ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
572/KH-UBND
|
Quảng
Bình, ngày 25 tháng 4 năm 2016
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “CƠ SỞ DỮ LIỆU HỘ
TỊCH ĐIỆN TỬ TOÀN QUỐC” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Triển khai kịp
thời việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký và quản lý hộ tịch theo
quy định của Luật Hộ tịch và các văn bản hướng dẫn thi hành; bảo đảm phù hợp với
chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về cải cách hành chính
nói chung, trong lĩnh vực hộ tịch nói riêng;
- Hiện đại hóa
công tác đăng ký và quản lý hộ tịch; thiết lập hệ thống thông tin hộ tịch đồng
bộ, thông suốt giữa các cơ quan đăng ký hộ tịch ở địa phương; bảo đảm việc kết
nối để chia sẽ, cung cấp thông tin hộ tịch cho Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử
toàn quốc, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành
khác, bảo đảm tối đa lợi ích cho người dân.
2. Yêu cầu
- Các hoạt
động đề ra phải bám sát với nội dung của Đề án và thực tiễn của địa phương; đảm
bảo Đề án được triển khai nghiêm túc, đúng tiến độ và có hiệu quả;
- Kế thừa
nguồn lực, dữ liệu hộ tịch điện tử, phần mềm đăng ký hộ tịch sẵn có tại địa
phương, phù hợp với yêu cầu đăng ký và quản lý hộ tịch theo quy định của Luật Hộ
tịch, tránh lãng phí;
- Phát huy
vai trò chủ động, tích cực, trách nhiệm của các cơ quan đăng ký hộ tịch trong
việc thực hiện Đề án, nhất là trong việc bảo đảm cơ sở vật chất và phương tiện
làm việc đáp ứng được việc kết nối cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc.
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
1. Lộ trình thực hiện Kế hoạch
Lộ trình thực hiện Kế hoạch được chia thành 03 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Từ năm 2016 đến tháng 6/2017;
- Giai đoạn 2: Từ tháng 7/2017 đến tháng 12/2019;
- Giai đoạn 3: Từ ngày 01/01/2020 trở đi.
2. Nội dung triển khai
2.1. Giai đoạn 1 (Từ năm 2016 đến 6/2017)
a) Hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố; UBND các
xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện Luật Hộ tịch và các văn bản hướng dẫn
thi hành; Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật
Căn cước công dân, trong đó quy định phương thức kết nối, chia sẻ, cung cấp số
định danh cá nhân cho người đi đăng ký khai sinh theo quy định của Luật Hộ tịch
và Luật Căn cước công dân.
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp; Công an tỉnh; UBND các huyện,
thị xã, thành phố.
b) Khảo sát, đánh giá về nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, hạ
tầng để triển khai đồng bộ việc ứng dụng công nghệ thông tin về đăng ký, quản
lý hộ tịch tại UBND các huyện, thị xã, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn
(số lượng, chất lượng máy tính, hạ tầng mạng, phần mềm đang sử dụng, trình độ của
đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch...) để có cơ sở đầu tư, hoàn thiện nhằm
đáp ứng tốt các yêu cầu của công tác đăng ký, quản lý hộ tịch.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp;
- Cơ quan phối hợp: Sở Tài chính; Sở Nội vụ; Sở Thông tin
và truyền thông; UBND các huyện, thị xã, thành phố.
c) Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị để áp dụng hệ thống
phần mềm trong đăng ký, quản lý hộ tịch
Để ứng dụng phần mềm một cách có hiệu quả trong công tác
đăng ký, quản lý hộ tịch thì tại các cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch cần được
trang bị đầy đủ trang thiết bị (như: bàn ghế, máy vi tính, máy in, máy Scan,
máy fax, máy photocopy.v.v) hệ thống máy tính phải có cấu hình cao, dung lượng
lớn để đảm bảo tích hợp được phần mềm.
- Cơ quan chủ trì: UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Cơ quan phối hợp: Sở Tài chính; Sở Tư pháp; Sở Kế hoạch
và đầu tư; Sở Thông tin và truyền thông; UBND các xã, phường, thị trấn.
d) Triển khai cài đặt phần mềm đăng ký và quản lý hộ tịch tại
04 đơn vị cấp huyện và 82 đơn vị cấp xã còn lại thuộc 4 đơn vị cấp huyện (Đồng
Hới, Bố Trạch, Tuyên Hóa, Minh Hóa) bảo đảm phần mềm hệ thống thông tin hộ tịch
điện tử được vận hành thống nhất trên toàn tỉnh.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp;
- Cơ quan phối hợp: Sở Tài chính; Sở Thông tin và Truyền
thông; UBND các huyện, thị xã, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn.
2.2. Giai
đoạn 2 (Từ tháng 7/2017 đến tháng 12/2019)
a) Chỉnh sửa, nâng cấp phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch
- Chỉnh sửa, nâng cấp phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch hiện
có bảo đảm cung cấp dữ liệu chuẩn và đáp ứng các yêu cầu chung của cơ sở dữ liệu
hộ tịch điện tử toàn quốc; chuẩn hóa và đảm bảo tích hợp dữ liệu từ các cơ quan
đăng ký hộ tịch trên toàn tỉnh vào cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp;
- Cơ quan phối hợp: Đơn vị cung cấp phần mềm, Sở Tài chính,
Sở Thông tin truyền thông.
b) Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị để áp dụng
hệ thống phần mềm trong đăng ký, quản lý hộ tịch
- Cơ quan chủ trì: UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Cơ quan phối hợp: Sở Tài chính; Sở Tư pháp; Sở Kế hoạch
và đầu tư; Sở Thông tin và truyền thông; UBND các xã, phường, thị trấn.
c) Triển khai cài đặt, kết nối, vận hành phần mềm đăng ký,
quản lý hộ tịch dùng chung trên toàn quốc; thực hiện kết nối, chia sẻ thông tin
giữa các cơ quan đăng ký và quản lý hộ tịch, giữa cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử
với cơ sở dữ liệu về dân cư theo Luật Căn cước công dân.
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp; Công an tỉnh; UBND các huyện,
thị xã, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn.
d) Đào tạo nguồn nhân lực để sử dụng, cập nhật, khai thác
phần mềm cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử theo yêu cầu quản lý.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp;
- Cơ quan phối hợp: Sở Nội vụ; Sở Thông tin và truyền
thông; Đơn vị cung cấp phần mềm; UBND các huyện, thị xã, thành phố.
e) Cập nhật cơ sở dữ liệu hộ tịch từ sổ giấy vào cơ sở dữ
liệu hộ tịch điện tử toàn quốc (Từ năm 1987 cho đến khi ứng dụng phần mềm đăng
ký hộ tịch điện tử toàn quốc)
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp; UBND các huyện, thị xã,
thành phố; Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn;
- Cơ quan phối hợp: Sở Tài chính; Sở Nội vụ; Sở Thông tin
và truyền thông.
f) Tổng kết việc thực hiện Đề án cơ sở dữ liệu hộ tịch điện
tử toàn quốc, tiếp tục duy trì, phát triển và hoàn thiện cơ sở dữ liệu hộ tịch
điện tử toàn quốc trong giai đoạn tiếp theo
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp; UBND các huyện, thị xã,
thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn.
2.3. Giai
đoạn 3 (Từ 01/01/2020 trở đi)
Duy trì vận hành, củng cố, hoàn thiện cơ sở dữ liệu hộ tịch
điện tử thống nhất trên toàn tỉnh nhằm đảm bảo đăng ký, quản lý hộ tịch theo hướng
hiện đại theo quy định của Luật Hộ tịch; triển khai quản lý, khai thác dụng an
toàn, hiệu quả.
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp; UBND các huyện, thị xã,
thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Tư pháp
- Xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng
nghiệp vụ cho đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch; đề xuất đầu tư cơ sở vật
chất, trang thiết bị làm việc cho công chức làm công tác hộ tịch đảm bảo thực
hiện có hiệu quả Kế hoạch này.
- Ban hành các văn bản hướng dẫn các địa phương triển khai,
ứng dụng phần mềm hộ tịch; kịp thời nắm bắt những khó khăn, vướng mắc của các địa
phương trong quá trình sử dụng phần mềm để có biện pháp giải quyết.
- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và đầu tư tham mưu cấp có thẩm quyền bố trí nguồn kinh phí để triển khai các nội
dung của Kế hoạch này.
- Phối hợp với Sở Nội vụ rà soát, bố trí nguồn nhân lực
đúng tiêu chuẩn, đủ năng lực làm công tác hộ tịch tại Sở Tư pháp.
- Đào tạo nguồn nhân lực để sử dụng, cập nhật, khai thác phần
mềm cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử theo yêu cầu quản lý
- Chỉnh sửa, nâng cấp phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch hiện
có tại địa phương đáp ứng tiêu chuẩn phần mềm chung và chuẩn cấu trúc dữ liệu hộ
tịch điện tử do Bộ Tư pháp ban hành; có khả năng kết nối, cung cấp, chia sẻ dữ
liệu với cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc.
2. Sở Nội vụ
- Phối hợp với Sở Tư pháp, UBND các huyện, thị xã, thành phố
rà soát, bố trí cán bộ đúng tiêu chuẩn và bảo đảm chế độ, chính sách cho công
chức làm công tác hộ tịch ở các cấp;
- Tham mưu đề xuất các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ
công chức tư pháp làm công tác hộ tịch theo đề nghị của Sở Tư pháp.
3. Sở Tài chính
Sở Tài
chính chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu cấp có
thẩm quyền bố trí nguồn kinh phí để triển khai các nội dung của Kế hoạch này.
4. Sở Thông tin và truyền thông
- Hướng dẫn việc quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông
tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, việc thuê dịch vụ công nghệ thông tin
của doanh nghiệp trong quá trình triển khai thực hiện Đề án cơ sở dữ liệu hộ tịch
điện tử toàn quốc theo quy định.
- Hướng dẫn UBND cấp huyện, cấp xã trong việc sử dụng phần
mềm cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và các phần mềm chuyên ngành khác có sử dụng
dữ liệu hộ tịch của cá nhân bảo đảm phù hợp với Kế hoạch.
5. Công an tỉnh
Hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố; UBND các xã,
phường, thị trấn triển khai thực hiện Nghị định quy định chi tiết một số điều
và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân, trong đó quy định phương thức kết
nối, chia sẻ, cung cấp số định danh cá nhân cho người đi đăng ký khai sinh theo
quy định của Luật Hộ tịch và Luật Căn cước công dân.
6. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Xây dựng tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch tại địa
phương;
- Bố trí cán bộ đúng tiêu chuẩn, đủ năng lực làm công tác hộ
tịch tại Phòng Tư pháp, UBND cấp xã.
- Bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị để thực
hiện ứng dụng cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí thực hiện Kế hoạch được đảm bảo từ nguồn ngân sách
nhà nước cấp cho địa phương và các nguồn lực xã hội (nếu có).
Trong quá trình thực hiện, nếu
có vướng mắc, khó khăn, các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời báo cáo UBND tỉnh
(qua Sở Tư pháp) để được hướng dẫn, giải quyết kịp thời.
Nơi nhận:
- Cục HT-QT-CT (Bộ Tư pháp);
- TT Tỉnh ủy;
- TT HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- UBMT TQVN tỉnh;
- Các sở: Tư pháp; Tài chính; Nội vụ; Kế hoạch và Đầu tư; Thông tin và Truyền
thông;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu VT, NC.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Tiến Hoàng
|