Kế hoạch 175/KH-UBND năm 2016 xóa bỏ lò vôi thủ công trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020

Số hiệu 175/KH-UBND
Ngày ban hành 14/11/2016
Ngày có hiệu lực 14/11/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Ngô Văn Tuấn
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 175/KH-UBND

Thanh Hóa, ngày 14 tháng 11 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

XÓA BỎ CÁC LÒ VÔI THỦ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2020

Căn cứ Quyết định số 1469/QĐ-TTg ngày 22/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 507/QĐ-BXD ngày 27/4/2015 của Bộ Xây dựng về phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp vôi đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Công văn số 1452/BXD-GĐ ngày 15/7/2016 của Bộ Xây dựng về tăng cường công tác quản lý đối với các lò nung thủ công sản xuất vật liệu xây dựng trên toàn quốc;

UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Kế hoạch xóa bỏ các lò vôi thủ công trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, cụ thể như sau:

I. Hiện trạng và dự báo tình hình sản xuất, sử dụng vôi

1. Hiện trạng sản xuất:

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 39 cơ sở sản xuất vôi với sản lượng sản xuất khoảng 404.076 tấn/năm, được phân bố trên địa bàn 04 huyện, thị, thành phố, bao gồm:

- 38 cơ sở sản xuất vôi thủ công (lò gián đoạn) với tổng sn lượng khoảng 4.076 tấn/năm; tại các huyện Nông Cống, thành phThanh Hóa, huyện Ngọc Lặc, thị xã Bỉm Sơn; các lò vôi th công này tiềm ẩn nhiều nguy cơ như gây ô nhiễm môi trường, không đảm bảo an toàn cho người lao động.

- 01 nhà máy vôi công nghiệp với công suất thiết kế là 400.000 tấn/năm tại phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn (có phụ lục danh sách các cơ sở sản xuất vôi đính kèm).

2. Dự báo nhu cầu:

Nhu cu sử dụng vôi chủ yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, y tế và vật liệu xây dựng của địa phương, hiện tại nhu cu khoảng 10.000 tấn/năm;

Nhu cầu cho xuất khẩu: theo công suất dự án và hợp đồng xuất khẩu khoảng 100.000 tấn/năm;

Như vậy, khi nhà máy vôi công nghiệp đi vào sản xuất ổn định sẽ đáp ứng đủ nhu cầu vôi cho các địa phương trên địa bàn tỉnh và xuất khẩu.

II. Mục tiêu phát triển và lộ trình xóa bỏ

1. Mc tiêu:

- Đến 31/12/2020, các địa phương trên địa bàn tỉnh thực hiện xóa bỏ hoàn toàn các lò vôi thủ công;

- Ưu tiên, khuyến khích phát triển các dự án đầu tư sản xuất vôi theo hướng công nghiệp, hiện đại, góp phần giảm thiểu khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm môi trường, tiết kiệm nguyên liệu, đảm bảo an toàn môi trường lao động và đem lại hiệu quả kinh tế chung cho toàn xã hội;

- Địa bàn đầu tư: cụm khu vực 11 huyện miền núi, cụm huyện Tĩnh Gia, cụm huyện Yên Định, cụm huyện Nông Cống.

2. Lộ trình thực hiện:

- Không cấp phép đầu tư xây dựng mới các lò vôi thủ công hoặc các lò liên hoàn.

- Lộ trình xóa bỏ các lò vôi thủ công: Xóa bỏ 50% số lò vôi thủ công hiện có trên địa bàn tỉnh trong năm 2017 và xóa bỏ hoàn toàn trước ngày 31/12/2020.

III. Giải pháp thực hiện

1. Tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn thực hiện các chính sách của nhà nước về tác hại của lò vôi thủ công, các ưu điểm, lợi thế của việc sản xuất và sử dụng vôi được sản xuất từ các lò công nghiệp.

2. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất vôi công nghiệp tại các vị trí được quy hoạch theo Quyết định số 507/QĐ-BXD ngày 27/4/2015 của Bộ Xây dựng về phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp vôi đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

3. Không cấp phép khai thác các mỏ đá vôi làm nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất từ các lò vôi thủ công.

4. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng theo quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng đã được phê duyệt.

5. Sớm ban hành chính sách hỗ trợ tháo dỡ lò vôi thủ công, chính sách đào tạo nghề cho người lao động, hỗ trợ ổn định đời sống cho người lao động trong thời gian chờ chuyển đổi việc làm.

[...]