Kế hoạch 166/KH-UBND phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc miền núi của Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2013-2015

Số hiệu 166/KH-UBND
Ngày ban hành 30/11/2012
Ngày có hiệu lực 30/11/2012
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Trần Xuân Việt
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 166/KH-UBND

Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2012

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC MIỀN NÚI CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2013-2015

Thực hiện các Quyết định số 30/2012/QĐ-TTg ngày 18/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ; số 42/QĐ-UB ngày 23/5/1997 của Ủy ban Dân tộc miền núi và Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 31/10/2011 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội v phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc miền núi của Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015;

Xét đề nghị của UBND các huyện: Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức và các S, ngành liên quan về triển khai thực hiện phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc miền núi của Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2013 - 2015;

Theo đề nghị của Sở Kế hoạch & Đầu tư tại Tờ trình số: 879/TTr-KH&ĐT ngày 28/11/2012; Ý kiến đ nghị của Ban Dân tộc tại văn bản số 429/BDT-NV1 ngày 28/11/2012 về việc đề nghị phê duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc miền núi của Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2013-2015;

UBND thành phố Hà Nội phê duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc miền núi của Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2013 - 2015 như sau:

I. Mục tiêu, yêu cầu.

1. Mục tiêu chung.

Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu s miền núi theo hướng bền vững, gắn phát triển kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, đa dạng sinh học; nâng cao đời sống nhân dân, từng bước thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa miền núi với đồng bằng và thành thị.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng dịch vụ, du lịch, công nghiệp. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới; sử dụng có hiệu quả nguồn lực đất đai và lao động; tập trung nguồn lực đầu tư cho hạ tầng k thuật. Quan tâm chăm lo phát triển văn hóa - xã hội trên địa bàn; xây dựng đời sống văn hóa, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc. Củng cố vững chắc quốc phòng, an ninh, giữ vng trật tự an toàn xã hội. Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

2. Các mục tiêu cụ thể

Theo Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 31/10/2011 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội chỉ đạo thực hiện mục tiêu đến năm 2015 đạt được 12 chỉ tiêu chủ yếu, tuy nhiên, sau khi khảo sát thực tế và cân đối nguồn lực của Thành phố giai đoạn hiện nay, theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng các Sở, ngành liên quan, UBND Thành phố xác định một số chỉ tiêu khó đạt được mục tiêu đề ra theo Nghị quyết, cụ thể như: Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 50% (đây là chỉ tiêu thành phố phấn đấu đạt được vào năm 2015 tính chung toàn Thành phố, bao gồm cả khu vực các quận nội thành, khu vực phát triển đô thị; trong khi địa bàn vùng dân tộc thiểu s miền núi hiện đang là khu vực chậm và kém phát triển); Tỷ lệ đường liên thôn, bản, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt 100%; chỉ tiêu giải quyết việc làm mới hàng năm từ 1,5-2 nghìn người, theo đề án xây dựng và giao chỉ tiêu kế hoạch 3 cấp hàng năm trên địa bàn Hà Nội được UBND Thành phố ban hành theo văn bản số 8359/UBND-KH&ĐT ngày 19/10/2012 thì đây là chỉ tiêu thống kê báo cáo, không giao kế hoạch.

Vì vậy, UBND Thành phố triển khai kế hoạch thực hiện một s chỉ tiêu chủ yếu như sau: Phấn đấu đến năm 2015 (Chi tiết theo biểu 01):

- Giảm hộ nghèo bình quân 1,5-1,8% năm, đến năm 2015 số hộ nghèo giảm còn dưới 8%;

- Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt từ 50% trở lên;

- Tỷ lệ thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ Trung học phổ thông và tương đương đạt trên 85%;

- Tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế là 100%;

- Giảm tỷ lệ sinh bình quân từ 0,01 % đến 0,02% năm;

- Tỷ lệ hộ dân có điện sinh hoạt đạt 100%;

- Tỷ lệ hộ dân được dùng nước sinh hoạt đảm bảo vệ sinh đạt 100%;

- Các thôn, bản đều có chi bộ và trên 65% tổ chức cơ sở đảng đạt danh hiệu trong sạch, vững mạnh.

3. Nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu.

- Tập trung, tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng đối với công tác dân tộc. Quan tâm chỉ đạo xây dựng cơ chế, chính sách, chương trình tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu s miền núi. Tăng cường công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, sử dụng đội ngũ cán bộ, đảng viên người dân tộc thiểu số;

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân về việc thực hiện công tác dân tộc;

- Giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển - xã hội với bảo đảm an ninh - quốc phòng;

- Kêu gọi, thu hút các nguồn lực đầu tư, ưu tiên lựa chọn đầu tư vào các địa bàn có tiềm năng phát triển du lịch và các lĩnh vực sản xuất gắn với vùng có nhiều lợi thế về nguyên liệu, lao động;

- Tập trung hoàn thiện công tác quy hoạch điểm dân cư nông thôn, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại các xã miền núi, coi trọng công tác quản lý xây dựng và phát triển theo quy hoạch;

- Tập trung hoàn thiện, phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội theo quy hoạch, đáp ứng nhu cu phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ đời sống nhân dân, đặc biệt ưu tiên đầu tư các lĩnh vực: Giao thông, thủy lợi, giáo dục, y tế, văn hóa, du lịch, cấp nước sạch, cấp điện, thông tin truyền thông cho 13 xã và 01 thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi thành phố Hà Nội, bao gồm các xã: Minh Quang, Khánh Thượng, Ba Vì, Ba Trại, Tản Lĩnh, Yên Bài, Vân Hòa (07 xã huyện Ba Vì), Yên Bình, Yên Trung, Tiến Xuân (03 xã huyện Thạch Thất), Đông Xuân, Phú Mãn (02 xã huyện Quốc Oai), thôn Đồng Ké, xã Trần Phú (huyện Chương Mỹ), An Phú (Mỹ Đức);

[...]