Kế hoạch 169/KH-UBND năm 2013 thực hiện Chỉ thị 08/CT-TTg về biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội Luật gia Việt Nam trong giai đoạn mới do tỉnh Hà Giang ban hành
Số hiệu | 169/KH-UBND |
Ngày ban hành | 27/09/2013 |
Ngày có hiệu lực | 27/09/2013 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Hà Giang |
Người ký | Đàm Văn Bông |
Lĩnh vực | Dịch vụ pháp lý,Bộ máy hành chính |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 169/KH-UBND |
Hà Giang, ngày 27 tháng 9 năm 2013 |
Thực hiện Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 24 tháng 5 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội Luật gia Việt Nam trong giai đoạn mới (sau đây gọi tắt là Chỉ thị số 08/CT-TTg). Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 08/CT-TTg theo từng nội dung cụ thể như sau:
1. Nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp về vị trí, vai trò, nhiệm vụ của Hội Luật gia trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đề ra các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục lãnh đạo và tạo điều kiện để Hội Luật gia các cấp phát triển toàn diện về tổ chức; nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Luật gia trong tình hình mới.
2. Nâng cao dân trí pháp lý, phát huy dân chủ, tăng cường hiệu lực và hiệu quả hoạt động của chính quyền, cơ quan nhà nước các cấp; tạo môi trường pháp lý lành mạnh để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.
3. Phát huy vai trò nòng cốt của Hội Luật gia; có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa Hội Luật gia với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong hoạt động xây dựng và thực thi pháp luật.
1. Triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo liên quan
Các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức nghiên cứu quán triệt Chỉ thị 08/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; đồng thời đánh giá kết quả và đề ra nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục thực hiện Chỉ thị 56/CT-TW ngày 18 tháng 8 năm 2000 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác của Hội Luật gia”; Kết luận số 19-KL/TW, ngày 23 tháng 5 năm 2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 56-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa VIII.
2. Tiếp tục xây dựng, củng cố và phát triển Hội Luật gia các cấp
Phấn đấu đến năm 2015 tất cả các huyện, thành phố, các cơ quan bảo vệ pháp luật trong tỉnh đều phải thành lập tổ chức Hội Luật gia; khuyến khích việc thành lập các chi Hội Luật gia và phát triển hội viên ở các cơ quan nhà nước, các xã, phường, thị trấn, doanh nghiệp trong tỉnh.
Chú trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên Hội Luật gia về đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có bản lĩnh chính trị vững vàng, ý thức tự giác học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; gương mẫu chấp hành chính sách, pháp luật, tích cực tham gia phong trào thi đua yêu nước và các hoạt động chính trị của địa phương.
3. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội Luật gia
3.1. Trong lĩnh vực xây dựng chính sách pháp luật, nghiên cứu khoa học pháp lý, tham gia các hoạt động cải cách tư pháp, cải cách hành chính, phòng chống tội phạm.
- Chủ động có kế hoạch để Hội Luật gia tham gia với cấp ủy, chính quyền trong quá trình xây dựng cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển kinh tế, xã hội; củng cố quốc phòng an ninh và các nhiệm vụ chính trị khác của địa phương.
- Phát huy vai trò của Hội Luật gia trong việc tham gia vào quá trình đổi mới về tổ chức và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan tố tụng ở địa phương.
- Tạo điều kiện để Hội Luật gia tham gia vào quá trình cải cách thủ tục hành chính ở địa phương theo Quyết định số 30/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ và Đề án cải cách hành chính của tỉnh.
- Tạo điều kiện để Hội Luật gia tham gia giải quyết các khiếu nại phức tạp, kéo dài chưa được giải quyết của tỉnh.
3.2. Tham gia các hoạt động phản biện xã hội; giám sát việc thi hành pháp luật, hòa giải cơ sở; tư vấn, giải quyết khiếu nại, giải quyết tranh chấp pháp lý ngoài cơ chế nhà nước.
- Căn cứ vào quyền hạn, nhiệm vụ của mình, Hội Luật gia chủ động bám sát nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh để đề xuất với Hội đồng nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp kế hoạch giám sát việc thi hành pháp luật đối với hoạt động của chính quyền, cơ quan Nhà nước các cấp và các doanh nghiệp; tham gia phản biện xã hội trên phương diện pháp lý đối với các chương trình, dự án, đề án phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh.
- Chỉ đạo và tạo điều kiện để Hội Luật gia phối hợp với chính quyền và Mặt trận Tổ quốc cùng cấp tổ chức bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng hoạt động của Thanh tra nhân dân và hòa giải viên cơ sở.
- Chính quyền, cơ quan Nhà nước các cấp, các doanh nghiệp trong tỉnh cần chủ động tham vấn ý kiến của Hội Luật gia để giải quyết các tranh chấp pháp lý ngoài cơ chế Nhà nước, nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc phát sinh trong quá trình giải quyết khiếu nại phức tạp, có liên quan đến các quyết định của cơ quan hành chính nhà nước một cách khách quan, minh bạch, công bằng.
3.3. Trong lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật và thực hiện chức năng tư vấn pháp luật và tham gia hoạt động trợ giúp pháp lý.
- Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của tỉnh chủ động có kế hoạch để Hội Luật gia tham gia tích cực vào quá trình thực hiện chủ trương “Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật” trên địa bàn của tỉnh; xem xét để từng bước giao cho Hội Luật gia đảm nhận triển khai các chương trình, đề án phù hợp với tính chất hoạt động và khả năng của Hội Luật gia.
- Hội Luật gia phối hợp tham gia các hoạt động tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý kết hợp với hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã vùng cao và các xã thuộc diện quy hoạch xây dựng nông thôn mới của tỉnh.
- Tiếp tục củng cố, nâng cao năng lực hoạt động của Trung tâm Tư vấn pháp luật thuộc Hội Luật gia.
3.4. Lĩnh vực đối ngoại nhân dân.