Chương trình 592/CTr-UBND năm 2022 thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TU về phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, nhất là hạ tầng các vùng động lực của tỉnh Gia Lai đến năm 2030

Số hiệu 592/CTr-UBND
Ngày ban hành 30/03/2022
Ngày có hiệu lực 30/03/2022
Loại văn bản Văn bản khác
Cơ quan ban hành Tỉnh Gia Lai
Người ký Đỗ Tiến Đông
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 592/CTr-UBND

Gia Lai, ngày 30 tháng 03 năm 2022

 

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 05-NQ/TU NGÀY 20 THÁNG 01 NĂM 2022 CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH GIA LAI (KHÓA XVI) VỀ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐỒNG BỘ, NHẤT LÀ HẠ TẦNG CÁC VÙNG ĐỘNG LỰC CỦA TỈNH GIA LAI ĐẾN NĂM 2030

Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 20 tháng 01 năm 2022 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai (khóa XVI) về phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, nhất là hạ tầng các vùng động lực của tỉnh Gia Lai đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết), Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết (sau đây gọi tắt là Chương trình) với các nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Chương trình xác định các nhiệm vụ chủ yếu, có tính tổng hợp, bao quát của tỉnh để chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện thành công mục tiêu xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, nhất là hạ tầng các vùng động lực; nhằm tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm vào những dự án, công trình có ý nghĩa lớn về phát triển kinh tế-xã hội, tạo điều kiện phát triển nhanh và bền vững; cụ thể hoá Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Gia Lai khoá XVI, nhiệm kỳ 2020-2025.

2. Chương trình có tầm nhìn tổng thể, đưa ra được các nhiệm vụ cụ thể về phát triển kết cấu hạ tầng, trước mắt tập trung vào các hạ tầng: (1) giao thông (các tuyến đường bộ mang tính kết nối, đột phá, cảng hàng không); (2) kết nối đô thị vùng động lực; (3) các khu, cụm công nghiệp; (4) kết nối phát triển du lịch; (5) công nghệ thông tin và viễn thông (phục vụ chính quyền điện tử, chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh); để khơi thông các điểm nghẽn, nhằm tạo động lực thúc đẩy quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và tạo đà cho các hạ tầng khác phát triển.

3. Chương trình là căn cứ cho các sở, ban, ngành và địa phương xây dựng kế hoạch hành động theo chức năng nhiệm vụ của mình để chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt các mục tiêu và nhiệm vụ của Nghị quyết đề ra. Các nhiệm vụ đặt ra trong chương trình phải được cân đối với nguồn lực có thể huy động được nhằm thực hiện thành công các mục tiêu của Nghị quyết. Đồng thời là căn cứ để tổ chức kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết quá trình triển khai thực hiện Chương trình.

II. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Nhiệm vụ chung

Tập trung huy động mọi nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, giải quyết cơ bản những điểm nghẽn nhằm tạo ra nền móng cho các lĩnh vực khác phát triển; trước mắt tập trung các hạ tầng trọng tâm được xác định trong Nghị quyết.

2. Nhiệm vụ cụ thể

2.1. Kết cấu hạ tầng giao thông và logictis

- Đường Cao tốc: Phối hợp với tỉnh Bình Định khẩn trương xây dựng đề án khả thi trình Chính phủ sớm đưa vào khởi công và phấn đấu hoàn thành trước năm 2030 tuyến đường cao tốc Quy Nhơn - Pleiku dài 180 km (có thể thực hiện theo hình thức đối tác công tư) hoặc thu hút đầu tư nước ngoài theo danh mục kêu gọi đầu tư giai đoạn 2021-2025 đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 1831/QĐ-TTg ngày 01/11/2021.

- Hệ thống quốc lộ: Có 100% đường có mặt đường nhựa hoặc bê tông xi măng, quy mô từ đường cấp III trở lên; tập trung các dự án sau:

+ Quốc lộ 19: Hoàn thành nâng cấp, mở rộng đạt quy mô đường cấp III, đảm bảo kết nối cảng Quy Nhơn, với các vùng động lực: An Khê, Pleiku và Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh.

+ Quốc lộ 25: Hoàn thành nâng cấp, mở rộng đạt quy mô đường cấp III; đảm bảo kết nối với tỉnh Phú Yên với các vùng động lực: Chư Sê, Ayun Pa, Pleiku.

+ Quốc lộ 14C: Hoàn thiện nâng cấp, mở rộng đạt quy mô đường cấp IV, kết nối với các tỉnh Kon Tum, Đăk Lăk, quốc lộ 19 và vùng động lực Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh và đảm bảo an ninh quốc phòng khu vực biên giới.

+ Đường tỉnh 668 (nâng lên quốc lộ): Hoàn thiện nâng cấp, mở rộng đạt quy mô đường cấp III, phối hợp với tỉnh Đăk Lăk đề xuất Trung ương Đầu tư xây dựng tuyến giao thông kết nối vùng Ea H’Leo (Đắk Lắk) và Ayun Pa (Gia Lai).

- Hệ thống đường tỉnh: Có 100% đường có mặt đường nhựa hoặc bê tông xi măng, quy mô đường đạt cấp IV trở lên; tập trung các dự án sau:

+ Đường tỉnh 663: Nâng cấp, mở rộng đạt quy mô đường cấp III và cấp IV, là tuyến đường kết nối quốc lộ 19 với quốc lộ 14C và kết nối với đường liên huyện Chư Păh - Ia Grai - Đức Cơ - Chư Prông, tạo thành một mạng lưới giao thông liên hoàn kết nối các vùng kinh tế trong tỉnh.

+ Đường tỉnh 664: Nâng cấp, mở rộng đạt quy mô đường cấp III và cấp IV (riêng các đoạn qua thành phố Pleiku và thị trấn Ia Kha theo quy mô đường đô thị), kết nối với các tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn tránh Pleiku, đường liên huyện Chư Păh - Ia Grai - Đức Cơ - Chư Prông, cùng với quốc lộ 14C, đường tỉnh 664 tạo thành một mạng lưới giao thông liên hoàn kết nối các vùng kinh tế trong tỉnh với vành đai kinh tế Pleiku - Ia Grai.

+ Đường tỉnh 665: Nâng cấp, mở rộng đạt quy mô đường cấp IV, tuyến kết nối quốc lộ 14 với quốc lộ 14C, nối vùng động lực Chư Sê với huyện Chư Prông.

+ Đường tỉnh 666 (Mang Yang - Ia Pa): Nâng cấp, mở rộng đạt quy mô đường cấp IV, tuyến kết nối quốc lộ 19 với Đường Trường Sơn Đông.

+ Đường tỉnh 669: Nâng cấp, mở rộng đạt quy mô đường cấp III, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng động lực An Khê, kết nối An Khê với huyện Kbang và đường Trường Sơn Đông.

+ Đường liên huyện Chư Sê - Chư Pưh - Chư Prông (thuộc tuyến đường liên huyện quy hoạch T3): Đầu tư nâng cấp, mở rộng đạt quy mô đường cấp IV, tuyến kết nối với tuyến Đường liên huyện Chư Păh - Ia Grai - Đức Cơ - Chư Prông tạo tuyến đường liên hoàn kết nối các huyện ở phía Tây của tỉnh với vùng động lực Chư Sê.

+ Đường liên huyện Pleiku - Đak Đoa - Chư Sê (dự kiến nâng cấp thành đường tỉnh) với quy mô đường cấp IV, kết nối vùng động lực Pleiku và Chư Sê.

- Tập trung xây dựng cảng cạn tại Khu công nghiệp Nam Pleiku (quy mô 10 ha) và kêu gọi đầu tư một số cảng cạn, hạ tầng logictis nhằm hình thành trung tâm kho vận logictis.

- Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch chi tiết làm cơ sở đầu tư nâng cấp, mở rộng Cảng hàng không Pleiku phục vụ cho hoạt động bay nội vùng, liên vùng và có một số tuyến bay quốc tế.

[...]