Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Kế hoạch 171/KH-UBND năm 2018 thực hiện Quy hoạch phát triển giáo dục phổ thông và mầm non thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Số hiệu 171/KH-UBND
Ngày ban hành 19/07/2018
Ngày có hiệu lực 19/07/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hải Phòng
Người ký Lê Khắc Nam
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHHẢI PHÒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 171/KH-UBND

Hải Phòng, ngày 19 tháng 7 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG VÀ MẦM NON THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Căn cứ Quyết định số 591/QĐ-UBND ngày 22/3/2018 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển giáo dục phổ thông và mầm non thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành kế hoạch thực hiện quy hoạch như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mc đích

Cụ thể hóa những nội dung, nhiệm vụ và định hướng cơ bản đã được xác định tại Quy hoạch phát triển giáo dục phổ thông và mầm non thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 để làm căn cứ cho các cơ quan, đơn vị, địa phương xây dựng kế hoạch thực hiện hàng năm theo lộ trình, trên cơ sở đó tập trung chỉ đạo, phát huy vai trò trách nhiệm và tăng cường sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp để triển khai thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của quy hoạch đề ra.

2. Yêu cầu

Kế hoạch thực hiện phải đảm bảo tính khả thi, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn; các ngành, các cấp, các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ và Quy hoạch phát triển giáo dục phổ thông và mầm non thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung chỉ đạo điều hành, phối hợp chặt chẽ, huy động được các nguồn lực đầu tư cho phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

II. NỘI DUNG

1. Phổ biến, tuyên truyền nội dung Quy hoạch

Tổ chức công bố, phổ biến sâu rộng nội dung Quy hoạch phát triển giáo dục phổ thông và mầm non thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 cho các cấp, các ngành, các quận, huyện và nhân dân thành phố.

Thực hiện việc đăng tải nội dung Quy hoạch phát triển giáo dục phổ thông và mầm non thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên hệ thống Cổng, trang thông tin điện tử thành phố, các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền rộng rãi tới toàn thể cán bộ và nhân dân trên địa bàn thành phố về định hướng, quan điểm, mục tiêu phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo của thành phố nhằm nâng cao nhận thức về đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo; xác định phát triển giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và nhân dân, chăm lo cho thế hệ trẻ, chăm sóc sự học hành là trách nhiệm của tất cả mọi người, của tất cả các cấp, các ngành, của mọi tầng lớp nhân dân.

2. Triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển giáo dục phổ thông và mầm non

2.1. Mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo:

Phát triển giáo dục mầm non với quy mô và loại hình phù hợp, đáp ứng nhu cầu đi học của trẻ. Phấn đấu nâng dần tỷ lệ trẻ trong độ tuổi được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trong các cơ sở giáo dục mầm non. Chú trọng giáo dục toàn diện đức, trí, thể, mĩ, kỹ năng sống và giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên, giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông qua các chương trình dạy học. Tăng cường khả năng sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin. Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, trung học phổ thông và nghề.

Tăng cường bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và đầu tư thiết bị để nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ trong các trường phổ thông. Tăng tỷ lệ giáo viên trên chuẩn ở các cấp học, ngành học. Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho các cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Mỗi năm có từ 5 đến 7 trường mầm non; 4 đến 6 trường tiểu học; 3 đến 5 trường trung học cơ sở; 1 đến 2 trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia.

2.2. Quy hoạch mạng lưới trường lớp:

n định quy mô các trường mầm non, tiểu học công lập, tăng cường đầu tư để phát triển nâng cao chất lượng các cơ sở giáo dục công lập; khuyến khích, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân mở các cơ sở giáo dục ngoài công lập. Tổ chức sắp xếp lại các trường mầm non, phổ thông gắn với nâng cao chất lượng giáo dục, hình thành trường phổ thông nhiều cấp học, sắp xếp, điều chỉnh hợp lý quy mô lớp học, thu gọn các điểm trường phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế của mỗi quận, huyện.

Đến năm 2021 sáp nhập một số đơn vị trực thuộc, hình thành các trường liên cấp đảm bảo giảm tối thiểu 10% các cơ sở giáo dục công lập trên toàn thành phố, chuyển tối thiểu 10% cơ sở giáo dục công lập sang cơ chế tự chủ tài chính, xây dựng mới các cơ sở giáo dục công lập phù hợp với nhu cầu thực tiễn của địa phương, phát triển thêm 22 trường mầm non ngoài công lập.

Đến năm 2025, tiếp tục giảm tối thiểu 10% các cơ sgiáo dục công lập trên toàn thành phố so với năm 2021, chuyển tối thiểu 20% cơ sở giáo dục công lập sang cơ chế tự chtài chính so với năm 2021. Chuyển 100% trường trung học phổ thông thuộc quận Lê Chân, Hồng Bàng, Ngô Quyền, Hải An sang cơ chế tự chủ tài chính, các quận, huyện còn lại chuyển 01 trường, phát triển thêm các trường ngoài công lập gồm: 22 trường mầm non; 03 trường trung học phổ thông, 01 trường liên cấp quốc tế,

Đến năm 2030, chuyển 25% cơ sở giáo dục công lập sang cơ chế tự chủ tài chính so với năm 2021, phát triển thêm các trường ngoài công lập gồm: 38 trường mầm non, 03 trường tiểu học, 03 trường trung học cơ sở; 4 trường trung học phổ thông, 01 trường liên cấp quốc tế.

3. Các giải pháp thực hiện quy hoạch

- Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về sự cần thiết phải đổi mới tư duy giáo dục và thực hiện chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo.

- Tập trung thực hiện Chương trình hành động số 49-CTr/TU ngày 09/01/2018 của Ban Thường vụ Thành ủy về thực hiện Nghị quyết số 19- NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

- Bồi dưỡng nâng cao chất lượng toàn diện đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, coi trọng giáo dục đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt nhận thức về sự cần thiết đổi mới giáo dục và đào tạo. Phối hợp với giáo viên nước ngoài để bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh phổ thông đảm bảo đáp ứng được yêu cầu dạy và học tiếng Anh theo chương trình mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, chất lượng học sinh gii quốc gia, quốc tế.

- Quy hoạch sử dụng đất phải ưu tiên dành quỹ đất và bố trí những địa điểm thuận tiện cho xây dựng, mở rộng và phát triển các cơ sở giáo dục đến năm 2025 và các năm tiếp theo. Hỗ trợ về chính sách đất đai theo quy định cho các cơ sở giáo dục và đào tạo ngoài công lập.

- Xây dựng phương án và cơ chế huy động các nguồn vốn đầu tư để cân đối vốn cho phát triển giáo dục mầm non và phổ thông đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Tăng cường chuẩn hóa, hiện đại hóa cơ sở vật chất, xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, mô hình trường tiên tiến hội nhập quốc tế của thành phố.

- Tập trung các giải pháp để nâng cao chất lượng dạy và học theo định hướng đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo. Cụ thể: đổi mi phương pháp dạy học; đổi mới về kiểm định, kiểm tra, đánh giá; sử dụng hiệu quả phòng học bộ môn, thiết bị, đồ dùng dạy học; sử dụng thư viện điện t, thư viện chuẩn; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giảng dạy, học tập; đổi mới về hoạt động ngoại khóa.

[...]