Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Kế hoạch 176/KH-UBND năm 2018 về phát triển kinh tế tập thể của Thành phố Hà Nội năm 2019

Số hiệu 176/KH-UBND
Ngày ban hành 13/09/2018
Ngày có hiệu lực 13/09/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Doãn Toản
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 176/KH-UBND

Hà Nội, ngày 13 tháng 09 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2019

Thực hiện hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Văn bản số 4626/BKHĐT-HTX ngày 09/7/2018 về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế tập thể (KTTT) năm 2019, UBND thành phố Hà Nội xây dựng, ban hành kế hoạch phát triển kinh tế tập thể của Thành phố năm 2019 như sau:

Phần thứ nhất

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ NĂM 2018

I. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ, HỢP TÁC XÃ

1. Đánh giá hoạt động sản xuất, kinh doanh của HTX, liên hiệp HTX

a) Về số lượng, doanh thu và thu nhập của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác (HTX, LH HTX, THT):

Tính đến ngày 30/6/2018, trên địa bàn thành phố Hà Nội có tổng số 1.737 hợp tác xã và 09 liên hiệp hợp tác xã, trong đó có: 1.639 HTX đã thực hiện tổ chức, đăng ký lại theo Luật Hợp tác xã, đạt 94% (trong đó có 936 HTX nông nghiệp, 703 HTX phi nông nghiệp); 1.570 hợp tác xã (HTX) đang hoạt động (bao gồm: 921 HTX nông nghiệp, chiếm 58,3%; 212 HTX công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, chiếm 13,4%; 246 HTX thương mại - dịch vụ, chiếm 15,6%; 63 HTX vận ti, chiếm 4,0%; 06 HTX xây dựng, chiếm 0,4%; 98 Quỹ tín dụng nhân dân, chiếm 6,2%; 24 HTX loại hình khác, chiếm 1,5%) và 158 hợp tác xã ngừng hoạt động, chờ giải thể, 09 hợp tác xã đã giải thể.

Thành phố có 29 hợp tác xã thành lập mới trong 6 tháng đầu năm 2018, tăng 20% so với cùng kỳ và hoàn thành 58% so với kế hoạch năm 2018, trong đó chủ yếu là lĩnh vực nông nghiệp, thương mại dịch vụ, vận tải. Các HTX thành lập mới thực hiện đúng quy định của Luật HTX năm 2012 và đã tạo việc làm cho 247 thành viên, người lao động, thu hút 46 tỷ đồng cho sản xuất kinh doanh.

Ước đến hết năm 2018, toàn Thành phố có 1.752 hợp tác xã và 09 liên hiệp hợp tác xã; tổng doanh thu của hợp tác xã là 4.791.720 triệu đng/năm, trong đó doanh thu bình quân của 01 hợp tác xã là 2.735 triệu đồng/năm.

b) Về thành viên, lao đng của HTX và THT:

Trong 06 tháng đầu năm 2018, tổng số thành viên hợp tác xã là 915.238 người, tổng số lao động thường xuyên trong hợp tác xã 991.645 người. Ước đến hết năm 2018, tổng số thành viên các HTX năm 2018 có 915.554 thành viên và tổng số lao động làm việc thường xuyên trong HTX là 991.700 người, đạt 100% kế hoạch. Thu nhập bình quân của người lao động làm việc thường xuyên trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khoảng 3,5 triệu đồng/người/tháng.

c) Về trình đcán bộ quản lý HTX, THT:

Hiện nay, tổng số cán bộ quản lý hp tác xã trên địa bàn Thành phố là 10.596 người, trong đó có 4.263 cán bộ quản lý đã qua đào tạo đạt trình độ sơ cấp, trung cấp và 2.345 cán bộ quản lý đã qua đào tạo trình độ cao đẳng, đại học trở lên. 100% cán bộ các Quỹ Tín dụng nhân dân đều có trình độ đạt chuẩn trung cấp trở lên và có nhiều cán bộ, lao động có trình độ đại học chính quy. Dự kiến đến cuối năm 2018, tổng số cán bộ quản lý khoảng 10.680 người.

2. Đánh giá theo lĩnh vực

Nhìn chung đóng góp của KTTT đối với phát triển kinh tế của Thành phố chưa thực sự rõ nét. Doanh thu của hợp tác xã, tổ hợp tác chưa đáng k, chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong đóng góp vào GDP hằng năm; thu nhập của thành viên, người lao động trong HTX, THT còn thấp so với mức thu nhập chung của người lao động trong thành phần kinh tế tư nhân trên địa bàn Thành phố. Hoạt động của hợp tác xã, tổ hợp tác chủ yếu trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ và kinh doanh điện, giao thông vận tải, quỹ tín dụng, song còn nhiều hạn chế, cụ thể:

a) HTX nông, lâm nghiệp:

Hiện nay, Thành phố có 43 HTX tham gia chuỗi giá trị, 38 HTX ứng dụng công nghệ cao, có 05 nhãn hiệu tập thể như: gà đồi Ba Vì, gà đồi Sóc Sơn, gà Mía Sơn Tây, vịt Vân Đình, trứng vịt Liên Châu, ước tính mỗi ngày cung cấp cho thị trường khoảng 60 tấn thịt lợn, 01 tấn thịt bò, 15 tấn gia cầm, 300.000 quả trứng và 80 tấn sữa tươi. Các HTX đã tập trung sản xuất theo nhu cầu của thị trường, gắn sản xuất với hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Nhiều HTX đã mở rộng thêm các ngành nghề kinh doanh mới, thực hiện đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu tập thể như: gạo chất lượng cao T10 tại HTX Đại Thắng (huyện Phú Xuyên), gạo nếp cái hoa vàng ca HTX Liên Hà (huyện Đông Anh), khoai lang Hoàng Long của HTX Tri Lai (xã Đồng Thái, huyện Ba Vì), hoa ly Tân Lập (huyện Đan Phượng), cam canh Kim An (huyện Thanh Oai), nhãn chín muộn (huyện Hoài Đức), rau muống tiến vua Sen Chiểu (huyện Phúc Thọ), bánh trưng Tranh Khúc (huyện Thanh Trì)... Xây dựng và tổ chức triển khai các phương án sản xuất kinh doanh - dịch vụ mới, mở rộng các hoạt động liên doanh, liên kết gắn với phát triển chuỗi giá trị nông sản của xã, hỗ trợ, hướng dẫn các hộ thành viên đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi góp phần hình thành nên nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa đem lại giá trị kinh tế cao như: trồng cây phát lộc xã Hồng kỳ - huyện Sóc Sơn; nuôi lợn công nghệ cao tại huyện: Mê Linh, Thanh Oai... và các mô hình liên doanh liên kết tiêu thụ nông sản như: chuối tiêu hồng, đu đủ của HTX nông nghiệp Nam Sơn - huyện Sóc Sơn.

Ước cả năm 2018, tổng doanh thu của các HTX nông nghiệp trên địa bàn Thành phố là 1.501.000 triệu đồng/năm, doanh thu bình quân của 01 HTX trên địa bàn thành phố là 1.555,5 triệu đồng/HTX/năm và thực hiện củng cố được 35 HTX tại 35 xã xây dựng nông thôn mới thuộc 10 huyện (Thạch Thất, Sóc Sơn, Thường Tín, Thanh Oai, ng Hòa, Ba Vì, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Mê Linh).

b) HTX công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ và kinh doanh điện:

Ngành nghề hoạt động của các hợp tác xã công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tương đối đa dạng, phong phú nhưng phổ biến vẫn là các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, đòi hỏi công nghệ đơn giản như may mặc, xe chỉ, dệt phù hiệu, sản xuất bao bì,... Sản phẩm khu vực này có giá trị gia tăng thấp, đáp ứng được một phần nhỏ tiêu dùng trong nước.

Các HTX thương mại - dịch vụ tăng cường đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ nhưng hiệu quả chưa cao. Đến nay, có 40% HTX hoạt động hiệu quả, 60% HTX hoạt động còn khó khăn, kém hiệu qu.

Hiện nay, Thành phố có 107 tổ chức kinh doanh điện trọng đó có 39 đơn vị doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, còn lại là mô hình HTX kinh tế tập thể. Tất cả các HTX kinh doanh điện đã được chuyển đổi sang mô hình HTX theo Luật HTX năm 2012 và được Sở Công thương, Cục Điều tiết điện lực - Bộ Công thương cấp giấy phép hoạt động điện lực, chấp hành các quy định pháp luật về hợp tác xã, điện lực.

c) HTX giao thông vận tải:

Số lượng HTX hoạt động trong lĩnh vực giao thông vận tải duy trì ước đến hết năm 2018 là 122 hợp tác xã (tăng 44 hợp tác so với thời điểm 31/12/2017), đều đã được chuyển đổi theo Luật Hợp tác xã năm 2012. Doanh thu bình quân của HTX, liên hiệp HTX bao gồm doanh thu đối với thành viên và thị trường bên ngoài khoảng 9.817 triệu đồng, thu nhập bình quân của thành viên, lao động HTX, liên hiệp HTX trung bình khoảng 4 triệu đồng/xã viên/ tháng, số lượng cán bộ quản lý đạt trình độ sơ cấp, trung cấp là 41 người và 81 người từ trình độ cao đẳng trở lên.

d) Các quỹ tín dụng nhân dân:

[...]