Kế hoạch 17/KH-UBND về phòng trừ bệnh lùn sọc đen phương Nam hại lúa, bảo vệ sản xuất nông nghiệp năm 2018 do tỉnh Ninh Bình ban hành
Số hiệu | 17/KH-UBND |
Ngày ban hành | 27/02/2018 |
Ngày có hiệu lực | 27/02/2018 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Ninh Bình |
Người ký | Đinh Chung Phụng |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17/KH-UBND |
Ninh Bình, ngày 27 tháng 02 năm 2018 |
PHÒNG TRỪ BỆNH LÙN SỌC ĐEN PHƯƠNG NAM HẠI LÚA, BẢO VỆ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP NĂM 2018
Thực hiện Chỉ thị số 9556/CT-BNN-BVTV ngày 15/11/2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tăng cường công tác phòng trừ bệnh lùn sọc đen phương nam hại lúa ở các tỉnh thành phố phía bắc. Bệnh lùn sọc đen phương Nam hại lúa do virus gây ra và môi giới truyền bệnh là rầy lưng trắng; đây là bệnh hại nguy hiểm trên cây lúa, ngô; đến nay vẫn chưa có thuốc đặc hiệu để trừ bệnh; Vụ mùa năm 2017 bệnh đã xuất hiện và gây hại trên lúa ở hầu hết các huyện, thành phố trong tỉnh; Tổng diện tích nhiễm bệnh là 4.193,5 ha, trong đó diện tích nhiễm nặng là: 1.794,2 ha. Diện tích giảm trên 70% năng suất là: 751 ha; Hiện nay nguồn bệnh trên đồng ruộng sẵn có, là nguy cơ tiềm ẩn bùng phát thành dịch nếu không có các biện pháp phòng, chống kịp thời. Để chủ động phòng trừ bệnh lùn sọc đen phương Nam, bảo vệ sản xuất nông nghiệp, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Ninh Bình ban hành Kế hoạch phòng trừ bệnh lùn sọc đen phương Nam hại lúa năm 2018, với những nội dung chính sau:
1. Mục đích
- Chủ động áp dụng có hiệu quả các biện pháp phòng, chống bệnh lùn sọc đen phương Nam và rầy lưng trắng môi giới truyền bệnh, bảo vệ sản xuất lúa, ngô.
- Nâng cao năng lực cho cán bộ kỹ thuật cơ sở và nông dân; tổ chức cộng đồng phòng chống bệnh lùn sọc đen hại lúa năm 2018 và các năm tiếp theo; đảm bảo khống chế không để bệnh bùng phát thành dịch gây hại ảnh hưởng đến năng suất.
2. Yêu cầu
- Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, trừ bệnh lùn sọc đen phương Nam và rầy lưng trắng môi giới truyền bệnh theo quy định tại Thông tư số 58/2010/TT-BNNPTNT ngày 05/10/2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định biện pháp phòng, trừ bệnh lùn sọc đen hại lúa.
- Áp dụng các biện pháp phòng bệnh sớm ngay từ đầu các vụ sản xuất và mang tính cộng đồng, theo phương châm phòng là chính, ở cả vụ đông xuân và vụ mùa, đặc biệt chú ý trong sản xuất lúa vụ mùa.
- Thường xuyên theo dõi diễn biến của bệnh lùn sọc đen, các biện pháp phòng bệnh phải được thực hiện trên tất cả các vùng trồng lúa, đặc biệt ở các vùng đã nhiễm bệnh nặng trong vụ mùa năm 2017.
1. Tổ chức tuyên truyền, tập huấn:
- Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền bằng nhiều hình thức và trên các phương tiện thông tin đại chúng về cách nhận biết, tác hại của rầy lưng trắng, bệnh lùn sọc đen phương Nam trong sản xuất lúa vụ Đông Xuân 2017-2018, vụ Mùa 2018 và các vụ tiếp theo.
- Tập huấn cho cán bộ cơ sở, nông dân về cách nhận biết, phát hiện kịp thời rầy lưng trắng, triệu chứng bệnh lùn sọc đen phương Nam, thời điểm rầy di trú và biện pháp phòng trừ, tổ chức tiêu hủy kịp thời dảnh, khóm lúa bị bệnh; giúp chính quyền địa phương và nông dân phát hiện, tiêu diệt rầy môi giới truyền bệnh; chủ động phòng trừ có hiệu quả bệnh lùn sọc đen.
- Xây dựng các mô hình phòng trừ bệnh có hiệu quả, kịp thời tổng kết và phổ biến kết quả mô hình để áp dụng trên diện rộng.
2. Các biện pháp kỹ thuật phòng chống bệnh:
a. Các biện pháp phòng bệnh:
* Biện pháp canh tác:
- Vệ sinh đồng ruộng: Cày vùi gốc rạ ngay sau thu hoạch lúa ở các vụ sản xuất để ngăn ngừa lúa chết, lúa tái sinh, dọn sạch cỏ bờ ruộng, mương dẫn nước, tàn dư cây bệnh để hạn chế nơi cư trú của rầy và tiêu diệt nguồn bệnh, đặc biệt là tại các vùng đã có dịch. Những ruộng đã bị bệnh lùn sọc đen gây hại không cho thu hoạch cần tiêu hủy, dọn sạch tàn dư cây bệnh trước khi cày lật đất những nơi có mật độ rầy lưng trắng cao phải phun trừ trước khi cày vùi, tiêu hủy, để tiêu hủy triệt để nguồn bệnh trên đồng ruộng.
- Xử lý hạt giống bằng thuốc BVTV trước khi gieo; Kiên quyết không đưa vào sản xuất những giống lúa đã bị nhiễm bệnh lùn sọc đen phương Nam nặng; khuyến khích sử dụng các giống chống chịu hoặc ít nhiễm rầy lưng trắng.
- Bố trí cơ cấu mùa vụ hợp lý, thời gian cách ly giữa vụ Đông Xuân và vụ Mùa trong khung thời vụ cho phép và không làm ảnh hưởng đến thời vụ của vụ Đông để cắt cầu nối truyền bệnh và có đủ thời gian để vệ sinh đồng ruộng.
- Bón phân cân đối, đặc biệt không bón thừa phân đạm, áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến (SRI), kỹ thuật phòng trừ tổng hợp IPM để tăng tính chống chịu của lúa đối với dịch hại.
- Kiểm tra, rà soát, lắp đặt mới hệ thống bẫy đèn để xác định đỉnh cao của rầy di trú, đặc biệt là rầy lưng trắng; lấy mẫu rầy vào đèn và mẫu rầy trên đồng ruộng giám định, xác định tỷ lệ rầy mang virus lùn sọc đen phương Nam để có biện pháp phòng trừ môi giới truyền bệnh và bố trí lịch thời vụ phù hợp.
* Phòng trừ rầy môi giới, bảo vệ mạ và lúa gieo thẳng
- Đối với vụ Đông xuân: Che phủ nilon cho mạ để che chắn rầy xâm nhiễm kết hợp với chống rét.
- Đối với vụ mùa: Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, khi phát hiện rầy lưng trắng trên mạ, và lúa gieo sạ, tiến hành phun thuốc trừ rầy cho mạ trước khi nhổ cấy 3 đến 4 ngày và trên lúa gieo xạ khi được 4-5 lá bằng các loại thuốc trừ rầy nội hấp.
- Khi bệnh xuất hiện trên mạ, tùy theo mức độ nhiễm bệnh, tiến hành tiêu hủy cả luống hoặc cả ruộng sau khi đã phun bằng thuốc trừ rầy tiếp xúc; gieo bổ sung mạ nếu thời vụ cho phép.