Kế hoạch 168/KH-UBND năm 2022 về tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Kiên Giang chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021-2025

Số hiệu 168/KH-UBND
Ngày ban hành 12/07/2022
Ngày có hiệu lực 12/07/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kiên Giang
Người ký Nguyễn Lưu Trung
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Xây dựng - Đô thị

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 168/KH-UBND

Kiên Giang, ngày 12 tháng 7 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHONG TRÀO THI ĐUA “KIÊN GIANG CHUNG SỨC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI” GIAI ĐOẠN 2021-2025

Căn cứ Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 587/QĐ-TTg ngày 18/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ, về việc ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 1303/QĐ-UBND ngày 30/5/2022 của Chủ tịch y ban nhân dân tỉnh, ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch phát động phong trào thi đua Kiên Giang chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021-2025 với những nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mc đích

- Tiếp tục phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở trong việc tuyên truyền, vận động các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, chủ động, trách nhiệm, tích cực tham gia thực hiện thắng lợi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới, nhất là thực hiện Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu chủ yếu của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

- Tổ chức phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả, phấn đấu thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

- Không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân trên địa bàn nông thôn, tạo sự cân bằng tương đối giữa các vùng miền, đặc biệt là tạo sự chuyển biến nhanh đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn,... thúc đẩy sự phát triển về kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ tỉnh Kiên Giang, nhiệm kỳ 2020-2025.

2. Yêu cầu

- Phong trào thi đua “Kiên Giang chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025” tiếp tục là trọng tâm trong các phong trào thi đua của các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương, các doanh nghiệp; đánh giá kết quả phong trào thi đua phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị và bình xét thi đua hàng năm của các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị, các địa phương, doanh nghiệp.

- Triển khai phong trào thi đua sâu rộng ttỉnh đến cơ sở với nội dung, hình thức phong phú, thiết thực, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, tránh chạy theo thành tích và phù hợp với thực tiễn; gắn tổ chức phong trào “Kiên Giang chung sức xây dựng nông thôn mới” với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” tránh trùng lặp, chồng chéo trong quá trình tổ chức thực hiện; phát huy được sáng kiến, sáng tạo của các cấp, các ngành, các tầng lớp Nhân dân và huy động, tập trung được nguồn lực của nhà nước, địa phương cũng như toàn xã hội.

- Việc công nhận, biểu dương, khen thưởng các xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới phải thực chất, công khai, minh bạch, khách quan để tạo động lực thúc đẩy phong trào thi đua, tránh hình thức, chạy theo thành tích, kịp thời phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng điển hình tiên tiến.

- Đến năm 2025, các cấp, các ngành, địa phương tiến hành tổng kết phong trào thi đua, biểu dương, khen thưởng kịp thời các điển hình tiên tiến, các sáng kiến, kinh nghiệm, các mô hình, cách làm sáng tạo, hiệu quả trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

II. MỤC TIÊU CỦA PHONG TRÀO

1. Mục tiêu chung

Tiếp tục triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tạo sự chuyển biến thực sự về nhận thức, trách nhiệm, nghĩa vụ và hành động cụ thể của các cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, địa phương và các tầng lớp Nhân dân trong xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, quá trình đô thị hoá, đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững; thực hiện xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn. Xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ và từng bước hiện đại, bảo đảm môi trường, cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, giàu bản sắc văn hóa truyền thống, thích ng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

2. Mc tiêu cthể

Đến năm 2025, toàn tỉnh phấn đấu có thêm 06 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM (thành phố Hà Tiên và các huyện Vĩnh Thuận, Kiên Lương, An Biên, Kiên Hải, An Minh); có 02 huyện đạt chuẩn NTM nâng cao (huyện Kiên Hải và Tân Hiệp); có thêm 37 xã NTM, trong đó có 40 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 15 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Lũy kế đến năm 2025, nâng tổng số toàn tỉnh có 09/15 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM (60%), trong đó có 02/15 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM nâng cao (13,33%); có 116/116 xã đạt chuẩn NTM (100%), trong đó có 40/116 xã đạt chuẩn NTM nâng cao (34,48%), 15/116 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (12,93%). Cụ thể:

- Năm 2021: Có thêm 02 huyện, thành phố đạt chuẩn NTM/ hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; có thêm 11 xã đạt chun NTM. Lũy kế toàn tỉnh có 05/15 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM (33,33%); 90/116 xã đạt chuẩn NTM (77,59%).

- Năm 2022: Phấn đấu có thêm 02 huyện đạt chuẩn NTM; có thêm 11 xã đạt chuẩn NTM, có 03 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 01 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Lũy kế toàn tỉnh có 07/15 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM/ hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM (46,67%); có 101/116 xã đạt chuẩn NTM (87,07%), 03/116 xã đạt chuẩn NTM nâng cao (2,59%), 01/116 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (0,86%).

- Năm 2023: Phấn đấu có thêm 02 huyện đạt chuẩn NTM; có thêm 12 xã đạt chuẩn NTM, 21 xã đạt chuẩn NTM nâng cao. Lũy kế toàn tỉnh có 09/15 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM (60%); có 113/116 xã đạt chuẩn NTM (97,41%), 24/116 xã đạt chuẩn NTM nâng cao (20,69%), 01/116 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (0,86%).

- Năm 2024: Phấn đấu có 01 huyện đạt chuẩn NTM nâng cao; có thêm 01 xã đạt chuẩn NTM, 15 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 03 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Lũy kế toàn tỉnh có 09/15 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM (60%); 01 huyện đạt chuẩn NTM nâng cao (6,67%); có 114/116 xã đạt chuẩn NTM (98,28%), 39/116 xã đạt chuẩn NTM nâng cao (33,62%), 04/116 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (3,45%).

- Năm 2025: Phấn đấu có thêm 01 huyện đạt chuẩn NTM nâng cao; có thêm 02 xã đạt chuẩn NTM, 02 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 11 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Lũy kế toàn tỉnh có 09/15 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM (60%), 02 huyện đạt chuẩn NTM nâng cao (13,33%); có 116/116 xã đạt chuẩn NTM (100%), 40/116 xã đạt chuẩn NTM nâng cao (34,48%), 15/116 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (12,93%).

III. NỘI DUNG THI ĐUA

1. Thi đua phát triển kinh tế, đổi mới tổ chức sản xuất theo hướng tăng cường thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, thực hiện liên kết sản xuất; đẩy mạnh đầu tư kết cấu hạ tầng nông nghiệp và tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ cao vào sản xuất. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, bảo quản nông - thủy sản và thực phẩm theo hướng chất lượng, an toàn. Tăng cường công tác khuyến nông, thông tin thị trường, liên kết sản xuất cho nông dân.

2. Thi đua huy động mọi nguồn lực để đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn. Qua đó tạo sự đồng thuận trong Nhân dân, khơi dậy tinh thần tự giác tham gia đóng góp để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở địa phương; bên cạnh nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ, chú trọng vận động Nhân dân, huy động mọi nguồn lực xã hội, từ các thành phn kinh tế, các tổ chức xã hội đầu tư cho xây dựng nông thôn mới.

3. Thi đua xây dựng và phát triển văn hóa, xã hội góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân. Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hoá các lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục,... xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và các công trình, thiết chế văn hóa phục vụ sinh hoạt cộng đồng đảm bảo tính đồng bộ, làm tốt việc thực hiện mục tiêu chăm sóc sức khỏe người dân, đẩy mạnh phát triển giáo dục toàn diện, nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn....

4. Thi đua xây dựng thực hiện nếp sống văn minh, xây dựng gia đình văn hóa; đẩy mạnh xây dựng, củng cố lực lượng nòng cốt giữ gìn an ninh trật tự ở cơ sở và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh trật tự.

[...]