Kế hoạch 1764/KH-BHXH năm 2019 thực hiện đẩy mạnh chi trả dịch vụ an sinh xã hội thông qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành

Số hiệu 1764/KH-BHXH
Ngày ban hành 23/05/2019
Ngày có hiệu lực 23/05/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Người ký Nguyễn Đình Khương
Lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng,Văn hóa - Xã hội

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1764/KH-BHXH

Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐẨY MẠNH CHI TRẢ DỊCH VỤ AN SINH XÃ HỘI QUA PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT

Thực hiện Quyết định số 241/QĐ-TTG ngày 23/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công: thuế, điện, nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội, giao cho Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam nghiên cứu, xây dựng lộ trình chuẩn hóa thông tin dữ liệu về người nhận lương hưu, trợ cấp BHXH để kết nối chia sẻ thông tin dữ liệu người hưởng với các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức dịch vụ trung gian thanh toán nhằm phục vụ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội qua ngân hàng; Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021, BHXH Việt Nam ban hành Kế hoạch thực hiện đẩy mạnh chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt như sau:

A. Mục đích, yêu cầu

1. Xây dựng lộ trình đến năm 2020 phấn đấu 20% số tiền chi trả an sinh xã hội tại địa bàn thành phố, quận, thị xã thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được thực hiện qua ngân hàng theo Quyết định số 241/QĐ-TTG; Đến năm 2021 phấn đấu đạt 50% số người nhận lương hưu, trợ cấp BHXH, mai táng phí, tử tuất,... sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực đô thị theo Nghị quyết số 02/NQ-CP.

2. Xây dựng nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh chi trả dịch vụ an sinh xã hội qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt theo chủ trương của Chính phủ và đạt được mục tiêu đề ra.

B. Nội dung Kế hoạch

I. Xây dựng lộ trình thực hiện mục tiêu

1. Đánh giá tình hình

1.1. Đánh giá quy định của văn bản quy phạm pháp luật về thanh toán không dùng tiền mặt đối với dịch vụ an sinh xã hội.

1.2. Đánh giá tình hình chi trả dịch vụ an sinh xã hội qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt

a) Đánh giá chi trả an sinh xã hội qua tài khoản cá nhân, những hạn chế, khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân.

- Đánh giá thực trạng công tác chi trả các chế độ BHXH hàng tháng; BHXH một lần; ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe; trợ cấp thất nghiệp qua tài khoản cá nhân trên phạm vi toàn quốc chi tiết theo từng loại đô thị; theo địa bàn thành phố, quận, huyện, thị xã. Những hạn chế, khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân.

- Đánh giá thực trạng người nhận lương hưu, trợ cấp BHXH, TCTN qua tài khoản cá nhân theo số người, số tiền chi trả; tỷ lệ %; loại đô thị; địa bàn thành phố, quận, thị xã; thói quen của người hưởng,... Những hạn chế, khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân.

b) Đánh giá hạ tầng thanh toán điện tử, các dịch vụ, sản phẩm tiện ích mà các tổ chức dịch vụ thanh toán đã cung cấp cho người nhận tiền qua tài khoản cá nhân.

1.3. Đánh giá công tác quản lý người hưởng nhận tiền qua tài khoản cá nhân, những khó khăn, vướng mắc.

1.4. Đánh giá việc chuẩn hóa và kết nối dữ liệu thông tin người nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội

a) Đánh giá cơ sở dữ liệu thông tin người hưởng

- Đánh giá hiện trạng cơ sở dữ liệu thông tin của người nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hiện ngành BHXH đang quản lý.

- Đánh giá hiện trạng phương thức quản lý thông tin người nhận lương hưu, trợ cấp BHXH.

- Đánh giá những hạn chế, khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân của cơ sở dữ liệu thông tin và phương thức quản lý thông tin người nhận lương hưu, trợ cấp BHXH đáp ứng yêu cầu quản lý hiện nay.

b) Đánh giá kết nối, chia sẻ thông tin với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức dịch vụ trung gian thanh toán.

- Cơ sở dữ liệu về thông tin người nhận lương hưu, trợ cấp BHXH đã chia sẻ cho cơ quan trung gian thanh toán.

- Phương thức kết nối, chia sẻ thông tin dữ liệu người nhận lương hưu, trợ cấp BHXH giữa cơ quan BHXH và tổ chức dịch vụ trung gian thanh toán.

- Đánh giá những hạn chế, khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân của kết nối, chia sẻ thông tin người nhận lương hưu, trợ cấp BHXH.

2. Kinh nghiệm quốc tế trong thanh toán chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt và quản lý người hưởng

3. Đề xuất lộ trình thực hiện mục tiêu Quyết định số 241/QĐ-TTG và Nghị quyết số 02/NQ-CP

II. Các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh chi trả dịch vụ an sinh xã hội qua ngân hàng

[...]