Kế hoạch 80/KH-UBND năm 2015 đảm bảo tài chính cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2015 - 2020

Số hiệu 80/KH-UBND
Ngày ban hành 28/05/2015
Ngày có hiệu lực 28/05/2015
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Phạm Đăng Quyền
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 80/KH-UBND

Thanh Hóa, ngày 28 tháng 05 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

ĐẢM BẢO TÀI CHÍNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2015 - 2020

Thực hiện Quyết định số 1899/QĐ-TTg ngày 16/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, giai đoạn 2013-2020”; UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Kế hoạch đảm bảo tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2015 - 2020, như sau:

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

1. Tình hình dịch và đáp ứng với dịch HIV/AIDS

1.1. Tình hình dịch HIV/AIDS

Tính đến tháng 12/2014 toàn tỉnh có 6.751 người nhiễm HIV; 4.065 bệnh nhân AIDS và 1.093 người đã tử vong do HIV/AIDS; 100% huyện, thị trong tỉnh có người nhiễm HIV/AIDS, 88.2% xã, phường, thị trấn có người nhiễm HIV/AIDS; hiện tại có 2.482 bệnh nhân đang điều trị ARV và 1.545 bệnh nhân hiện đang điều trị Methadone. Tỷ suất hiện nhiễm HIV là 162 người nhiễm/100.000 dân; Tỷ lệ nhiễm HTV cao nhất trong nhóm tiêm chích ma túy và lứa tuổi có người nhiễm HIV/AIDS cao nhất từ 20-39 tuổi chiếm 85%, đây là độ tuổi lao động chính nên có tác động không nhỏ đến sự phát triển kinh tế trong gia đình và xã hội.

1.2. Một số yếu tố nguy cơ tại cộng đồng

- Khó khăn trong quản lý nhóm người nghiện chích ma túy: đến tháng 12/2014 ước tính toàn tỉnh có 12.160 người nghiện chích ma túy, trong đó mới quản lý được 7.502 người.

- Nhóm người bán dâm tăng theo từng năm, đến tháng 12/2014 ước tính toàn tỉnh có 988 tụ điểm, với khoảng 2.245 đối tượng, trong khi đó chỉ quản lý được là 1.022 đối tượng; hình thức hoạt động phức tạp, khó quản lý.

- Nhóm dân di biến động là rất lớn: ước tính có khoảng 72.556 người di biến động đến, di biến động đi khoảng 208.445 người (theo số liệu của Sở LĐTBXH, Chi cục Thống kê tỉnh).

- Nhóm tình dục đồng giới: không có số liệu điều tra cơ bản, nhưng qua khảo sát sơ bộ ở các đơn vị y tế cơ sở cho thấy đây là nhóm nguy cơ cao, khó kiểm soát, khả năng lây nhiễm HIV/AIDS cao.

1.3. Khó khăn thách thức

- Kinh phí hoạt động hạn chế, không cung cấp đủ các dịch vụ kỹ thuật phục vụ cho bệnh nhân HIV/AIDS; số xã, phường, thị trấn có người nhiễm HIV/AIDS rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh; các tệ nạn xã hội ma túy, mại dâm diễn biến phức tạp.

- Tâm lý kỳ thị với người nhiễm HIV/AIDS của người dân vẫn còn nặng nề, ảnh hưởng đến việc quản lý, cung cấp và tiếp cận các dịch vụ phòng chống HIV/AIDS.

- Sự vào cuộc của các đơn vị ngoài công lập còn hạn chế, toàn tỉnh chỉ có khoảng 22% các doanh nghiệp trích một phần kinh phí cho công tác phòng, chống HIV/AIDS tại đơn vị, chủ yếu vào các sự kiện trọng điểm trong năm.

- Một số dự án quốc tế về phòng, chống HIV/AIDS đã kết thúc vào năm 2013, hầu hết các nguồn viện trợ bị cắt giảm do đó sẽ khó khăn trong việc triển khai, duy trì các hoạt động trong những năm tiếp theo.

2. Kết quả huy động và sử dụng kinh phí (từ 2009-2014)

2.1. Tình hình huy động kinh phí cho phòng, chống HIV/AIDS

- Nguồn ngân sách nhà nước cấp từ trung ương chủ yếu thông qua Chương trình mục tiêu Quốc gia (CTMTQG), ngân sách địa phương cấp (tỉnh, huyện, xã) hạn chế, chủ yếu từ vốn đối ứng các dự án hoặc hỗ trợ các hoạt động vào dịp triển khai các hoạt động trọng điểm trọng năm: Tháng dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con và Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS.

- Nguồn lực tài chính chủ yếu cho công tác phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh được đầu tư từ các dự án quốc tế, chiếm khoảng từ 80-86% tổng kinh phí; nhưng chủ yếu phục vụ cho công tác tuyên truyền, điều trị cho bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS, hoạt động can thiệp giảm tác hại..., ngoài ra còn trực tiếp cấp thuốc, vật tư cấp cho hoạt động điều trị bệnh nhân HIV, bệnh nhân AIDS, thuốc Methadone giúp điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện.

- Nguồn thu Bảo hiểm y tế và đóng góp của người sử dụng dịch vụ, người nhiễm HIV chưa có, toàn bộ chi phí đang được các nguồn tài trợ, nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ.

Bảng 1. Tổng kinh phí huy động được giai đoạn 2009-2014

ĐVT: triệu đồng

Nguồn kinh phí

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Ngân sách trung ương

Số tiền

2,145

2,390

3,540

4,282

3,651

941

Tỷ lệ%

10.0

11.4

13.1

18.0

18.4

1,3

Ngân sách địa phương

Số tiền

141

171

199

270

302

3,900

Tỷ lệ%

0.7

0.8

0.7

1.1

1.6

5,4

Các dự án viện trợ

Số tiền

19,211

18,492

23,270

19,224

15,840

66,635

Tỷ lệ%

89.3

87.8

86.2

80.9

80.0

93,0

2.2. Những khó khăn, thách thức

2.2.1. Về huy động kinh phí: Kinh phí được nhà nước cấp (trung ương và địa phương) cho công tác phòng, chống HIV/AIDS tại tỉnh còn hạn hẹp, chủ yếu từ nguồn kinh phí của các tổ chức quốc tế. Vì vậy, để thực hiện được các mục tiêu của Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, thách thức về tài chính là rất lớn khi nguồn ngân sách từ trung ương và các nhà tài trợ quốc tế bị cắt giảm.

2.2.2. Về tổ chức, quản lý các hoạt động chuyên môn: Các chương trình dự án chưa được lồng ghép toàn diện vào hoạt động của các hệ thống y tế hiện có. Nhân lực trong hệ thống phòng, chống HIV/AIDS tại tỉnh chủ yếu là kiêm nhiệm, thuê khoán hầu hết do các dự án chi trả, dẫn đến khó có khả năng duy trì nguồn nhân lực sau khi các dự án kết thúc. Các chỉ tiêu, nhiệm vụ trong công tác phòng, chống HIV/AIDS được giao có xu hướng tăng lên trong những năm tới, độ bao phủ các hoạt động dần được mở rộng.

[...]