Kế hoạch 1702/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2020 do tỉnh Hà Nam ban hành

Số hiệu 1702/KH-UBND
Ngày ban hành 27/06/2017
Ngày có hiệu lực 27/06/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Nam
Người ký Nguyễn Xuân Đông
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1702/KH-UBND

Hà Nam, ngày 27 tháng 6 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG, CHỐNG MA TÚY ĐẾN NĂM 2020

Thực hiện Quyết định số 424/QĐ-TTg ngày 07/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, công tác quản lý, điều hành của chính quyền các cấp; nhận thức, trách nhiệm của các ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị, xã hội và nhân dân để phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn xã hội trong công tác đấu tranh, phòng chống ma túy và cai nghiện ma túy; góp phần kiềm chế tội phạm và tệ nạn ma túy, làm giảm tỷ lệ người nghiện trên địa bàn tỉnh, ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi tác hại của tệ nạn ma túy đối với đời sống xã hội.

2. Nắm chắc tình hình, đánh giá đúng thực trạng tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy, từ đó đề ra các giải pháp để tập trung đấu tranh, triệt phá các đường dây, ổ nhóm, tụ điểm, điểm phức tạp về ma túy tại cộng đồng dân cư. Kiểm soát và quản lý chặt chẽ việc lưu thông, sử dụng các loại tiền chất, chất gây nghiện, chất hướng thần không để tội phạm lợi dụng hoạt động.

3. Đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy với nhiều nội dung, hình thức thiết thực, phù hợp với từng địa bàn, đối tượng, nâng cao ý thức, trách nhiệm của mọi tầng lớp nhân dân trong phòng, chống ma túy; vận động nhân dân tích cực tham gia phát hiện, lên án, tố giác tội phạm, tệ nạn ma túy; hỗ trợ người nghiện tiếp cận với các dịch vụ xã hội, tạo điều kiện để họ tái hòa nhập cộng đồng, góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.

II. MỤC TIÊU CỤ TH

1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các kiến thức phòng, chống ma túy với các hình thức phù hợp tới 100% số xã, phường, thị trấn, trường học, khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

2. Số vụ phạm tội sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy từ mức độ nghiêm trọng trở lên được phát hiện, xử lý tăng hơn 5% so với năm trước; không phát sinh tụ điểm phức tạp về ma túy, triệt xóa từ 5 - 10% số điểm, tụ điểm mỗi năm; không quá 01 năm từ khi xảy ra, 100% hành vi phạm tội sản xuất trái phép chất ma túy được phát hiện, xử lý triệt để.

3. Phấn đấu hạn chế phát sinh người nghiện mới, mỗi năm hơn 1% số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý đủ tiêu chuẩn đưa ra khỏi diện và giảm hơn 1% số xã, phường, thị trn có ma túy so với năm trước; đến năm 2020 có hơn 20% số xã, phường, thị trấn trọng điểm về ma túy giảm mức độ phức tạp so với năm 2016; các huyện, thành phố xây dựng được 1 mô hình điểm về phòng, chống ma túy tại xã, phường, thị trấn/năm.

4. Hàng năm, 80% số người nghiện và sử dụng ma túy có hồ sơ quản lý được tiếp cận các dịch vụ tư vấn, điều trị, cai nghiện; 90% cơ sở cai nghiện trên địa bàn tỉnh đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện về cai nghiện ma túy.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM

1. Tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Kết luận số 95-KL/TW ngày 02/4/2014 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 26/3/2008 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới”; Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 26/12/2014 của Chính phủ về tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống, kiểm soát và cai nghiện ma túy trong tình hình mới; Dự án “Xây dựng xã, phường, thị trấn không có tệ nạn ma túy” gắn với “Cuộc vận động toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; gắn với thực hiện Nghị quyết liên tịch số 03/2010/NQLT ngày 24/6/2010 giữa Bộ Công an và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về “Phối hợp hành động phòng, chống ma túy trong thanh thiếu niên giai đoạn 2016 - 2020”; Kế hoạch số 1435/KH-UBND ngày 22/8/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy đến năm 2020 và các văn bản khác liên quan đến công tác phòng, chống ma túy và cai nghiện ma túy.

2. Nâng cao hiệu quả điều hành, chỉ đạo thực hiện toàn diện công tác phòng, chống ma túy

Nâng cao năng lực nắm tình hình, phát hiện, điều tra, xử lý các vụ vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy, nhất là các vụ án phức tạp, nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan phòng, chống ma túy theo hướng chuyên môn hóa, phù hợp yêu cầu, nhiệm vụ, trong đó ưu tiên tăng cường lực lượng, nâng cao năng lực cho lực lượng chuyên trách và bộ phận làm công tác tham mưu, quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy.

Rà soát, nghiên cứu đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật phòng, chống ma túy, Luật xử lý vi phạm hành chính và các quy định của pháp luật khác liên quan đến công tác phòng, chng ma túy. Quản lý chặt chẽ những ngành, nghề dễ bị tội phạm lợi dụng thực hiện hoạt động phạm tội, các hoạt động xuất nhập khẩu, sử dụng tiền chất ma túy, thuốc hướng thần và thuốc có chứa chất ma túy.

Đảm bảo các nguồn lực, có chính sách đãi ngộ thích đáng động viên, khuyến khích việc tham gia các hoạt động phòng, chống ma túy của các cá nhân, tổ chức kinh tế - xã hội và cả hệ thng chính trị. Định kỳ có tổ chức điều tra cơ bản, rà soát, đánh giá tình hình tệ nạn ma túy đđiều chỉnh các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống ma túy phù hợp với từng thời điểm và từng địa bàn.

Áp dụng hiệu quả các thành tựu khoa học tiên tiến và công nghệ hiện đại vào công tác phòng, chống ma túy và kiểm soát ma túy. Ưu tiên lĩnh vực đấu tranh, giám đnh chất ma túy và thng kê về phòng, chng ma túy

3. Nâng cao năng lực, hiệu quả tuyên truyền phòng, chống ma túy

Tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống ma túy theo hướng chuyên sâu, đa dạng hóa các hình thức, biện pháp tuyên truyền phù hợp với từng địa bàn, nhóm đối tượng cụ thể trên các phương tiện thông tin đại chúng. Xây dựng các phóng sự, thông điệp và những thông tin phòng, chống ma túy cần thiết, thu hút được sự quan tâm của đại đa số người dân vào những thời điểm thích hợp. Đưa nội dung tuyên truyền phòng, chống ma túy trên mạng viễn thông, Internet, đồng thời có biện pháp hạn chế việc quảng bá, lôi kéo sử dụng bất hp pháp các chất ma túy qua các mạng này.

Kết hợp các hình thức tuyên truyền qua các phương tiện truyền thông đại chúng với tuyên truyền trực tiếp, trong đó chú ý vai trò của các tổ chức, cá nhân có uy tín, ảnh hưởng; các hoạt động văn nghệ, thể thao sinh động mang thông điệp phòng, chống ma túy. Xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình tuyên truyền, giáo dục kỹ năng phòng, chống ma túy phù hợp với từng nhóm đối tượng cụ thể, trọng tâm là học sinh, sinh viên, công nhân, viên chức, đoàn viên và nhân dân tại các địa bàn phức tạp về tội phạm và tệ nạn ma túy.

Hng năm, có kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao kiến thức nghiệp vụ và kỹ năng cho đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền phòng, chống ma túy từ tỉnh đến cơ sở. Hỗ trợ tổ chức triển khai các hoạt động phòng, chống ma túy ở cơ sở, tập trung cho các xã, phường, thị trấn phức tạp về ma túy; bồi dưỡng nâng cao khả năng nghiệp vụ cho lực lượng Công an cấp xã và các tổ chức đoàn thể về phòng, chống ma túy; xây dựng và duy trì các mô hình có hiệu quả về phòng, chống ma túy.

4. Nâng cao năng lực, hiệu quả đấu tranh, chống tội phạm về ma túy

Tăng cường lực lượng, bố trí phù hợp, kết hợp bồi dưỡng nâng cao năng lực phòng, chống ma túy cho lực lượng chuyên trách phòng, chống ma túy từ tỉnh đến cơ sở để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Bổ sung, sửa chữa, nâng cấp, trang cấp những trang thiết bị cần thiết, hiện đại cho các lực lượng chuyên trách; đặc biệt là những trang thiết bị phục vụ cho cơ động chiến đấu, thông tin liên lạc, đảm bảo hiệu lực và an toàn cho cán bộ, chiến sỹ trực tiếp đấu tranh với tội phạm ma túy. Hỗ trợ trang cấp thiết bị hiện đại, phù hợp cho các cơ quan thực hiện quyền công tố, xét xử của Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân các cấp để đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong tình hình mới.

Tăng cường công tác phối, kết hợp giữa các sở, ngành chức năng với các địa phương, nhất là những địa phương có địa bàn trọng điểm phức tạp về ma túy. Định kỳ, đánh giá kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế trong công tác phối hợp để rút kinh nghiệm và bổ sung các biện pháp phù hợp để triển khai thực hiện có hiệu quả trong thời gian tiếp theo.

Chủ động nắm chắc tình hình, quản lý chặt chẽ địa bàn, đối tượng, tổ chức điều tra cơ bản, xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết sát với tình hình để triển khai đồng bộ các hoạt động nghiệp vụ nhằm phát hiện, đấu tranh, xử lý triệt để ti phạm về ma túy nht là các vụ phạm tội nghiêm trọng và tại các địa bàn trọng điểm phức tạp. Tập trung đấu tranh, triệt xóa các đường dây mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy từ tỉnh ngoài về địa bàn Hà Nam tiêu thụ; triệt xóa cơ bản các tụ điểm, điểm phức tạp về mua bán và tổ chức sử dụng trái phép các chất ma túy tại cộng đồng dân cư. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phát hiện, điều tra, khám phá các loại tội phạm về ma túy; đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tvà đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh các vụ án lớn, án điểm, các vụ án được dư luận xã hội quan tâm.

[...]