Kế hoạch 17/KH-UBND thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022 do tỉnh Đồng Tháp ban hành

Số hiệu 17/KH-UBND
Ngày ban hành 20/01/2022
Ngày có hiệu lực 20/01/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Tháp
Người ký Phạm Thiện Nghĩa
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 17/KH-UBND

Đồng Tháp, ngày 20 tháng 01 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 02/NQ-CP NGÀY 10/01/2022 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ NHỮNG NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA NĂM 2022

Thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ, về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 02/NQ- CP), Ủy ban nhân dân Tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện như sau:

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Mục tiêu chung

Tiếp tục tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, cải thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Đồng Tháp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; hỗ trợ doanh nghiệp thích ứng nhanh và an toàn với dịch COVID -19; tiếp tục phát triển về số lượng và chất lượng doanh nghiệp, giảm tỷ lệ doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động; giảm chi phí đầu vào, chi phí cơ hội, chi phí không chính thức cho doanh nghiệp và người dân; tạo động lực thu hút nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể

Phấn đấu trong năm 2022, các chỉ tiêu về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của Tỉnh đạt và vượt chỉ tiêu Nghị quyết số 02/NQ-CP 10/01/2022 của Chính phủ đề ra và bám sát các nội dung đánh giá, xếp hạng các bộ chỉ số của các tổ chức quốc tế, gồm: (1) “Năng lực cạnh tranh 4.0” của Diễn đàn Kinh tế thế giới; (2) “Phát triển bền vững” của Liên hợp quốc; (3) “Năng lực đổi mới sáng tạo” của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới; (5) “Chính phủ điện tử” của Liên hợp quốc; (5) “Quyền tài sản” của Liên minh quyền tài sản; (6) “Hiệu quả logistics” của Ngân hàng Thế giới; (7)“Năng lực cạnh tranh du lịch” của Diễn đàn Kinh tế thế giới; (8) “An toàn an ninh mạng” của Liên minh viễn thông quốc tế.

3. Yêu cầu

- Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn, cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố chủ động, tích cực trong công tác chỉ đạo điều hành nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; quán triệt, xem việc cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên, trực tiếp chỉ đạo; chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực phụ trách và tại địa phương.

- Đối với các cơ quan được phân công làm cơ quan đầu mối theo dõi các Bộ Chỉ số theo Nghị quyết số 02/NQ-CP và trực tiếp cải thiện các Chỉ số thành phần trong từng Bộ chỉ số chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về các Bộ chỉ số và từng Chỉ số thành phần được giao; thường xuyên cập nhật thông tin từ các Bộ, ngành Trung ương về việc hướng dẫn phương thức và giải pháp cải thiện các Bộ Chỉ số và các Chỉ số thành phần trong từng Bộ chỉ số để kịp thời triển khai thực hiện theo lĩnh vực phụ trách và tại địa phương.

(Các cơ quan đầu mối được phân công theo dõi các Bộ Chỉ số tại mục 1 của Phụ lục I; các cơ quan chủ trì chịu trách nhiệm cải thiện các Chỉ số thành phần của các Bộ chỉ số tại mục 2 của Phụ lục I và Phụ lục II ban hành kèm Kế hoạch).

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM

1. Tập trung cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn quá trình xử lý, giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính, bảo đảm công khai, minh bạch và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước.

2. Thực hiện có hiệu quả, đúng quy định và đúng thẩm quyền trong công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

3. Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và bình đẳng cho mọi tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân phát triển sản xuất; kịp thời tháo gỡ hoặc kiến nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động.

4. Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn, cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân Tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tiếp tục thực hiện chủ trương “đồng hành cùng doanh nghiệp”; nêu cao tinh thần, thái độ phục vụ doanh nghiệp, chú trọng hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, khắc phục các tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID-19.

5. Tiếp tục phát triển về số lượng và chất lượng doanh nghiệp; phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

6. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tăng tỷ lệ cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và mức độ 4 trên cổng dịch vụ công trực tuyến của Tỉnh và các Sở, ban, ngành Tỉnh và địa phương; chú trọng thực hiện chuyển đổi số tại các cơ quan hành chính nhà nước và doanh nghiệp.

7. Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, đảm bảo giao thông thông suốt, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh; tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận đất đai.

8. Đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Trong đó, bao gồm nguồn nhân lực chất lượng cao được đào tạo tại các trường đại học và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh.

9. Tiếp tục giữ vững an ninh trật tự, môi trường kinh doanh lành mạnh để doanh nghiệp an tâm đầu tư sản xuất kinh doanh; kịp thời bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhà đầu tư; đảm bảo việc thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp không quá một lần trong năm.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

Để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trên, yêu cầu cơ quan chuyên môn, cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:

1. Các các cơ quan chuyên môn, cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân Tỉnh; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố

- Phân công bộ phận làm đầu mối thực hiện tham mưu, hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp, báo cáo công tác cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh tại đơn vị và địa phương.

- Đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hóa, cụ thể hóa. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính, triển khai có hiệu quả dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4 đối với các thủ tục hành chính.

- Chủ động giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền trên cơ sở quy định của pháp luật; thực hiện có hiệu quả và đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ được giao; căn cứ vào tình hình thực tế của từng đơn vị linh hoạt, sáng tạo các phương thức mới trong giải quyết thủ tục hành chính nhằm rút ngắn hơn nữa thời gian thực hiện thủ tục theo quy định tại các văn bản pháp luật chuyên ngành.

[...]