Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Kế hoạch 167/KH-UBND về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2013 của thành phố Hà Nội

Số hiệu 167/KH-UBND
Ngày ban hành 03/12/2012
Ngày có hiệu lực 03/12/2012
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Vũ Hồng Khanh
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

Y BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 167/KH-UBND

Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 2012

 

KẾ HOẠCH

CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG NĂM 2013 CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng; Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 12/5/2009 của Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020; Nghị quyết Trung ương 5 (khoá XI) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chng tham nhũng, lãng phí; Chương trình số 09-CT/TU ngày 04/11/2011 của Thành ủy về “Đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chng lãng phí giai đoạn 2011-2015”, UBND thành phHà Nội xây dựng Kế hoạch công tác phòng, chống tham nhũng năm 2013 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy và chính quyền các cấp, các ngành trong công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN); xây dựng tổ chức Đảng, các cơ quan nhà nước thực sự trong sạch, vững mạnh; tạo sự chuyển biến cả về nhận thức và hành động của cán bộ, công chức và nhân dân trong phòng, chng tham nhũng góp phn giữ vững n định chính trị - xã hội, nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng các nguồn lực nhằm thúc đẩy phát triển Kinh tế- Xã hội.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức, có năng lực và trình độ chuyên môn; xây dựng chính quyền các cấp vững mạnh đáp ứng, yêu cu nhiệm vụ được giao.

2. Yêu cầu:

- Thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi tham nhũng tại các đơn vị.

- Giám đốc các sở; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã; Thủ trưởng các ban, ngành, đơn vị trực thuộc Thành phố quán triệt và thực hiện nghiêm túc Luật Phòng, chống tham nhũng; Nghị quyết Trung ương 5 (khoá XI) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Chương trình số 09-CT/TU ngày 04/11/2011 của Thành ủy về “Đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2011-2015”;

Kế hoạch số 15/KH-UBND ngày 20/1/2010 về việc thực hiện Chiến lược quốc gia PCTN đến năm 2020; các văn bản chỉ đạo về PCTN của cấp trên, của UBND Thành phố; kế hoạch công tác PCTN năm 2013 do đơn vị mình xây dựng.

- Thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN nhằm phát hiện các hành vi tham nhũng để kịp thời xử lý theo đúng quy định của pháp luật, ngăn chặn các hậu quả do hành vi tham nhũng gây ra.

II. NỘI DUNG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG NĂM 2013

1. Các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị trực thuộc Thành phphối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố và các cơ quan thông tin đại chúng tập trung chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về PCTN: Luật Phòng, chống tham nhũng; Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng; Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/02/2012 của Ban Chấp hành Trung ương đảng (khoá XI) về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí”; Chương trình số 09-CT/TU ngày 04/11/2011 của Thành ủy v “Đy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2011-2015”; Kế hoạch số 15/KH- UBND ngày 20/01/2010 của UBND Thành phố về việc thực hiện Chiến lược quc gia phòng, chng tham nhũng đến năm 2020 trên địa bàn thành phố Hà Nội. Thông qua công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để nâng cao nhận thức và tạo sự đng thuận của xã hội trong công tác PCTN. Các cấp ủy, chính quyn xác định PCTN là một trong các nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn hiện nay cũng như lâu dài. Việc tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN phải thực hiện gn lin với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Triển khai thực hiện Kế hoạch số 134/KH-UBND ngày 24/10/2012 của UBND Thành phố về tuyên truyền, phổ biến về PCTN, Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân đến năm 2016 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

2. Tập trung triển khai thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng như: tăng cường công khai, minh bạch, dân chủ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị, tổ chức; đẩy mạnh công tác cải cách hành chính; thực hiện việc rà soát, thay thế, bổ sung các văn bản trái với quy định của pháp luật, không phù hợp với thực tế; tiếp tục rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách bảo đảm công khai minh bạch đngăn ngừa tham nhũng, lãng phí, đặc biệt trong một số lĩnh vực nhạy cảm dphát sinh tham nhũng như: đầu tư xây dựng; quy hoạch, quản lý và sử dụng đt đai; quản lý và sử dụng ngân sách; tài chính doanh nghiệp; mua sắm, quản lý và sử dụng tài sản công; thuế; ngân hàng...

3. Tiếp tục thực hiện giai đoạn II của Kế hoạch số 15/KH-UBND ngày 20/01/2010 của UBND Thành phố về việc thực hiện Chiến lược Quốc gia về PCTN đến năm 2020 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tiếp tục triển khai Chương trình số 09-CT/TU ngày 04/11/2011 của Thành ủy về “Đy mạnh đu tranh phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2011-2015”.

4. Đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện các quy tắc ứng xử, đạo đức công vụ, đạo đức nghnghiệp. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Thành phố có năng lực, trình độ, tận tụy, liêm chính. Triển khai thực hiện có hiệu quả “Đ án nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành của hệ thống cơ quan hành chính của Thành phố giai đoạn 2012-2016” (ban hành kèm theo Quyết định số 5043/QĐ-UBND ngày 02/11/2012 của UBND thành phố).

Thực hiện Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 của Chính phủ quy định các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức; Quyết định số 64/2007/QĐ-TTg ngày 10/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế tặng quà, nhận quà và nộp lại quà của cơ quan, tổ chức, đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước và của cán bộ, công chức, viên chức.

5. Tập trung thực hiện tốt công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; giải quyết triệt đcác vụ tcáo có liên quan đến tham nhũng, lãng phí. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát để phòng ngừa tham nhũng, trong đó tập trung vào các nội dung sau: đu tư xây dựng; quản lý, sử dụng đất đai; thu, chi ngân sách; tài chính doanh nghiệp; quản lý, sử dụng tài sản công gắn với thực thi chức trách công vụ đi với một slĩnh vực nhạy cảm được dư luận quan tâm.

6. Quán triệt và triển khai thực hiện việc kê khai và công khai bản kê khai tài sản, thu nhập đối với người có nghĩa vụ phải kê khai thuộc các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc thành phố Hà Nội theo quy định. Hoàn thành việc kê khai lần đu, kê khai bổ sung tài sản, thu nhập với đi tượng phải kê khai năm 2012 và gửi báo cáo theo đúng quy định.

7. UBND Thành phố chỉ đạo Thanh tra Thành phố tiến hành tổ chức thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng tại 07 đơn vị: UBND các quận, huyện: Đống Đa, Đan Phượng, Mê Linh, Mỹ Đức, Hoài Đức; Sở Lao động Thương binh & Xã hội; Sở Công thương.

8. Nâng cao năng lực hoạt động và tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong công tác PCTN. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phát hiện, điu tra, truy t, xét xử các vụ án tham nhũng. Tăng cường phối hợp với các cấp ủy Đảng tập trung kiểm tra việc thực hiện các quy định ca pháp luật về phòng, chống tham nhũng và xử lý kịp thời, nghiêm minh đi với đảng viên, tổ chức Đảng vi phạm các quy định tham nhũng, lãng phí.

UBND quận, huyện, thị xã và các sở, ban, ngành tăng cường, đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan bảo vệ pháp luật tập trung chỉ đạo phát hiện, điều tra và đưa ra xét xử kịp thời, kiên quyết, triệt để những vụ việc tham nhũng trên địa bàn; tập trung lực lượng; thực hiện có hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm tham nhũng; nâng cao biện pháp nghiệp vụ sớm đưa các vụ việc có liên quan đến tham nhũng đã được phát hiện ra xét xử theo quy định của pháp luật.

9. Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp chịu trách nhiệm trước cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và cấp trên về công tác PCTN; xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị khi xảy ra tham nhũng trong nội bộ đơn vị mình quản lý theo Nghị định số 107/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ.

10. Phát huy vai trò của y ban Mặt trận Tổ quốc các cấp và các đoàn thể trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

11. Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế và đối thoại về phòng, chống tham nhũng theo chỉ đạo của Chính phủ, Thanh tra Chính phủ.

[...]