Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 1713/KH-UBND năm 2021 về phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

Số hiệu 1713/KH-UBND
Ngày ban hành 18/05/2021
Ngày có hiệu lực 18/05/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Thuận
Người ký Nguyễn Văn Phong
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1713/KH-UBND

Bình Thuận, ngày 18 tháng 5 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN THỦY LỢI NHỎ, THỦY LỢI NỘI ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN

Thực hiện Quyết định số 4600/QĐ-BNN-TCTL ngày 13/11/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành Kế hoạch Phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng giai đoạn 2021-2025; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch Phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh, với các nội dung sau:

I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ BAN HÀNH KẾ HOẠCH

1. Sự cần thiết ban hành kế hoạch

a) Thực trạng cơ sở hạ tầng thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng

Đến nay, trên địa bàn tỉnh có hơn 159 công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng bao gồm: 22 hồ chứa nước nhỏ có dung tích từ 50.103 ÷ 500. 103 m3, 127 đập dâng kiên cố có chiều cao nhỏ hơn 10 m, 10 trạm bơm có lưu lượng dưới 3.600 m3/h và có khoảng 2.000 km kênh nội đồng và các công trình trên kênh khác.

Việc đầu tư xây dựng công trình đầu mối và kênh chính của các hệ thống công trình thủy lợi vừa và lớn cơ bản đã hoàn thành, tuy nhiên công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng do hạn chế về nguồn lực cũng như kỹ thuật, thiếu kinh phí tu bổ thường xuyên nên nhiều công trình đã bị hư hỏng, xuống cấp. Để phát huy hiệu quả của hệ thống công trình thủy lợi, cần thiết phải đầu tư đồng bộ công trình từ đầu mối đến mặt ruộng.

Măt khác, cơ sở hạ tầng thủy lợi nội đồng hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp theo phương thức canh tác tiên tiến hoăc chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Tỷ lệ kiên cố kênh nội đồng đạt thấp, tính đến năm 2020 là 9,7% (190,24 km/1.969,73 km). Kết quả áp dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước đối với cây trồng cạn hiện là 21.500 ha/192.600 ha (đạt 11,2%). Vì vậy, cần thiết phải tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng để đáp ứng cơ cấu lại ngành nông nghiệp và thích ứng với biến đổi khí hậu.

b) Thực trạng quản lý, khai thác thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng

Các địa phương đã thành lập 244 tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng hoạt động theo 02 mô hình: Hợp tác xã nông nghiệp làm dịch vụ thủy lợi và mô hình Tổ hợp tác dùng nước. Năng lực, trình độ của các tổ chức thủy lợi cơ sở chưa đảm bảo, việc bảo vệ công trình và chất lượng nước trong công trình thủy lợi chưa được quan tâm, chưa thực sự phát huy được vai trò chủ thể của người sử dụng nước do đó nhiều tổ chức thủy lợi cơ sở hoạt động chưa hiệu quả. Phần lớn các tổ chức thủy lợi cơ sở hoạt động thiếu bền vững; năng lực của cán bộ quản lý yếu cả về tổ chức quản lý và kỹ thuật, phần lớn chưa được đào tạo do thiếu kinh phí.

Nhìn chung nguồn nhân lực các tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi còn nhiều hạn chế về số lượng và chất lượng; phần lớn số lượng cán bộ ở các tổ chức thủy lợi cơ sở này chưa qua đào tạo, do vậy công tác quản lý, vận hành còn nhiều khó khăn, một số đơn vị thực hiện công tác quản lý, vận hành còn chưa tuân thủ theo đúng quy trình, quy phạm. Các công trình có quy mô nhỏ, việc lưu trữ hồ sơ công trình, hồ sơ duy tu bảo dưỡng còn sơ sài, gây khó khăn cho công tác quản lý nâng cấp, sửa chữa về sau. Nhiều tổ chức thủy lợi cơ sở không đủ kinh phí để duy tu, sửa chữa thường xuyên, những hư hỏng không được phát hiện và sửa chữa kịp thời dẫn đến công trình xuống cấp, giảm hiệu quả tưới, giảm tuổi thọ công trình. Tình trạng lấn chiếm hành lang an toàn các công trình thủy lợi đặc biệt là các hồ chứa xảy ra khá phổ biến.

Bên cạnh cơ sở hạ tầng thủy lợi, vấn đề quản lý, khai thác thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng có vai trò rất quan trọng trong việc phát huy hiệu quả công trình thủy lợi. Vì vậy, việc củng cố, phát triển các tổ chức thủy lợi cơ sở hoạt động hiệu quả bền vững là thực sự cần thiết.

2. Căn cứ pháp lý xây dựng và ban hành kế hoạch

- Luật Thủy lợi năm 2017, Chương VII: Thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng;

- Nghị định số 77/2018/NĐ-CP ngày 16/5/2018 của Chính phủ Quy định hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước;

- Quyết định số 33/QĐ-TTg ngày 07/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược thủy lợi Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

- Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/5/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi, Chương V: Quản lý khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng;

- Quyết định số 4600/QĐ-BNN-TCTL ngày 13/11/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng giai đoạn 2021-2025;

- Chỉ thị số 3837/CT-BNN-TCTL ngày 3/6/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Tăng cường phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước

- Thực hiện Tiêu chí thủy lợi trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 (sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành).

II. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU

1. Quan điểm

- Phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng là nhiệm vụ quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả công trình thủy lợi, phục vụ nhu cầu sử dụng nước đa dạng trong nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

- Người dân đóng vai trò chủ đạo trong phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng; Nhà nước có chính sách hỗ trợ thông qua các tổ chức thủy lợi cơ sở, tăng cường sự tham gia của các thành phần kinh tế.

- Phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng trên cơ sở kết hợp giữa giải pháp công trình và phi công trình, bao gồm đầu tư kết cấu hạ tầng thủy lợi và tăng cường hiệu quả quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ.

2. Mục tiêu

a) Mục tiêu tổng quát

[...]