Kế hoạch 3208/KH-UBND về rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo tỉnh Ninh Thuận năm 2017

Số hiệu 3208/KH-UBND
Ngày ban hành 07/08/2017
Ngày có hiệu lực 07/08/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Thuận
Người ký Lê Văn Bình
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3208/KH-UBND

Ninh Thuận, ngày 07 tháng 8 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

VỀ VIỆC RÀ SOÁT HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO TỈNH NINH THUẬN NĂM 2017

Căn cứ Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 (sau đây gọi tắt là Thông tư 17).

Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận xây dựng Kế hoạch rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo tỉnh Ninh Thuận năm 2017, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Mục đích:

- Đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo toàn tỉnh năm 2017.

- Xác định và lập danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo theo tiêu chí quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ để thực hiện các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội năm 2018.

2. Yêu cầu:

- Thực hiện đúng theo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020.

- Việc rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo phải bảo đảm tính chính xác, dân chủ, công khai, công bằng, có sự tham gia của người dân.

- Điều tra viên phải là người hiểu biết tình hình dân cư tại địa bàn; trực tiếp đến phỏng vấn, thu thập thông tin của từng hộ và phản ánh đúng tình hình thu nhập và việc tiếp cận các nhu cầu xã hội cơ bản của hộ theo các tiêu chí quy định tại phiếu điều tra; có kinh nghiệm điều tra, khảo sát; am hiểu về đánh giá đặc điểm hộ gia đình, thông thuộc địa bàn khảo sát.

- Người cung cấp thông tin là chủ hộ hoặc người đang sinh sống trong hộ hiểu và nắm được các thông tin theo yêu cầu của phiếu điều tra.

- Kết quả điều tra phải phân loại được hộ nghèo, hộ cận nghèo theo các tiêu chí quy định của Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, QUY TRÌNH, TIẾN ĐỘ VÀ KINH PHÍ ĐIỀU TRA

1. Phạm vi và đối tượng điều tra:

Hộ gia đình trên phạm vi toàn tỉnh.

2. Quy trình điều tra, rà soát:

Quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2017 được thực hiện theo quy trình sau:

2.1. Xác định, lập danh sách các hộ gia đình cần rà soát

Các điều tra viên phối hợp với cán bộ chuyên trách giảm nghèo cấp xã, trưng thôn để tổ chức xác định, lập danh sách các hộ gia đình cần rà soát trên địa bàn:

a) Đối với hộ gia đình có khả năng nghèo, cận nghèo: điều tra viên sử dụng mẫu phiếu A (theo Phụ lục số 3a ban hành kèm theo Thông tư 17) để nhận dạng nhanh đặc đim hộ gia đình có giy đề nghị. Nếu hộ gia đình có từ 02 chỉ tiêu trở xung thì đưa vào danh sách các hộ có khả năng nghèo, cận nghèo (theo Phụ lục s2c ban hành kèm theo Thông tư 17) để tổ chức rà soát;

Cán bộ chuyên trách giảm nghèo cấp xã, trưởng thôn chủ động phát hiện những trường hợp nhận thấy hộ gia đình gặp khó khăn, biến cố rủi ro trong năm, có khả năng nghèo, cận nghèo nhưng chưa có giấy đề nghị đưa vào danh sách các hộ cần rà soát.

b) Đối với hộ gia đình có khả năng thoát nghèo, thoát cận nghèo: điều tra viên lập danh sách toàn bộ hộ nghèo, hộ cận nghèo địa phương đang quản lý (theo Phụ lục số 2d ban hành kèm theo Thông tư 17) để tổ chức rà soát (sử dụng mẫu phiếu B theo Phụ lục số 3b ban hành kèm theo Thông tư 17).

2.2. Tổ chức rà soát, lập danh sách phân loại hộ gia đình

Các điều tra viên thực hiện rà soát các hộ gia đình theo mẫu phiếu B (theo Phụ lục s3b ban hành kèm theo Thông tư 17), qua rà soát, tổng hợp và phân loại kết quả như sau:

a) Danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo qua rà soát, bao gồm:

[...]