ỦY BAN NHÂN
DÂN
THÀNH
PHỐ HÀ NỘI
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------
|
Số: 5061/QĐ-UBND
|
Hà Nội, ngày 07 tháng 10 năm 2015
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO
THIÊN TAI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG” GIAI ĐOẠN 2016 – 2020 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày
26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số
1002/QĐ-TTg ngày 13/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Nâng cao
nhận thức cộng đồng và Quản lý
rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng”;
Căn cứ văn bản số 6645/BNN-TCTL ngày
17/8/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc lập kế hoạch, kinh
phí thực hiện Đề án “Nâng cao
nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng” giai đoạn
2016-2020;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tại Tờ trình số 209/TTr-SNN ngày 29/9/2015 về việc ban hành Kế hoạch thực
hiện Đề án “Nâng cao
nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng” giai đoạn
2016-2020 trên địa bàn thành phố Hà Nội,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Đề
án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng”
giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Điều 2. Phân công trách nhiệm:
1. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn - Cơ quan thường trực của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai Thành phố làm
cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện
Kế hoạch bảo đảm đúng mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung được phê duyệt.
2. Các sở, ngành Thành phố, UBND các quận,
huyện, thị xã căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động xây dựng chương
trình chi tiết của đơn vị,
địa phương để thực hiện nội dung Kế hoạch.
3. Định kỳ hàng năm, các sở, ngành Thành
phố, UBND các quận,
huyện, thị xã báo cáo kết quả, tiến độ thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu của Kế
hoạch này về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo
cáo UBND Thành phố và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính Kế hoạch va Đầu
tư, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã; Chi cục trưởng Chi cục Đê điều và
PCLB; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Như
Điều 3;
- Bộ Nông
nghiệp và PTNT,
- Chủ tịch
UBND Thành phố
(để báo cáo);
- Tổng cục
Thủy lợi;
- Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc Thành phố;
- VP BCH PCTT
Thành phố;
- Hội chữ Thập
đỏ Thành phố;
- Đài PT và TH
Hà Nội;
- Báo: HNM, KT
và ĐT;
- VPUB:
PCVPN.N Sơn, KT, TH;
- Lưu: VT,
NNNT (2b).
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Xuân Việt
|
KẾ HOẠCH
THỰC
HIỆN ĐỀ ÁN “ NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI DỰA VÀO CỘNG
ĐỒNG” GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 5061/QĐ-UBND ngày 07/10/2015 của UBND thành phố Hà Nội)
I. Căn cứ pháp lý.
- Quyết định số 1002/QĐ-TTg ngày 13/7/2009 của
Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên
tai dựa vào cộng đồng”;
- Công văn số 6645/BNN-TCTL ngày 17/8/2015 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc lập kế hoạch,
kinh phí thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý
rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng” giai đoạn 2016 - 2020.
II. Mục tiêu
1. Mục tiêu chung:
Nâng cao nhận thức cộng đồng và tổ chức
có hiệu quả mô hình quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng cho các cấp, các
ngành, đặc biệt là chính quyền và người dân ở các làng, xã nhằm giảm đến mức thấp
nhất thiệt hại về người và tài sản, hạn chế sự phá hoại tài nguyên thiên nhiên,
môi trường và di sản văn hóa do thiên tai gây ra, đáp ứng yêu cầu phát triển bền
vững kinh tế, ổn định xã hội,
bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn Thành phố.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Nâng cao năng lực cho cán bộ chính quyền các
cấp trực tiếp làm công tác phòng, chống thiên tai; đảm bảo 100% cán bộ được tập
huấn, nâng cao
năng lực và trình độ về công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.
- Tất cả các làng, xã ở những vùng có nguy cơ
cao xảy ra thiên tai (270 xã được ưu tiên thực hiện Đề án) xây dựng kế hoạch
phòng tránh thiên tai, có hệ thống thông tin liên lạc và xây dựng được lực lượng
nòng cốt có chuyên môn, nghiệp vụ về giảm nhẹ thiên tai, lực lượng tình nguyện
viên để hướng dẫn và hỗ trợ nhân dân trong công tác phòng, chống và giảm nhẹ
thiên tai.
+ Trên 80% số dân các xã thuộc vùng
thường xuyên bị thiên tai được phổ biến kiến thức về phòng, chống lụt bão và giảm
nhẹ thiên tai.
+ Đưa kiến thức phòng tránh giảm nhẹ
thiên tai vào
chương trình giảng dạy của trường học
phổ thông.
- Các hoạt động về QLTTCĐ thường xuyên được
truyền bá thông qua trang web, TV, đài, báo và các pano áp phích, tờ rơi...
- Tổ chức các lớp đào tạo hàng năm cho cộng đồng
về từng hoạt động riêng biệt trong công tác quản lý rủi ro thiên tai tại cộng đồng
(các hoạt động đào tạo, tập huấn này được tổ chức riêng biệt cho từng đối tượng cụ
thể trong cộng đồng như giới tính, học sinh phổ thông, người lớn tuổi...).
- Tổ chức các buổi biểu diễn, kịch về phòng, chống
và giảm nhẹ thiên tai tại cộng đồng nhân các ngày lễ của cộng đồng.
- Xây dựng các công trình quy mô nhỏ phục vụ
công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại cộng đồng.
IV. Kinh phí thực hiện:
1. Khái toán kinh phí thực hiện Đề án
“Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng”
giai đoạn 2016
- 2020 là 42.456
triệu
đồng. Trong đó:
+ Năm 2016:
|
3.940 triệu
đồng.
|
+ Năm 2017:
|
4.028 triệu
đồng.
|
+ Năm 2018:
|
14.827
triệu đồng.
|
+ Năm 2019:
|
9.696 triệu
đồng.
|
+ Năm 2020:
|
9.965 triệu
đồng.
|
- Nguồn vốn thực hiện: Ngân sách trung ương hỗ
trợ, ngân sách Thành phố và các nguồn vốn khác.
(kế hoạch kinh phí chi tiết trong
phụ lục kèm theo)
V. Tổ chức thực hiện:
1. Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai
Thành phố:
Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai
Thành phố (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực của
Ban Chỉ huy, Chi cục Đê điều và PCLB là Văn phòng thường trực) là đơn vị chủ
trì giúp UBND Thành phố chỉ đạo, đôn đốc các ngành, địa phương, đơn vị tổ chức
thực hiện Kế hoạch, có trách nhiệm:
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống
thiên tai; các Sở, ngành có liên quan và các địa phương xây dựng, đề xuất các
giải pháp thực hiện kế hoạch hằng năm, ngắn hạn, trung hạn, dài hạn;
- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch Đầu tư xây dựng
kế hoạch, kinh phí thực hiện trình UBND Thành phố phê duyệt Kế hoạch và báo cáo
Tổng cục Thủy lợi để tổng
hợp; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch;
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện kế
hoạch tại các Sở, ngành, địa phương, đơn vị. Định kỳ hàng năm sơ kết, đánh giá
rút kinh nghiệm, đồng thời tham mưu UBND Thành phố điều chỉnh, bổ sung những vấn đề
phát sinh cho phù hợp với điều kiện theo
thực tế của địa
phương nằm trong vùng
dự án.
2. Ban Chỉ huy Tìm kiếm cứu nạn Thành phố
Có trách nhiệm phối hợp với Ban Chỉ
huy PCTT Thành phố, các địa phương, đơn vị để chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt
các nội dung phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai có liên quan đến Đề án theo nhiệm
vụ được phân công.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính
Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở
Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và PTNT thẩm định dự toán hàng năm, tham mưu
cho UBND Thành phố
phân bổ ngân sách trung ương cấp và bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương để
đảm bảo thực hiện Kế hoạch này theo nội dung, tiến độ được phê duyệt.
4. Các Sở, Ban, ngành liên quan, theo chức
năng, nhiệm vụ phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức thực hiện Kế hoạch.
5. Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã nằm
trong danh sách ưu tiên thực hiện
Đề án:
- Tổ chức thực hiện các hoạt động có liên quan
theo phân công trong Kế hoạch;
- Hàng năm xây dựng, tổng hợp kế hoạch, kinh
phí thực hiện Đề án cấp huyện gửi
về Sở Nông nghiệp
và PTNT trước ngày 01 tháng 12 năm trước đó để tổng hợp trình UBND Thành phố
phê duyệt.
- Đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu và có hiệu quả
nguồn vốn của đề án, thực hiện chống tham nhũng và thất thoát vốn;
- Chủ động huy động bổ sung các nguồn lực của địa
phương, nguồn lực của nhân dân trên địa bàn; lồng ghép các hoạt động liên quan
của các chương trình khác để thực hiện Kế hoạch này đạt hiệu quả cao;
- Thực hiện báo cáo định kỳ theo quy định về tiến
độ, kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch.
6. Hoạt động về nâng cao nhận thức cộng đồng
và quản lý rủi ro thiên tai dựa
vào cộng đồng là nhiệm vụ của toàn xã hội, do đó đề nghị Ủy ban Mặt trận
Tổ quốc, Hội Chữ Thập đỏ các cấp, các
Tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp, Hội, Đoàn thể, Cơ quan thông tin,
truyền thông phối hợp với Sở Nông
nghiệp và PTNT, các sở ban ngành thành phố và UBND các quận, huyện, thị xã tích
cực tham gia thực hiện tốt các nội dung của Kế hoạch này.