Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 52/KH-UBND năm 2016 thực hiện Đề án “Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc” trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Số hiệu 52/KH-UBND
Ngày ban hành 23/06/2016
Ngày có hiệu lực 23/06/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Tuyên Quang
Người ký Nguyễn Hải An
Lĩnh vực Công nghệ thông tin,Dịch vụ pháp lý

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

số: 52/KH-UBND

Tuyên Quang, ngày 23 tháng 6 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “CƠ SỞ DỮ LIỆU HỘ TỊCH ĐIỆN TỬ TOÀN QUỐC” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG

Thực hiện Luật Hộ tịch năm 2014; Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch; Quyết định số 2173/QĐ-BTP ngày 11/12/2015 của Bộ Tư pháp về việc phê duyệt Đề án “Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc”, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc” trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Thực hiện Đề án“Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc” trên cơ sở xây dựng và thực hiện Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử của tỉnh trong việc ứng dụng đồng bộ công nghệ thông tin vào công tác đăng ký, quản lý hộ tịch tại Sở Tư pháp; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.

- Hiện đại hóa công tác đăng ký và quản lý hộ tịch, bảo đảm việc kết nối để chia sẻ, cung cấp thông tin hộ tịch cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác; bảo đảm tối đa lợi ích của người dân.

2. Yêu cầu

Ứng dụng phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch đảm bảo yêu cầu phần mềm đồng bộ, thống nhất tại các cơ quan đăng ký hộ tịch cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; phù hợp với yêu cầu đăng ký và quản lý hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch và Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc.

II. NỘI DUNG, THỜI GIAN VÀ CƠ QUAN THỰC HIỆN

1. Triển khai ứng dụng phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch ở 3 cấp (tỉnh, huyện, xã) đảm bảo cung cấp dữ liệu cho Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; chuẩn hóa và tích hợp dữ liệu từ các cơ quan đăng ký hộ tịch tại địa phương vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch toàn quốc theo các yêu cầu sau:

- Phần mềm đăng ký hộ tịch phải bảo đảm chức năng đăng ký toàn bộ các việc hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch và các văn bản hướng dẫn thi hành, tương ứng với thẩm quyền của cơ quan đăng ký ở các cấp (cơ quan đăng ký hộ tịch các cấp chỉ sử dụng một phần mềm chuẩn dùng chung), với đầy đủ tính năng (in ấn biểu mẫu hộ tịch, lưu trữ dữ liệu hộ tịch đã đăng ký vào cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và trích xuất, cung cấp thông tin từ cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đảm bảo khả năng đăng ký hộ tịch trực tuyến theo lộ trình, phù hợp với cơ chế một cửa điện tử).

- Phần mềm hiện có tại các cơ quan đăng ký hộ tịch phải được chỉnh sửa, nâng cấp để bảo đảm đáp ứng các yêu cầu chung của Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; trên cùng một địa bàn tỉnh sử dụng cùng một phần mềm, tránh tình trạng sử dụng nhiều loại phần mềm do nhiều đơn vị khác nhau cung cấp, dẫn đến thiếu đồng bộ, tương thích.

- Phần mềm phải đáp ứng được các yêu cầu, tiêu chuẩn chung về chức năng đăng ký và quản lý hộ tịch (khả năng kết nối, liên thông giữa các cơ quan đăng ký hộ tịch; chế độ phân quyền và cảnh báo đối với việc hiệu chỉnh/chỉnh sửa thông tin hộ tịch cá nhân đã được đăng ký trên hệ thống; chức năng từ chối tiếp nhận thông tin cá nhân trùng lắp nhằm bảo đảm 1 sự kiện hộ tịch của cá nhân chỉ được đăng ký 1 lần; chức năng thống kê dữ liệu hộ tịch nhanh chóng, kịp thời, chính xác theo các tiêu chí yêu cầu). Dữ liệu hộ tịch được đăng ký, lưu trữ trên hệ thống điện tử phải bảo đảm thời gian tra cứu nhanh; cho phép độ trễ tối đa là 12 giờ (sự kiện hộ tịch chậm nhất sau 12 giờ kể từ khi đăng ký phải được cập nhật trên hệ thống để cơ quan quản lý cấp trên được phân quyền kiểm tra, hiệu chỉnh sai sót, nếu có).

- Phần mềm phải bảo đảm yêu cầu an ninh, bảo mật thông tin, phân quyền sử dụng cho từng cơ quan, cá nhân có thẩm quyền (có tính năng cảnh báo, phòng chống hiện tượng can thiệp, truy cập trái phép; phát hiện và ngăn chặn trường hợp rò rỉ thông tin trên hệ thống; truy nguyên, phát hiện đối tượng, khu vực đã truy cập trái phép hoặc hiệu chỉnh thông tin không đúng thẩm quyền).

- Thời gian thực hiện: Trong năm 2016 và các năm tiếp theo.

- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã.

2. Bố trí đầy đủ trang thiết bị, phương tiện phục vụ xây dựng, quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử tại các cơ quan đăng ký hộ tịch từ cấp tỉnh đến cấp xã; ứng dụng phần mềm đang sử dụng bảo đảm tương thích, kết nối với Cơ sở dữ liệu hộ tịch toàn quốc.

- Thời gian thực hiện: Năm 2016.

- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp; Ủy ban nhân dân cấp huyện.

3. Cài đặt, kết nối, vận hành phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch dùng chung trên toàn quốc; thực hiện kết nối, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan đăng ký và quản lý hộ tịch, giữa Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo quy định của Luật Hộ tịch, Luật Căn cước công dân.

- Thời gian thực hiện: Từ tháng 6/2017 đến 2019 (theo lộ trình thực hiện kết nối Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc của Bộ Tư pháp).

- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp, Công an tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân cấp huyện.

4. Rà soát và cập nhật dữ liệu hộ tịch từ sổ giấy hiện đang được lưu trữ tại Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc.

- Thời gian thực hiện: Từ tháng 6/2017 đến 2019 ( sau khi kết nối với Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc đến hết tháng 12 năm 2019).

- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã.

5. Duy trì vận hành, củng cố, hoàn thiện Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử thống nhất toàn tỉnh và kết nối với Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc nhằm bảo đảm đăng ký, quản lý hộ tịch theo hướng hiện đại theo quy định của Luật Hộ tịch; triển khai quản lý, khai thác sử dụng an toàn, hiệu quả.

- Thời gian thực hiện: Từ năm 2020 trở đi.

[...]