Kế hoạch 17/KH-UBND về thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2019

Số hiệu 17/KH-UBND
Ngày ban hành 19/02/2019
Ngày có hiệu lực 19/02/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Người ký Nguyễn Thanh Tịnh
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 17/KH-UBND

Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 19 tháng 02 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT CÓ KHÓ KHĂN VỀ TÀI CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU NĂM 2019

Thực hiện Quyết định số 1019/QĐ-TTg ngày 05 tháng 8 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012-2020; Quyết định số 1100/QĐ-TTg ngày 21 tháng 6 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về Quyền của người khuyết tật; Quyết định số 3040/QĐ-BTP ngày 14 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính năm 2019, Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2019, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

- Tiếp tục triển khai có hiệu qủa chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Đẩy mạnh hoạt động truyền thông về trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính để người khuyết tật có khó khăn về tài chính biết quyền được trợ giúp pháp lý và tiếp cận với dịch vụ này.

- Thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý (trong đó chú trọng thực hiện vụ việc tham gia tố tụng) cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính. Bảo đảm 100% người khuyết tật có khó khăn về tài chính được trợ giúp pháp lý khi có yêu cầu.

2. Yêu cầu:

- Bám sát nội dung chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật trong Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012-2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1019/QĐ-TTg; Quyết định số 1100/QĐ-TTg; Quyết định số 3040/QĐ-BTP và Quyết định số 2745/QĐ-UBND. Bảo đảm sự tiếp nối các hoạt động đã thực hiện trong năm 2018 và phù hợp với các quy định của Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017.

- Các hoạt động trợ giúp pháp lý như tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng, tư vấn pháp luật phải thực hiện cụ thể, mang tính khả thi và phù hợp với đặc thù của người khuyết tật có khó khăn về tài chính và tình hình thực tế, điều kiện, khả năng của tỉnh; xác định rõ đơn vị có trách nhiệm thực hiện, đơn vị phối hợp và thời gian thực hiện.

- Có sự tham gia, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức có liên quan nhất là các cơ quan, tổ chức về người khuyết tật trong quá trình triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT CÓ KHÓ KHĂN VỀ TÀI CHÍNH

1. Truyền thông về trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính:

a) Đẩy mạnh truyền thông về trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính, đặc biệt trong dịp kỷ niệm ngày Người khuyết tật Việt Nam (18/4) và ngày Người Khuyết tật thế giới (3/12) trên các phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức truyền thông khác.

- Đơn vị thực hiện: Sở Tư pháp (Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước).

- Đơn vị phối hợp: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Đài Truyền thanh huyện; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các tổ chức của người khuyết tật trên địa bàn tỉnh.

- Thời gian thực hiện: Cả năm.

b) Tổ chức các đợt truyền thông về trợ giúp pháp lý tại cơ sở (Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có nhiều người khuyết tật cư trú, Hội người khuyết tật, các cơ sở bảo trợ xã hội...). Trong các đợt truyền thông, chú trọng tư vấn, hướng dẫn, giải đáp trực tiếp các vướng mắc về pháp luật cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính.

- Đơn vị thực hiện: Sở Tư pháp (Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước).

- Đơn vị phối hợp: Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã (gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện), Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã), Hội người khuyết tật, các cơ sở bảo trợ xã hội, trường học và các tổ chức của người khuyết tật.

- Thời gian thực hiện: Cả năm.

c) Biên soạn, in ấn tài liệu tờ gấp pháp luật để cấp phát miễn phí cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính trong các đợt truyền thông tại cơ sở và cấp cho các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ sở giam giữ và trại giam, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có người khuyết tật cư trú, trụ sở Hội người khuyết tật, các cơ sở bảo trợ xã hội, các trường học và các tổ chức của người khuyết tật.

- Đơn vị thực hiện: Sở Tư pháp (Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước).

- Đơn vị phối hợp: Các cơ quan tiến hành tố tụng, Ủy ban nhân dân cấp xã, Hội người khuyết tật, các cơ sở bảo trợ xã hội, trường học và các tổ chức của người khuyết tật.

- Thời gian thực hiện: Cả năm.

2. Thực hiện trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính:

a) Cung cấp danh sách, số điện thoại của Trợ giúp viên pháp lý, luật sư ký hợp đồng với Trung tâm cho các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ sở giam giữ, trại giam, Ủy ban nhân dân cấp xã và các tổ chức của người khuyết tật trên địa bàn tỉnh; tăng cường phối hợp với các cơ quan tổ chức này để phát hiện nhu cầu trợ giúp pháp lý và giới thiệu người khuyết tật có khó khăn về tài chính đến Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước khi họ có yêu cầu trợ giúp pháp lý.

[...]