịch địa phương ở nhiều tỉnh trong cả nước, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế, ảnh hưởng đến an ninh xã hội; tại tỉnh Phú Yên tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nguy cơ tái phát dịch bệnh tai xanh tại những ổ dịch cũ và lây lan ra diện rộng là rất lớn;

Thực hiện Công văn số 3655/BNN-TY ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về xây dựng kế hoạch chủ động phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm bằng nguồn ngân sách địa phương; theo Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn; UBND tỉnh Phú Yên ban hành Kế hoạch phòng chống bệnh tai xanh ở lợn năm 2018 trên địa bàn tỉnh, với các nội dung sau:

I. MỤC TIÊU:

1. Mục tiêu chung:

Tiếp tục khống chế bệnh tai xanh ở lợn một cách bền vững trong năm 2018, nhằm phát triển chăn nuôi, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; giảm thiểu nguy cơ phát sinh các ổ dịch tai xanh; không để xảy ra các ổ dịch lớn, lây lan ra diện rộng.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Nhằm bảo vệ và phát triển chăn nuôi lợn trong toàn tỉnh.

- Nhanh chóng dập tắt dịch không để lây lan trên diện rộng.

- Đảm bảo an toàn cho người tham gia phòng chống dịch.

II. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH TAI XANH:

1. Khi trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận chưa có dịch tai xanh ở lợn.

a) Phòng bệnh bằng vắc xin:

- Đối tượng tiêm phòng: Lợn nái, lợn đực giống.

- Phạm vi tiêm phòng: Vùng ổ dịch cũ, địa bàn có nguy cơ cao do Chi cục Chăn nuôi và Thú y xác định.

- Thời gian tiêm phòng:

+ Tổ chức tiêm phòng định kỳ theo quy trình nuôi, tiêm phòng bổ sung đối với đàn mới phát sinh, đàn đã hết miễn dịch bảo hộ.

+ Liều lượng, đường tiêm theo hướng dẫn của nhà sản xuất vắc xin.

- Căn cứ vào thông báo chủng vi rút tai xanh lưu hành tại thực địa, Chi cục Chăn nuôi và Thú y xác định đối tượng, phạm vi tiêm phòng và chủng loại vắc xin sử dụng để phòng, chống bệnh tai xanh cho phù hợp.

- Căn cứ vào điều kiện chăn nuôi, khí hậu thời tiết, đặc điểm của từng vùng, miền, Chi cục Chăn nuôi và Thú y xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tiêm phòng cho phù hợp, đảm bảo hiệu quả tiêm phòng.

b) Thực hiện vệ sinh tiêu độc, khử trùng:

Sử dụng các loại hóa chất trong danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam như: Vôi bột, xà phòng, Iodine, Benkocide… định kỳ tiêu độc môi trường chăn nuôi, cơ sở giết mổ động vật, phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, những khu vực có nguy cơ cao…và theo hướng dẫn tại Phụ lục số 08 về hướng dẫn chung về vệ sinh, khử trùng tiêu độc, ban hành kèm theo Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

2. Khi trên địa bàn tỉnh chưa có dịch và tỉnh lân cận có dịch tai xanh:

a) Mục tiêu: Ngăn chặn có hiệu quả sự lây lan dịch tai xanh từ bên ngoài vào địa bàn tỉnh.

b) Các hoạt động cụ thể: Các hoạt động cụ thể vẫn được triển khai như khoản 1 và triển khai thêm một số nội dung sau:

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu đề xuất UBND tỉnh quyết định thành lập các chốt kiểm dịch động vật tạm thời để kiểm tra việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; cấm vận chuyển vào tỉnh lợn và sản phẩm của lợn có xuất xứ từ các địa phương có dịch.

3. Khi trên địa bàn tỉnh có ổ dịch tai xanh, nhưng chưa lây lan ra diện rộng:

[...]