Kế hoạch 167/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

Số hiệu 167/KH-UBND
Ngày ban hành 21/10/2022
Ngày có hiệu lực 21/10/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ngãi
Người ký Trần Hoàng Tuấn
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 167/KH-UBND

Quảng Ngãi, ngày 21 tháng 10 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG TRONG GIA ĐÌNH ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Thực hiện Quyết định số 96/QĐ-TTg ngày 19/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình đến năm 2030 và Quyết định số 1724/QĐ-BVHTTDL ngày 22/7/2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình giáo dục đạo đức, li sng trong gia đình đến năm 2030; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh (sau đây gọi tt là Kế hoạch) như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nhằm tạo sự chuyn biến mạnh mẽ về nhận thức và nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, cộng đồng và toàn xã hội trong việc phát huy giá trị tốt đẹp của các mối quan hệ trong gia đình và hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc, phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh.

- Cung cấp đy đủ kiến thức về đời sống gia đình; những điều kiện cần thiết chuẩn bị cho hôn nhân và gia đình; giáo dục đời sống gia đình cho các thành viên gia đình, nhất là thế hệ trẻ.

2. Yêu cầu

- Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp; sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, đoàn thể trong việc triển khai thực hiện các mục tiêu của Chương trình giáo dục đời sống gia đình.

- Xây dựng kế hoạch thực hiện hằng năm, cả giai đoạn phải cụ thể, khả thi, bám sát các nội dung, nhiệm vụ của Chương trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và phù hợp với điều kiện, đặc điểm, phong tục tập quán, văn hóa truyền thống của từng dân tộc, vùng, miền.

- Chú trọng đối với các địa bàn vùng dân tộc thiểu số có biểu hiện, nguy cơ cao về bất bình đẳng giới, các vấn đề tiêu cực trong gia đình để xác định các hoạt động ưu tiên và tăng cường nguồn lực trong triển khai thực hiện.

- Đảm bảo kinh phí, nguồn lực và tập trung triển khai có hiệu quả các hoạt động được xác định tại Kế hoạch này.

- Lồng ghép có hiệu quả các hoạt động của Kế hoạch này với việc triển khai các đề án, dự án, các chương trình, chiến lược liên quan do các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương chủ trì thực hiện.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và phát huy vai trò của gia đình, nhà trường, xã hội và mi người dân trong việc xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, định hướng giá trị, giáo dục thế hệ trẻ, góp phần hoàn thiện nhân cách, xây dựng con người phát triển toàn diện từ gia đình; tiếp tục khơi dậy truyền thng văn hiến, anh hùng, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực con người để xây dựng tỉnh Quảng Ngãi phát triển nhanh và bền vững.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Phấn đấu đến năm 2025 đạt 70% và đến năm 2030 đạt trên 90% hộ gia đình đăng ký thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình.

b) Phấn đấu đến năm 2025 đạt 80% và đến năm 2030 đạt 100% hộ gia đình được cung cấp tài liệu về giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình.

c) Phấn đấu đến năm 2025 đạt 80% và đến năm 2030 đạt trên 95% công nhân lao động tại các khu, cụm công nghiệp, khu chế xuất được tham gia sinh hoạt chuyên đề về giáo dục đạo đức, lối sng trong gia đình.

d) 100% đơn vị cấp xã hàng tháng có nội dung tuyên truyền về giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình trên hệ thống thông tin cơ sở.

đ) Phấn đu hằng năm 100% học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục được tham gia sinh hoạt về giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình.

e) Phn đu hng năm 100% cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng vũ trang và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội được tham gia sinh hoạt chuyên đề về giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Tiếp tục đổi mới công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của gia đình, cộng đồng, xã hội về tầm quan trọng của giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình

a) Đổi mới mạnh mẽ, đa dạng hóa hình thức truyền thông. Khuyến khích sáng tác các chương trình và tác phm văn hóa nghệ thuật, các hoạt động thể thao thực hiện truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình. Đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình như: xây dựng các tác phẩm sân khấu, tổ chức các hội thi, hội diễn, tọa đàm.

b) Tập trung tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng đạo đức, lối sống, về phát triển gia đình. Nêu gương người tt, việc tốt, các mô hình gia đình tiêu biểu, nền nếp, ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo, vợ chồng hòa thuận, anh chị em đoàn kết, thương yêu nhau; phê phán các hành vi lệch chuẩn, vi phạm các chuẩn mực đạo đức, các giá trị văn hóa truyền thông và các hủ tục như tảo hôn, hôn nhân cận huyết.

c) Phát triển mạng lưới cộng tác viên tham gia tuyên truyền, nâng cao nhận thức về lý tưởng, đạo đức, lối sống cho các thành viên trong gia đình.

[...]