Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Kế hoạch 15/KH-UBND thực hiện chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 trên địa bàn thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành

Số hiệu 15/KH-UBND
Ngày ban hành 20/01/2010
Ngày có hiệu lực 20/01/2010
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Thế Thảo
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

Số: 15/KH-UBND

Hà Nội, ngày 20 tháng 01 năm 2010

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG ĐẾN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Thực hiện Nghị quyết 21/NQ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia Phòng, chống tham nhũng (PCTN), Văn bản số 1411/TTCP-C.IV ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Thanh tra Chính phủ về việc hướng dẫn xây dựng Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia Phòng, chống tham nhũng, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xây dựng Kế hoạch thực hiện Chiến lược Quốc gia Phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 trên địa bàn Thành phố Hà Nội với những nội dung chính như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích chung

Ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, loại bỏ dần các cơ hội, điều kiện phát sinh tham nhũng, tiêu cực góp phần xây dựng bộ máy các cơ quan Nhà nước của thành phố trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu quả, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức liêm chính; lành mạnh hóa các quan hệ xã hội thông qua việc thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng, tiêu cực; củng cố lòng tin của nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô;

Tăng cường nâng cao năng lực phát hiện, xử lý các hành vi tham nhũng, tiêu cực. Đẩy mạnh việc xử lý ngay những vụ việc tham nhũng nổi cộm, gây bức xúc trong nhân dân.

2. Mục đích cụ thể

- Ngăn chặn, làm triệt tiêu các điều kiện và cơ hội phát sinh tham nhũng, tiêu cực, tăng cường công khai minh bạch trong việc kiểm tra, giám sát việc xây dựng và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của thành phố.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực thi nhiệm vụ của cán bộ, công chức, ngăn ngừa việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi trên cơ sở xây dựng nền công vụ với đội ngũ cán bộ, công chức trung thực, công tâm, liêm khiết, tận tụy, chuyên nghiệp, các chuẩn mực đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp được củng cố và phát triển nhằm nâng cao hiệu quả, minh bạch, phục vụ nhân dân và xã hội.

- Tuân thủ và tạo lập môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng, công bằng, minh bạch nhằm thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố; từng bước xóa bỏ tệ hối lộ, môi giới hối lộ, tiêu cực trong quan hệ giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước và trong giao dịch thương mại;

- Nêu cao tính trách nhiệm, tính chuyên nghiệp, sức chiến đấu và hiệu quả hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật, các đơn vị chuyên trách phòng, chống tham nhũng.

- Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định xử lý đối với hành vi tham nhũng, đặc biệt trong các vụ vi phạm pháp luật hình sự.

- Nâng cao nhận thức, vai trò của các tổ chức xã hội về tham nhũng, về thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong phòng, chống tham nhũng; thúc đẩy sự tham gia chủ động của các tổ chức Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể xã hội, các phương tiện truyền thông và mọi công dân trong nỗ lực phòng, chống tham nhũng; xây dựng văn hóa và tạo thành thói quen phòng, chống tham nhũng trong đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và trong các tầng lớp nhân dân.

3. Yêu cầu

- Xây dựng lực lượng cán bộ, công chức trong khối nội chính, cán bộ chuyên trách phòng, chống tham nhũng đủ mạnh, có phẩm chất chính trị, bản lĩnh, đạo đức nghề nghiệp vững vàng làm nòng cốt trong công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng. Cần đặt quá trình PCTN trong điều kiện hội nhập; tiếp thu và chọn lọc kinh nghiệm của các địa phương trong nước và nước ngoài trong công tác PCTN.

- Tạo lập môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng, công bằng và minh bạch. Áp dụng thực hiện các chính sách xử lý, nhất là chính sách hình sự, tố tụng hình sự đối với tham nhũng.

- Tăng cường tính công khai, minh bạch trong việc thực hiện chính sách, pháp luật trên cơ sở hướng dẫn của Trung ương; hoàn thiện quy trình thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công khai, minh bạch trong thực hiện pháp luật, quản lý kinh tế, xây dựng môi trường kinh doanh công khai, minh bạch; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, điều tra, truy tố, xét xử trong phát hiện và xử lý tham nhũng; nâng cao nhận thức và phát huy vai trò của toàn xã hội trong PCTN.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt nội dung Chiến lược và các chính sách, pháp luật về PCTN đối với cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân.

UBND thành phố giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật thành phố, Sở Tư pháp, Sở Giáo dục và Đào tạo, Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Báo Hà Nội mới, Báo Kinh tế & Đô thị, báo An ninh Thủ đô và các cơ quan hữu quan xây dựng kế hoạch triển khai, thực hiện tốt các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN trên địa bàn; các cơ quan báo chí, đài truyền hình tăng thời lượng phát sóng với nhiều thể loại, chuyên mục nói về công tác PCTN, đề ra các hoạt động cụ thể như:

- Biên soạn tài liệu tuyên truyền về PCTN;

- Tổ chức các hội nghị tập huấn chuyên đề về phòng, chống tham nhũng;

- Đưa nội dung thực hiện Chiến lược vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, học sinh;

- Thực hiện các chuyên trang, chuyên mục trên các báo và đài phát thanh, truyền hình để tuyên truyền về Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng.

Việc tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Chiến lược và các chính sách, pháp luật về PCTN đối với cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân bằng nhiều hình thức, nội dung thiết thực như: biểu diễn văn nghệ, tổ chức các hội thi tìm hiểu về PCTN và các đợt truyền thông; kịp thời phản ánh biểu dương gương người tốt, việc tốt trong công tác đấu tranh PCTN, lãng phí; đồng thời, thông tin kịp thời các vụ việc tham nhũng tiêu cực đã phát hiện, xử lý nhằm giáo dục, phòng ngừa chung.

Công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Chiến lược tập trung thực hiện 5 nhóm giải pháp cơ bản đề ra tại Nghị quyết 21/NQ-CP ngày 12/5/2009 của Chính phủ: Tăng cường tính công khai, minh bạch trong thực hiện pháp luật; hoàn thiện cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công khai, minh bạch trong xây dựng và thực hiện pháp luật; thực hiện cơ chế quản lý kinh tế, xây dựng môi trường kinh doanh công khai, minh bạch; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, điều tra, truy tố, xét xử trong phát hiện và xử lý tham nhũng; nâng cao nhận thức và phát huy vai trò của toàn xã hội trong PCTN.

2. Thực hiện các giải pháp của Chiến lược

[...]