Kế hoạch 171/KH-UBND về điều tra rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2018 theo tiêu chí hộ nghèo giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Phú Yên ban hành

Số hiệu 171/KH-UBND
Ngày ban hành 12/09/2018
Ngày có hiệu lực 12/09/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Phú Yên
Người ký Phan Đình Phùng
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 171/KH-UBND

Phú Yên, ngày 12 tháng 9 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

ĐIỀU TRA RÀ SOÁT HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO NĂM 2018 THEO TIÊU CHÍ HỘ NGHÈO GIAI ĐOẠN 2016-2020

Căn cứ Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020; Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020;

Để tổ chức triển khai, nhằm thực hiện chính sách an sinh xã hội cho hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2019 và báo cáo kết quả điều tra cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo đúng tiến độ; UBND tỉnh xây dựng kế hoạch điều tra rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2018, với những nội dung cụ thể như sau:

1. Mục đích, yêu cầu điều tra

- Việc điều tra rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo là công việc thường xuyên, nhằm đánh giá kết quả thực hiện chương trình giảm nghèo qua từng năm, cũng như xác định số hộ thoát nghèo, hộ nghèo phát sinh mới và hộ tái nghèo (các định hộ nghèo thu nhập, hộ nghèo thiếu hụt các dịch vụ) và hộ cận nghèo làm cơ sở để thực hiện chính sách giảm nghèo cho năm tiếp theo. Do vậy yêu cầu, các cấp, các ngành và địa phương xem đây là nhiệm vụ thường xuyên và đưa vào kế hoạch hàng năm để triển khai thực hiện.

- Việc điều tra rà soát xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo phải được tiến hành từ thôn, buôn, khu phố, đảm bảo công khai, dân chủ, có sự tham gia của các cấp, các ngành và của người dân. Quá trình thực hiện cần tuân thủ đầy đủ quy trình hướng dẫn Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Kết quả điều tra phản ảnh trung thực tình hình đời sống nhân dân và thực trạng hộ nghèo của từng vùng và từng địa phương. Làm cơ sở để thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội cho hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2019.

- Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp, các ngành và chính quyền địa phương cơ sở trong công tác tổ chức tổng điều tra rà soát xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn cả tỉnh, phân công cán bộ theo dõi, phối hợp chặt chẽ trong công tác điều tra, giám sát, đảm bảo chính xác, công bằng, không sai, không sót và thực hiện đúng tiến độ.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về hộ nghèo, hộ cận nghèo để phục vụ công tác quản lý và thực hiện các chính sách hiện có đối với hộ nghèo và hộ cận nghèo.

2. Tiêu chí hộ nghèo, hộ cận nghèo

Thực hiện theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Phương pháp điều tra thực hiện theo Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

3. Đối tượng và phạm vi điều tra, rà soát

- Đối tượng điều tra: Hộ gia đình và thành viên hộ gia đình.

- Phạm vi: Hộ gia đình đang sinh sống trên địa bàn tỉnh từ 6 tháng trở lên.

- Đơn vị rà soát: Là hộ gia đình.

4. Quy trình và các bước tiến hành công tác điều tra rà soát hộ nghèo

Thực hiện theo Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020. Trong đó lưu ý tính công khai, minh bạch, dân chủ như: tuyên truyền, họp dân, thông tin danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ nghèo phát sinh, hộ thoát nghèo và thoát cận nghèo ... và niêm yết kết quả rà soát cho toàn dân được biết.

5. Phương pháp rà soát

- Thực hiện rà soát thông qua các phương pháp đánh giá, chấm điểm tài sản, thu thập thông tin đặc điểm, điều kiện sống của hộ gia đình để xác định mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy trình tại Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Phỏng vấn trực tiếp tại hộ gia đình để thu thập đầy đủ thông tin về hộ, bao gồm chủ hộ, địa điểm nơi cư trú, đặc điểm của từng thành viên trong hộ, đối tượng ưu tiên, khu vực, nhà ở, các nhu cầu hỗ trợ cần thiết đối với hộ gia đình.

- Lấy ý kiến của cộng đồng dân cư nơi cư trú để khẳng định các thông tin đã thu thập từ hộ gia đình, khẳng định về danh sách hộ nghèo và hộ cận nghèo của từng địa phương thôn, buôn, khu phố, thông qua công tác niêm yết công khai, tuyên truyền trên hệ thống truyền thông cấp xã.

- Sử dụng các phương pháp tính toán, thống kê để xác định tỷ lệ hộ nghèo của từng xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã); huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là huyện) và trên địa bàn tỉnh.

6. Thời gian thực hiện

- Từ ngày 20/9/2018 - 29/9/2018: Hoàn thành công tác tập huấn điều tra rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo. Giao UBND huyện, thị xã, thành phố chủ trì tập huấn, các thành viên Ban chỉ đạo tỉnh phụ trách địa bàn phối hợp.

- Từ ngày 01/10 - 29/10/2018: Hoàn thành công tác điều tra, Ban chỉ đạo điều tra cấp huyện báo cáo sơ bộ kết quả điều tra cho Ban chỉ đạo điều tra cấp tỉnh và Ban chỉ đạo điều tra rà soát cấp tỉnh tổng hợp báo cáo sơ bộ cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Từ ngày 30/10 - 05/11/2018: Tổ chức bình xét tại cụm dân cư, niêm yết công khai danh sách, báo cáo xin ý kiến thẩm định của UBND cấp huyện.

- Từ ngày 06/11 - 10/11/2018: Tổng hợp báo cáo kết quả điều tra cho cấp huyện. Ban chỉ đạo điều tra rà soát cấp huyện tổng hợp báo cáo kết quả điều tra chính thức cho Ban chỉ đạo điều tra tỉnh; Ban chỉ đạo điều tra tỉnh tổng hợp báo cáo cho Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành trung ương.

- Từ ngày 11/11 - 15/11/2018: Nghiệm thu phiếu điều tra (Ban chỉ đạo điều tra cấp tỉnh sẽ có thông báo lịch nghiệm thu cụ thể cho các địa phương).

[...]