ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1716/KH-UBND
|
Điện Biên, ngày
11 tháng 05 năm 2015
|
KẾ HOẠCH
PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS TỈNH ĐIỆN BIÊN NĂM 2015
Căn cứ Công văn số 930/BYT-UBQG50,
ngày 09/02/2015 của Ủy ban quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma
túy, mại dâm về việc triển khai kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 5026/QĐ-BYT
ngày 18/12/2012 của Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn xây dựng kế hoạch Phòng,
chống HIV/AIDS hàng năm;
UBND tỉnh Điện Biên xây dựng Kế hoạch
Phòng, chống HIV/AIDS năm 2015, cụ thể như sau:
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Điều kiện dân
số, địa lý
Điện Biên là tỉnh miền núi, biên giới
phía Tây Bắc của Tổ quốc, diện tích 9.562,9 km, đường biên giới
dài 400,861 Km, trong đó: tiếp giáp với Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 360 km,
Trung Quốc 40,861 km. Địa hình hiểm trở, chia cắt, giao thông đi lại khó khăn.
Toàn tỉnh có 10 đơn vị hành chính: 8
huyện, 1 thị xã, 1 thành phố, 130 xã phường, thị trấn (trong đó có 101 xã thuộc
vùng khó khăn theo Quyết định số 2405/2013/QĐ-TTg, ngày 10/12/2013 của Thủ tướng
Chính phủ); 05 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của
Chính phủ và 02 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng chính sách đầu tư cơ sở
hạ tầng theo Nghị quyết 30a tại Quyết định 293/QĐ-TTg, ngày 05/02/2013 của Thủ
tướng Chính phủ; Dân số hơn 52 vạn người, 19 dân tộc: dân tộc Thái 37,99%, Mông
34,8%, Kinh 18,42%, Khơ Mú 3,3%, còn lại là các dân tộc khác. 100% xã có đường
ô tô, 98/130 Trạm y tế xã có điện lưới quốc gia, trên 90% Trạm y tế xã có điện
thoại cố định.
2. Tình hình kinh
tế, xã hội
Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2014 ước
đạt 9,02% (theo giá so sánh 1994), chưa đạt mục tiêu kế hoạch là 9,52%; đây là
kết quả của sự nỗ lực, phấn đấu tích cực của cả hệ thống chính trị trong điều
kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, thách thức. GDP bình quân đầu người đạt 20,75
triệu đồng/người/năm, tăng 12,65% so với năm 2013. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch
theo hướng giảm dần tỷ trọng khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản.
Các mặt văn hóa, giáo dục, y tế,
an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo tiếp tục được quan
tâm chăm lo và có những chuyển biến tích cực, đời sống của nhân dân được cải
thiện cả về vật chất và tinh thần, hầu hết các mục tiêu xã hội chủ yếu đều thực
hiện đạt kế hoạch giao. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 35,22% năm 2013 xuống còn 31,49%
(giảm 3,73%). Riêng các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ
50,94% xuống còn 46,13% năm 2014 (giảm 4,81%).
3. Tình hình nghiện
ma túy, mại dâm, dịch HIV/AIDS
a) Tình hình nghiện ma túy, mại dâm
Theo kết quả rà soát của Công an tỉnh,
tỉnh đến ngày 15/6/2014 toàn tỉnh có 9.555 người nghiện ma túy có hồ sơ quản
lý, tăng 1.886 người so với năm 2013. Trong đó: Nam 9.035 người, nữ 520 người;
hình thức sử dụng: hút, hít 5.077 người, chích 3.173 người, uống 122 người,
dùng theo đường khác 1.183 người. Tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm tiêm chích ma túy là
30%.
Toàn tỉnh có khoảng 200 gái bán dâm,
trong đó 42 người có hồ sơ quản lý, tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm gái bán dâm năm 2013
là 11%.
b) Tình hình dịch HIV/AIDS
Hiện nay 10/10 huyện, thị xã, thành phố và 113/130
xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh có người nhiễm HIV. Tính đến tháng 3 năm
2015, lũy tích các trường hợp nhiễm HIV là 7.420 ca, trong đó còn sống quản lý
được 3.640 người. Lũy tích bệnh nhân AIDS 4.827 người, còn sống 1.776 người,
lũy tích tử vong 3.051 người.
Trong 03 tháng đầu năm 2015, phát hiện thêm 43 trường
hợp nhiễm HIV mới, giảm 53 trường hợp so với cùng kỳ năm 2014; số mới chuyển
giai đoạn AIDS 26 trường hợp giảm 66 ca so với cùng kỳ năm 2014; 52 ca tử vong
mới do AIDS giảm 31 ca so với cùng kỳ năm 2014. Tỷ lệ người nhiễm HIV còn sống
quản lý được trên dân số là: 0,67%.
Tình hình dịch HIV/AIDS đang giảm ở các huyện thị
trọng điểm, tuy nhiên vẫn còn diễn biến phức tạp và lan ra cộng đồng, đặc biệt
là các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, khu vực biên giới.
4. Kết quả hoạt động phòng chống
HIV/AIDS năm 2014
Năm 2014, các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Điện
Biên đã chỉ đạo, triển khai đồng bộ, quyết liệt công tác phòng, chống HIV/AIDS.
Được sự quan tâm, chỉ đạo, giúp đỡ của Chính phủ, Bộ Y tế và các Tổ chức Quốc tế,
tỉnh Điện Biên đã đẩy mạnh các hoạt động phòng chống HIV/AIDS và đạt được nhiều
kết quả quan trọng. Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Sở Y tế đã ban hành các Chỉ thị, văn bản,
đề án, kế hoạch chỉ đạo đồng bộ toàn diện công tác phòng, chống HIV/AIDS.
Chương trình phòng chống HIV/AIDS đã có sự tham gia
chủ động, tích cực của cả hệ thống chính trị và cộng đồng. Hiện nay, hệ thống dịch
vụ phòng chống HIV/AIDS tương đối đồng bộ, toàn diện bao gồm: 08 Phòng khám ngoại
trú; 09 Phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện; 10 cơ sở điều trị dự phòng lây truyền
mẹ con; 05 Cơ sở điều trị Methadone; triển khai can thiệp giảm tác hại trên địa
bàn 106 xã, phường, thị trấn. Triển khai lồng ghép các dịch vụ phòng chống
HIV/AIDS với hệ thống y tế công lập, để đảm bảo tính bền vững của chương trình.
Ngành Y tế đã phối hợp với các ban ngành, đoàn thể
thực hiện tốt công tác thông tin, truyền thông thay đổi hành vi dự phòng lây
nhiễm HIV. Triển khai hiệu quả Tháng cao điểm dự phòng lây truyền mẹ con và
Ngày thế giới phòng, chống HIV/AIDS, 01 tháng 12 trên phạm vi toàn tỉnh.
Tỉnh đã đẩy mạnh công tác chăm sóc, điều trị cho bệnh
nhân HIV/AIDS. Hiện nay, 08/10 huyện có phòng khám điều trị HIV/AIDS; điều trị
ARV cho 2.256 bệnh nhân, chiếm 62,3%/Tổng số người nhiễm HIV còn sống; điều trị
dự phòng Lao bằng INH cho 2.830 bệnh nhân; điều trị dự phòng Cotrimoxazol cho
313 bệnh nhân; sàng lọc lao cho 2.570 bệnh nhân và điều trị INH cho 1.439 bệnh
nhân. Triển khai thành công mô hình 2.0 tại 12 xã, phường thuộc 04 huyện. Tiến
hành cấp phát thuốc ARV tại 37 xã với tổng số 422 bệnh nhân. Công tác chăm sóc
điều trị HIV/AIDS góp phần nâng cao sức khỏe của người nhiễm HIV/AIDS, giảm tử
vong, hạn chế lây nhiễm HIV cho cộng đồng.
05 cơ sở điều trị Methadone đang quản lý, điều trị
cho 1.445 bệnh nhân, đa số bệnh nhân tuân thủ tốt việc điều trị. Sau 02 năm điều
trị, chỉ có 01/1.000 trường hợp nhiễm HIV, chiếm tỷ lệ 0,1%, kết quả trên khẳng
định Chương trình điều trị Methadone đem lại hiệu quả rất cao về dự phòng lây
nhiễm HIV.
Triển khai can thiệp giảm tác hại trên địa bàn 106,
xã, phường, đã tiếp cận 4.667 lượt người tiêm chích ma túy, cấp miễn phí
2.032.557 bơm kim tiêm (BKT) và 55.711 bao cao su (BCS). Độ bao phủ của chương
trình can thiệp giảm tác hại đạt 73,1%.
Đẩy mạnh hoạt động dự phòng lây truyền HIV từ mẹ
sang con. Năm 2014, đã xét nghiệm sang lọc HIV cho 13.614 phụ nữ mang thai
(PNMT), đạt trên 80%; quản lý và điều trị dự phòng lây truyền mẹ con (LTMC) cho
58 trường hợp, trong đó: 21 PNMT nhiễm mới, 37 PNMT nhiễm HIV từ trước, lũy
tích điều trị 255 trường hợp. Xét nghiệm PCR cho 47 trẻ sinh ra có mẹ nhiễm
HIV, trong đó: 05 trẻ có kết quả HIV(+), chiếm tỷ lệ 10,6%. Quản lý và điều trị
cho 87,5% PNMT nhiễm HIV, khống chế được tỷ lệ nhiễm HIV từ mẹ truyền sang con
dưới 2% (Đạt tiêu chuẩn loại trừ nhiễm HIV từ mẹ truyền sang con, theo tiêu chuẩn
của Tổ chức Y tế thế giới).
Năm 2014, 10 phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện đã
thực hiện tư vấn xét nghiệm HIV cho 26.52 lượt người. Thưc hiện 12.056 mẫu giám
sát phát hiện HIV, 600 mẫu giám sát trọng điểm, 3.226 mẫu xét nghiệm CD4. 100%
huyện, thị xã, thành phố đã thực hiện công tác theo dõi, đánh giá tình hình dịch
HIV/AIDS.
Triển khai có hiệu quả các dự án FHI, dự án Quỹ
toàn cầu phòng chống HIV/AIDS, dự án Hà Lan - Việt Nam; hợp tác có hiệu quả với
các Tổ chức quốc tế như: WHO, UNAIDS, FHI, ...
Đào tạo, tập huấn trên 1.070 lượt cán bộ về phòng
chống HIV/AIDS; thực hiện tốt công tác kiểm tra, hỗ trợ kỹ thuật. Tăng cường hợp
tác Quốc tế để huy động nguồn lực cho phòng chống HIV/AIDS và giúp đỡ các tỉnh
Phong Sa Ly, nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong phòng, chống HIV/AIDS qua
khu vực biên giới.
5. Khó khăn và thách thức
Tỉnh Điện Biên là tỉnh miền núi, giao thông đi lại
khó khăn; hầu hết người nhiễm HIV/AIDS, người nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh
là người nghèo, không có nghề nghiệp ổn định nên họ gặp khó khăn trong việc tiếp
cận điều trị HIV/AIDS và điều trị Methadone.
Hệ thống tổ chức, nhân lực phòng chống HIV/AIDS còn
mỏng; năm 2014, kinh phí đầu tư cho phòng chống HIV/AIDS bị cắt giảm mạnh, là tỉnh
nghèo, nên kinh phí đầu tư cho chương trình phòng chống HIV/AIDS còn rất hạn chế.
Nếu không được đầu tư thỏa đáng, dịch HIV/AIDS có nguy cơ bùng phát trở lại,
gây hậu quả rất nặng nề lâu dài đối với sự phát triển của giống nòi, kinh tế-
xã hội và an ninh trật tự.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Triển khai đồng bộ, có hiệu quả chương trình phòng
chống HIV/AlDS trên địa bàn tỉnh Điện Biên năm 2015; khống chế tỷ lệ nhiễm HIV
trong cộng đồng dân cư dưới 67%, giảm tác động của HIV/AIDS đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Dự án 1: Thông tin, giáo dục, truyền thông thay
đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS
- 100% UBND các cấp có kế hoạch, ban hành văn bản
chỉ đạo và báo cáo hàng năm về công tác phòng, chống HIV/AIDS;
- Trên 80% các cơ quan, doanh nghiệp phối hợp với tổ
chức đoàn thể triển khai hoạt động phòng, chống HIV/AIDS cho các công chức,
viên chức và người lao động tại nơi làm việc;
- 50% cán bộ làm công tác phòng, chống HIV/AIDS ở
các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể của địa phương được đào tạo về truyền thông phòng,
chống HIV/AIDS;
- 100% cơ quan thông tin đại chúng địa phương thực
hiện tổ chức truyền thông Phòng, chống HIV/AIDS theo hướng dẫn của Bộ Thông tin
và Truyền thông và Bộ Y tế;
- Tuyên truyền về Tháng cao điểm dự phòng lây truyền
mẹ con và Ngày thế giới phòng, chống HIV/AIDS 01 tháng 12 trên sóng Phát thanh
và truyền hình tỉnh;
- 60% cơ quan thông tin đại chúng địa phương đăng -
phát thông tin về phòng, chống HIV/AIDS;
- 80% người nhiễm HIV (quản lý được) tham gia sinh
hoạt trong các câu lạc bộ, nhóm đồng đẳng và các loại hình hoạt động Phòng, chống
HIV khác;
- 60% người dân trong độ tuổi 15-49 có hiểu biết đầy
đủ về phòng, chống HIV;
- Trên 80% người dân không kỳ thị phân biệt đối xử
với người nhiễm HIV;
- 60% xã, phường, thị trấn tổ chức hoạt động truyền
thông phòng, chống HIV/AIDS;
- 30% doanh nghiệp tổ chức hoạt động phòng, chống
HIV/AIDS.
b) Dự án 2. Giám sát dịch HIV/AIDS, can thiệp giảm
tác hại dự phòng lây nhiễm HIV
- 100% đơn vị theo dõi, đánh giá thực hiện công tác
theo dõi và đánh giá về tình hình dịch và các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS
trên địa bàn theo hướng dẫn của Bộ Y tế;
- 100% xã, phường, thị trấn có người nhiễm HIV triển
khai công tác quản lý người nhiễm HIV trên địa bàn;
- 100% các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ cấp huyện
trở lên triển khai hoạt động tư vấn xét nghiệm HIV;
- Trên 80% người nhiễm HIV trong cộng đồng được
phát hiện và báo cáo;
- 70% đối tượng có hành vi nguy cơ cao được tư vấn
xét nghiệm HIV;
- 08% dân số trưởng thành được tư vấn xét nghiệm
HIV;
- 90% người nghiện chích ma túy sử dụng bơm kim
tiêm sạch;
- Giảm 82,7% số trường hợp nhiễm mới HIV trong nhóm
nghiện chích ma túy so với năm 2010;
- 90% người bán dâm sử dụng bao cao su trong quan hệ
tình dục;
- Giảm 55,5% số trường hợp nhiễm mới HIV do lây nhiễm
HIV qua đường tình dục so với năm 2010;
- 100% các huyện, thị xã, thành phố và 82% xã, phường,
thị trấn triển khai can thiệp giảm tác hại.
- Giảm tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma
túy xuống dưới 30%;
- Giảm tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm người bán dâm xuống
dưới 10%;
- 100% xã, phường, thị trấn triển khai hoạt động
phòng, chống HIV/AIDS.
- Thực hiện giám sát trọng điểm theo quy định của Bộ
Y tế.
- Điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện
bằng thuốc Methadone cho: 4.400 người nghiện ma túy
- Tỷ lệ mắc HIV/AIDS còn sống/dân số: 0,67%
- Tỷ lệ chết do AIDS/tổng số mắc: 39%.
c) Dự án 3. Chăm sóc, điều trị HIV/AIDS và Dự phòng
lây truyền HIV từ mẹ sang con.
- Trên 65% người nhiễm HIV còn sống, được điều trị
bằng thuốc kháng vi rút (ARV);
- 100% cán bộ phơi nhiễm với HIV do tai nạn rủi ro
nghề nghiệp được tiếp cận điều trị dự phòng bằng thuốc ARV;
- 80% các huyện, thị xã, thành phố có tỷ lệ nhiễm
HIV trung bình và cao có dịch vụ điều trị và chăm sóc HIV/AIDS được lồng ghép
trong hệ thống y tế;
- 80% bệnh nhân nhiễm HIV (quản lý tại các phòng
khám điều trị ngoại trú) được xét nghiệm bệnh lao;
- 40% người nhiễm HIV mắc bệnh lao được điều trị đồng
thời bệnh lao và HIV;
- 80% phụ nữ mang thai được xét nghiệm sàng lọc
HIV;
- 95% phụ nữ mang thai nhiễm HIV và con của họ được
điều trị dự phòng bằng thuốc ARV (Số quản lý được);
- 95% mẹ nhiễm HIV và con của họ được tiếp tục chăm
sóc và nhận các can thiệp phù hợp sau sinh;
- Giảm tỷ lệ nhiễm HIV của trẻ em sinh ra từ mẹ nhiễm
HIV xuống dưới 5%.
d) Dự án 4: Tăng cường năng lực hệ thống phòng, chống
HIV/AIDS
16,6% cán bộ y tế xã, phường và nhân viên y tế
(NVYT) thôn bản được tập huấn về phòng chống HIV/AIDS, nâng tỷ lệ cán bộ y tế
xã, phường và NVYT thôn bản được tập huấn phòng chống HIV/AIDS đạt 60% vào năm
2015.
III. GIẢI PHÁP
1. Giải pháp về chính trị, xã
hội
- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và
chính quyền đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS. Tổ chức quán triệt và
nghiêm túc thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
về phòng, chống HIV/AIDS.
- Vận động các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức
phi chính phủ, các doanh nghiệp, mạng lưới người nhiễm HIV tham gia phòng, chống
HIV/AIDS.
2. Giải pháp về dự phòng lây
nhiễm HIV
- Nâng cao chất lượng công tác thông tin, giáo dục,
truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ tư vấn, xét nghiệm
HIV và các hoạt động can thiệp giảm tác hại, dự phòng lây nhiễm HIV cho nhóm
người dễ bị lây nhiễm HIV; triển khai có hiệu quả chương trình điều trị
Methadone.
3. Giải pháp về chăm sóc, điều
trị người nhiễm HIV
- Mở rộng dịch vụ điều trị bằng thuốc kháng virus
HIV, điều trị nhiễm trùng cơ hội, điều trị lao cho người nhiễm HIV/AIDS; điều
trị dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con. Triển khai mở rộng dịch vụ điều trị
ARV tại tuyến xã, phường.
- Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ vật chất, tinh thần cho
người nhiễm HIV và gia đình của họ để người nhiễm HIV ổn định cuộc sống, hòa nhập
và được chăm sóc tại gia đình và cộng đồng.
4. Giải pháp về giám sát dịch
HIV/AIDS, theo dõi và đánh giá
- Củng cố và kiện toàn hệ thống giám sát, theo dõi
và đánh giá chương trình phòng, chống HIV/AIDS. Nâng cao chất lượng số liệu
giám sát dịch HIV/AIDS số liệu đánh giá chương trình phòng chống HIV/AIDS.
- Thường xuyên phân tích, đánh giá tình hình dịch
HIV/AIDS, đánh giá hiệu quả các hoạt động phòng chống HIV/AIDS.
5. Giải pháp về nguồn tài
chính
- Huy động nguồn lực cho chương trình phòng, chống
HIV/AIDS từ các nguồn ngân sách Trung ương, địa phương, các cơ quan, tổ chức,
doanh nghiệp các nhà hảo tâm trong, ngoài nước để đảm bảo nguồn lực cho việc thực
hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch; tăng dần tỷ trọng của bảo hiểm Y tế
chi trả cho các dịch vụ phòng chống HIV/AIDS; đẩy mạnh xã hội hóa các dịch vụ
(Methadone, tiếp thị bao cao su, bơm kim tiêm...)
- Tăng cường công tác quản lý, điều phối các nguồn
lực đầu tư cho phòng chống HIV/AIDS.
6. Giải pháp về nguồn nhân lực
- Thực hiện tốt công tác quy hoạch và phát triển
nguồn nhân lực cho hệ thống phòng chống HIV/AIDS. Nâng cao năng lực cho cán bộ
làm công tác phòng, chống HIV/AIDS; chú trọng đào tạo, tập huấn cho cán bộ y tế
tuyến huyện, xã, phường, thị trấn và y tế thôn bản;
- Nâng cao năng lực cho cán bộ các sở, ngành, đoàn
thể, tổ chức xã hội, mạng lưới người nhiễm HIV, nhóm tự lực, câu lạc bộ trong
cung cấp dịch vụ phòng chống HIV/AIDS, tăng cường đào tạo cho người nhiễm HIV về
kỹ năng chăm sóc, tư vấn để tham gia hỗ trợ công tác điều trị cho bệnh nhân.
7. Giải pháp về hợp tác Quốc tế
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong phòng chống
HIV/AIDS, tăng cường hợp tác, triển khai các hoạt động phòng chống HIV/AIDS qua
khu vực biên giới với tỉnh Phong Sa Ly nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
8. Nhóm giải pháp về chế độ
chính sách
Thường xuyên cập nhật các văn bản, chế độ, chủ
trương của Đảng và nhà nước, thực hiện nghiêm các chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước về chế độ chính sách trong công tác phòng, chống
HIV/AIDS.
VI. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
1. Công tác tổ chức chỉ đạo
- Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng,
chính quyền địa phương đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2015; đưa chỉ
tiêu phòng, chống HIV/AIDS năm 2015 vào nghị quyết, kế hoạch của các cấp ủy Đảng,
chính quyền và là một trong những mục tiêu giảm tác động của HIV/AIDS đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội.
- Tiếp tục kiện toàn, nâng cao năng lực hoạt động của
Ban Chỉ đạo Phòng, chống HIV/AIDS các cấp.
2. Công tác thông tin giáo dục
truyền thông thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS
- Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông phòng, chống
HIV/AIDS nòng cốt là đội ngũ cán bộ y tế các tuyến huyện, thị xã, thành phố,
các ban ngành, đoàn thể. Tập trung chủ yếu cho các hoạt động truyền thông trực
tiếp tại cộng đồng, phân công các ban, ngành phụ trách các địa bàn để tránh chồng
chéo các hoạt động.
- Tổ chức các buổi giáo dục truyền thông tại các trại
giam, trường học, đơn vị lực lượng vũ trang, các ban ngành đoàn thể và tại cộng
đồng cho nhân dân các dân tộc, các đối tượng có hành vi nguy cơ cao phơi nhiễm
HIV trên địa bàn tỉnh.
- Duy trì hoạt động của các Câu lạc bộ, các nhóm tự
lực hiện có, nâng cao chất lượng sinh hoạt của các Câu lạc bộ theo hướng đa dạng
hóa nội dung và hoạt động. Khuyến khích thành viên các câu lạc bộ phát huy vai
trò tự lực, chủ động giúp đỡ nhau trong việc chăm sóc sức khỏe, phát triển kinh
tế hộ gia đình.
- Đẩy mạnh hoạt động truyền thông trong tháng Hành
động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2015; tổ chức mít tinh cổ động mặt đường
tại các huyện thị thành phố; tuyên truyền trên sóng phát thanh truyền hình tỉnh.
3. Công tác Giám sát dịch
HIV/AIDS và can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV
- Nâng cao chất lượng các phòng tư vấn xét nghiệm tự
nguyện. Tiếp tục duy trì hoạt động của các phòng xét nghiệm sàng lọc HIV tại
xã, phường, thị trấn. Triển khai các đợt xét nghiệm HIV lưu động, chương trình
tư vấn xét nghiệm tự nguyện cho các đối tượng có hành vi nguy cơ cao phơi nhiễm
HIV trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức giám sát, đánh giá, hướng dẫn triển khai
thực hiện và báo cáo thống kê đầy đủ các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại
các huyện, thị xã, thành phố, đặc biệt tại các địa bàn trọng điểm.
- Thực hiện tốt các nghiên cứu đánh giá và các biện
pháp can thiệp phòng, chống HIV/AIDS trên nhóm nguy cơ cao trên địa bàn tỉnh.
- Huy động mạng lưới cộng tác viên các tuyến, nhân
viên y tế thôn bản và cán bộ xã hội khác tại địa phương trong công tác tư vấn,
cung cấp bơm kim tiêm, bao cao su cho nhóm có hành vi nguy cơ cao như người
nghiện chích ma túy, người bán dâm.
- Nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ sở điều
trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone, tiếp tục
triển khai thêm các cơ sở điều trị, cấp phát thuốc Methadone theo Kế hoạch số
4018/KH-UBND ngày 21/10/2014 của UBND tỉnh.
- Tổ chức các đợt tập huấn về giám sát trọng điểm
theo dõi đánh giá chương trình cho cán bộ tuyến tỉnh, huyện.
4. Hỗ trợ điều trị HIV/AIDS
và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con
- Nâng cao chất lượng hoạt động của các phòng khám
ngoại trú, thực hiện công tác giám sát phát hiện, theo dõi, quản lý, phụ nữ
mang thai nhiễm HIV ở giai đoạn sớm. Thực hiện tốt công tác tư vấn, chăm sóc hỗ
trợ điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; tư vấn, lấy máu xét nghiệm
HIV sàng lọc cho phụ nữ có thai, trẻ em dưới 18 tháng tuổi trên địa bàn toàn tỉnh.
- Điều trị bằng thuốc kháng Virut ARV, điều trị
phơi nhiễm
- Điều trị dự phòng lao cho người nhiễm HIV mới
- Xét nghiệm CD4 phục vụ cho công tác chăm sóc điều
trị bệnh nhân nhiễm HIV được xét nghiệm Lao
- Tổ chức chiến dịch phòng lây truyền HIV lừ mẹ
sang con (Tháng 6/2015):
+ Tăng cường quản lý thai nghén đối với những phụ nữ
có thai nhiễm HIV, cung cấp đủ thuốc ARV để điều trị dự phòng lây truyền HIV từ
mẹ sang con.
+ Tăng cường phối hợp giữa chương trình phòng, chống
HIV/AIDS và chương trình chăm sóc sức khoẻ sinh sản.
5. Tăng cường năng lực hệ thống
phòng, chống HIV/AIDS
Thực hiện có hiệu quả các Chương trình, Dự án phòng
chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.
Tổ chức đào tạo tập huấn ngắn hạn và dài hạn cho đội
ngũ cán bộ phòng, chống HIV/AIDS tuyến tỉnh, huyện, xã theo từng lĩnh vực
chuyên môn kỹ thuật.
6. Công tác báo cáo, sơ kết,
tổng kết
Định kỳ 06 tháng (trước ngày 20/6/2015) và một
năm (trước ngày 15/12/2015), Ban Chỉ đạo Phòng, chống HIV/AIDS các huyện,
thị xã, thành phố, các ngành thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống HIV/AIDS tỉnh
căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện công
tác phòng, chống HIV/AIDS hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cấp có thẩm
quyền về thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống HIV/AIDS tỉnh. Báo cáo gửi bằng
văn bản về Sở Y tế (Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh và qua hộp thư điện tử tt.
aidsdb(a)yahoo.com.vn) để tổng hợp báo cáo Bộ Y tế, UBND tỉnh theo quy định.
7. Kinh phí
Kinh phí được phê duyệt theo Quyết định số
95/QĐ-UBND ngày 05/02/2015 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch phòng, chống
HIV/AIDS tỉnh Điện Biên giai đoạn 2015-2020: Tổng 63.711 triệu đồng:
Ngân sách Trung ương 3.393 triệu đồng;
Ngân sách Địa phương 21.692 triệu đồng;
Viện trợ quốc tế 30.760 triệu đồng;
Bảo hiểm Y tế 2.403 triệu đồng;
Doanh nghiệp 1.274 triệu đồng;
Người dân tự chi trả 4.189 triệu đồng.
a) Kinh phí đã huy động được: 12.360 triệu đồng:
- Trung ương: 1.025 triệu đồng từ nguồn chương
trình Mục tiêu quốc gia phòng chống HIV/AIDS (Quyết định số 994/QĐ-UBND ngày
15/12/2014 của UBND tỉnh về việc giao dự toán thu, chi ngân sách địa phương năm
2015);
- Địa phương: 6.000 triệu đồng (Quyết định số
944/QĐ-UBND ngày 15/12/2014 của UBND tỉnh về việc giao dự toán thu chi ngân
sách địa phương năm 2015);
- Viện trợ quốc tế: 5.335 triệu đồng:
+ Dự án SMAT TA (FHI): 945 triệu đồng (Đã có văn kiện
của Ban quản lý dự án trung ương với nhà tài trợ; chưa có quyết định phê duyệt
của UBND tỉnh năm 2015);
+ Dự án quỹ Toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS: 2.028
triệu đồng;
+ Dự án "Nâng cao năng lực phòng chống HIV/AIDS
khu vực tiểu vùng Mê Kông mở rộng": 2.361 triệu đồng (Quyết định số
17/QĐ-ADB, ngày 17/3/2015 của Ban quản lý dự án nâng cao năng lực phòng, chống
HIV/AIDS khu vực tiểu vùng Mê Kông mở rộng).
b) Kinh phí thiếu hụt cần bổ sung: 51.351
triệu đồng:
- Trung ương: 2.368 triệu đồng;
- Địa phương: 15.692 triệu đồng;
- Viện trợ quốc tế: 25.425 triệu đồng;
- Bảo hiểm Y tế: 2.403 triệu đồng;
- Doanh nghiệp: 1.274 triệu đồng;
- Người dân tự chi trả: 4.189 triệu đồng.
(Phụ lục chi tiết kèm theo)
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã
hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
Tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo
tỉnh, thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch phòng, chống
HIV/AIDS đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; định kỳ báo cáo Văn phòng Chính
phủ, Bộ Y tế, Thường trực Tỉnh ủy, Thường trực HĐND tỉnh, UBND tỉnh.
Hàng năm chỉ đạo lồng ghép có hiệu quả các nguồn lực,
chương trình, dự án để bổ sung kinh phí cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS
trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Y tế
- Tham mưu cho UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo phòng, chống
tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
tỉnh chỉ đạo, triển khai và tổ chức thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS
trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì phối hợp với các ngành liên quan và UBND
các huyện thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện các Dự án thuộc Chương
trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS.
- Phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh,
Báo Điện Biên Phủ, Sở Thông tin truyền thông tổ chức tuyên truyền đến toàn thể
nhân dân trong tỉnh về các nội dung hoạt động của công tác phòng, chống
HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.
- Hướng dẫn triển khai thực hiện kế hoạch phòng chống
HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Điện Biên năm 2015. Tổ chức kiểm tra, giám sát; định
kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, báo cáo kết
quả phòng chống HIV/AIDS gửi Bộ Y tế và UBND tỉnh.
- Chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện tốt
công tác khám chữa bệnh cho những bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS có thẻ bảo hiểm Y tế.
Hướng dẫn các cơ sở điều trị Methadone thực hiện việc thu phí điều trị của bệnh
nhân theo các qui định hiện hành.
3. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các đơn vị liên
quan cân đối ngân sách tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí triển khai các hoạt
động của chương trình phòng chống HIV/AIDS năm 2015 trên địa bàn tỉnh.
Tăng cường kiểm tra, giám sát, hướng dẫn việc quản
lý, sử dụng và thanh quyết toán nguồn kinh phí cấp cho các hoạt động phòng, chống
HIV/AIDS năm 2015 trên địa bàn tỉnh, đảm bảo hiệu quả, đúng quy định hiện hành.
4. Bảo hiểm xã hội tỉnh
Chủ trì, phối hợp với ngành Y tế đảm bảo thanh toán
các chi phí liên quan đến điều trị cho những bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS có thẻ bảo
hiểm Y tế, theo các quy định hiện hành.
5. Sở Nội vụ
Chủ trì, phối hợp với ngành Y tế tham mưu cho UBND
tỉnh ra quyết định thành lập các cơ sở điều trị, cơ sở cấp phát thuốc
Methadone; bổ sung biên chế và thực hiện các chế độ, chính sách trong công tác
phòng chống HIV/AIDS.
6. Sở Lao động thương binh xã hội
Phối hợp với Sở Y tế tổ chức điều trị Methadone cho
người nghiện chích ma túy và điều trị ARV cho người nhiễm HIV/AIDS trong các
Trung tâm Chữa bệnh - giáo dục - lao động xã hội của tỉnh.
Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan xây dựng
các chính sách bảo trợ xã hội đối với người nhiễm HIV/AIDS trình các cấp có quyền
phê duyệt. Hỗ trợ người nghiện ma túy, bán dâm tái hòa nhập cộng đồng và tiếp cận
với các nguồn lực xóa đói, giảm nghèo, vay vốn, học nghề...
7. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng thường
xuyên tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS; định kỳ thông tin về tình hình dịch
và các hoạt động về phòng, chống HIV/AIDS đang triển khai trên địa bàn tỉnh; đẩy
mạnh hoạt động truyền thông trong tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ
sang con; tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS.
8. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh
và các tổ chức đoàn thể thành viên
Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền về phòng,
chống HIV/AIDS. Triển khai lồng ghép chương trình phòng chống HIV/AIDS với các
chương trình hành động của cơ quan, đơn vị.
9. Các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh
Tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện các nội dung
kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ được
giao và nhiệm vụ của ngành, đơn vị.
10. Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Chỉ đạo các ban ngành đoàn thể, UBND xã, phường,
thị trấn của địa phương tổ chức triển khai kế hoạch Phòng, chống HIV/AIDS năm
2015 trên địa bàn.
- Chủ động, xem xét bố trí hỗ trợ kinh phí địa
phương, đáp ứng kịp thời yêu cầu nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác phòng,
chống HIV/AIDS năm 2015.
- Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết, công tác Phòng,
chống HIV/AIDS của địa phương và báo cáo kết quả đạt được theo qui định.
Trên đây kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS năm 2015 của
tỉnh. Các Sở, ban, ngành đoàn thể tỉnh, các đơn vị liên quan và UBND các huyện,
thị xã, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
- Bộ Y tế (b/c);
- TT Tỉnh Ủy (b/c);
- TT HĐND tỉnh;
- Lãnh đạo UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu: VT, VXLĐ, VXYT
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lò Văn Tiến
|
TỔNG HỢP KINH PHÍ CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS NĂM 2015
(Kèm
theo kế hoạch số: 1716/KH-UBND, ngày 11/5/2015 của UBND tỉnh Điện Biên)
TT
|
Nguồn kinh phí
|
Năm 2015
|
I
|
Tổng nhu cầu kinh phí
|
63.711
|
1
|
Ngân sách Trung ương
|
3.393
|
2
|
Ngân sách Địa phương
|
21.692
|
3
|
Viện trợ quốc tế
|
30.760
|
4
|
Bảo hiểm Y tế
|
2.403
|
5
|
Doanh nghiệp
|
1.274
|
6
|
Người dân tự chi trả
|
4.189
|
II
|
Kinh phí huy động được
|
12.360
|
1
|
Ngân sách Trung ương
|
1.025
|
2
|
Ngân sách Địa phương
|
6.000
|
|
Chương trình Methadone
|
6.000
|
3
|
Viện trợ quốc tế
|
5.335
|
|
Dự án SMAT TA (FHI)
|
945
|
|
Dự án Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS
|
2.029
|
|
Dự án ADB
|
2.361
|
4
|
Bảo hiểm Y tế
|
-
|
5
|
Doanh nghiệp
|
-
|
6
|
Người dân tự chi trả
|
-
|
III
|
Thiếu hụt - cần phải huy động
|
51.351
|
1
|
Ngân sách Trung ương
|
2.368
|
2
|
Ngân sách Địa phương
|
15.692
|
3
|
Viện trợ quốc tế
|
25.42.5
|
4
|
Bảo hiểm Y tế
|
2.403
|
5
|
Doanh nghiệp
|
1.274
|
6
|
Người dân tự chi trả
|
4.189
|
CHI
TIẾT KINH PHÍ CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS NĂM 2015
(Kèm theo Kế hoạch
số 1716/KH-UBND ngày 11/5/2015 của UBND tỉnh Điện Biên)
ĐVT: Triệu đồng
TT
|
Nội dung hoạt động
|
Nhu cầu kinh
phí cho các hoạt động
|
I
|
Chương trình điều trị thay thế bằng Methadone
|
37.850
|
1
|
Văn phòng phẩm
|
484
|
2
|
Photo in ấn
|
343
|
3
|
Chi phí thường xuyên (Mua cốc, điện thoại...)
|
3.003
|
4
|
Xét nghiệm thường quy
|
4.278
|
5
|
XN nước tiểu (Heroin/mocphin)
|
1.056
|
6
|
Tiền xăng+tiền công tác phí của cán bộ vận chuyển
thuốc Methadone Từ Hà Nội lên Điện Biên
|
0
|
7
|
Tiền xăng+tiền công tác phí của cán bộ vận chuyển
thuốc Methadone
|
81
|
8
|
Lương hàng tháng
|
8.228
|
9
|
Lương ngoài giờ (T7, lễ tết)
|
938
|
10
|
Hội nghị đồng thuận
|
133
|
11
|
Tập huấn
|
328
|
12
|
Bảo hộ lao động
|
128
|
13
|
Sửa chữa cơ sở vật chất
|
4.200
|
14
|
Trang thiết bị cơ sở
|
1.680
|
15
|
Mua bơm thuốc Methadone Caliblex
|
416
|
16
|
Tiền thuốc Methadone
|
12.555
|
II
|
Giám sát HIV/AIDS
|
755
|
1
|
Khen thưởng
|
41
|
2
|
Thanh toán nhiên liệu
|
124
|
3
|
Vật tư văn phòng
|
33
|
4
|
Phụ cấp lương cho cán bộ chuyên trách xã phường
|
312
|
5
|
Rà Soát số liệu
|
|
|
Tỉnh
|
16
|
|
Huyện
|
2
|
|
Xã
|
73
|
6
|
Lưu trú + tiền ngủ cho cán bộ tuyến tỉnh khi đi
rà soát
|
129
|
7
|
In ấn
|
25
|
8
|
Giám sát trọng điểm lồng ghép với giám sát hành
vi
|
0
|
III
|
Xét nghiệm HIV
|
3.431
|
1
|
Sửa chữa cơ sở vật chất
|
1.100
|
2
|
Trang thiết bị cơ sở
|
1.615
|
3
|
Vật tư, sinh phẩm
|
462
|
4
|
Tiền công lấy mẫu, làm mẫu xét nghiệm
|
116
|
5
|
Tiền vận chuyển mẫu HIV (dương) tới Trung tâm Y tế
|
23
|
6
|
Photo in ấn; Văn phòng phẩm
|
109
|
7
|
Tiền họp chè nước giao ban với các xã
|
1
|
8
|
Tiền đi lại giám sát hỗ trợ kỹ thuật của tuyến tỉnh
|
5
|
IV
|
Thông tin truyền thông
|
542
|
1
|
Truyền thông trực tiếp
|
151
|
2
|
Truyền thông gián tiếp
|
340
|
3
|
Trang thiết bị
|
51
|
V
|
Can thiệp giảm tác hại
|
7.127
|
1
|
Chi Phụ cấp cho nhân viên tiếp cận cộng đồng có
thẻ
|
390
|
2
|
Bơm kim tiêm
|
4.558
|
3
|
Kinh phí tiêu hủy bơm kim tiêm
|
326
|
4
|
Bao cao su
|
334
|
5
|
Vật tư
|
1.221
|
6
|
Trang thiết bị
|
298
|
VI
|
Điều trị HIV/AIDS
|
13.122
|
1
|
Sửa chữa nâng cấp cơ sở vật chất
|
300
|
2
|
Chi phí nhân sự
|
3.545
|
3
|
Chi phí giám sát
|
186
|
4
|
In ấn, phô tô biểu mẫu hồ sơ bệnh án
|
32
|
5
|
Văn phòng phẩm, điện thoại
|
8
|
6
|
Chăm sóc tại nhà
|
33
|
7
|
Xét nghiệm cơ bản
|
521
|
8
|
Xét nghiệm CD4 + xét nghiệm tải lượng vi rút
|
100
|
9
|
Thuốc điều trị ARV và điều trị phòng lây truyền mẹ
con
|
7.989
|
10
|
Thuốc nhiễm trùng cơ hội
|
300
|
11
|
Vật tư tiêu hao cho các phòng khám ngoại trú
|
108
|
VII
|
Nâng cao năng lực
|
428
|
1
|
Hội nghị tập huấn (Chương trình giám sát HIV)
|
57
|
2
|
Tập huấn (Truyền thông)
|
193
|
3
|
Chi phí tổ chức hội nghị, đào tạo tập huấn (Chăm
sóc và điều trị)
|
95
|
4
|
Tập huấn xét nghiệm HIV; Tư vấn
|
83
|
VIII
|
Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con
|
457
|
1
|
Vật tư, sinh phẩm
|
337
|
2
|
Tiền công lấy mẫu
|
120
|
|
Tổng
|
63.711
|