Kế hoạch 1620/KH-UBND năm 2022 thực hiện giải pháp đảm bảo an toàn hồ, đập thủy lợi trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025

Số hiệu 1620/KH-UBND
Ngày ban hành 15/03/2022
Ngày có hiệu lực 15/03/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Phạm S
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1620/KH-UBND

Lâm Đồng, ngày 15 tháng 3 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN HỒ, ĐẬP THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2025

Căn cứ Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 ngày 19/6/2017; Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước; Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 07/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước; Quyết định số 33/QĐ-TTg ngày 07/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược thủy lợi Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Chỉ thị số 1611/CT-BNN-TCTL ngày 22/3/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường công tác đảm bảo an toàn công trình thủy lợi trong mùa mưa, lũ năm 2021.

Thực hiện Thông báo Kết luận của Thường trực Tỉnh ủy số 165-TB/TU ngày 19/10/2021; Quyết định số 2243/QĐ-UBND ngày 01/11/2018 của UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt Đề án nâng cao năng lực quản lý an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025; Quyết định số 19/2021/QĐ-UBND ngày 18/5/2021 của UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành quy định phân cấp quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh  Lâm Đồng.

Trên cơ sở Đề án Nâng cao năng lực quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng1, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn hồ, đập thủy lợi trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong thời gian tới nhm cụ thể hóa, triển khai có hiệu quả các nội dung của Đề án, phục vụ công tác phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu, ổn định sản xuất, đời sống nhân dân, cụ thể như:

I. Sự cần thiết ban hành Kế hoạch

Trên địa bàn tỉnh hiện có 435 công trình thủy lợi, trong đó có: 223 hồ chứa và liên hồ chứa, 90 đập dâng, 19 trạm bơm, khoảng 1.200 km kênh mương, 91 đập tạm và 12 kênh tiêu; hệ thống công trình trên đã chủ động cấp nước tưới cho Khoảng 46.169 ha đất canh tác.

Đa phần các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh hiện vẫn đảm bảo an toàn do thường xuyên được kiểm tra, đầu tư sửa chữa. Tuy nhiên vẫn còn một số công trình được xây dựng lâu năm, do đắp đường tạo thành h, thi công không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiếu nguồn kinh phí sửa chữa, xuất hiện các nguy cơ mất an toàn. Qua rà soát, tính đến sau mùa mưa bão năm 2021, trên địa bàn tỉnh hiện có 68 hồ chứa nước bị hư hỏng, xuống cấp ở các mức độ khác nhau; trong đó có 12 công trình bị hư hỏng nặng đã bố trí vốn (hoặc được đưa vào kế hoạch vốn) và đang trong giai đoạn lập hồ sơ thiết kế; còn lại 56 công trình bị hư hỏng ở các mức độ khác nhau, hiện chưa có kinh phí sửa chữa.

Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết thường diễn biến bất thường, cực đoan; mưa, lũ xảy ra với cường độ lớn, không theo quy luật. Bên cạnh đó, một số công trình thủy lợi đã bị hư hỏng, xuống cấp, có nguy cơ xảy ra sự cố trong mùa mưa, bão và sự cố bất thường ngay trong mùa khô. Để chủ động ứng phó với diễn biến bất thường của thời tiết, đảm bảo an toàn công trình thủy lợi, việc ban hành Kế hoạch thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn hồ, đập thủy lợi trên địa bàn tỉnh đphục vụ công tác phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu, ổn định sản xuất, đời sống nhân dân là hết sức cần thiết.

II. Mục đích, yêu cầu

1. Mục đích

a) Hoàn thiện bộ máy tổ chức, củng cố, nâng cao năng lực của lực lượng làm công tác quản lý, khai thác các đập, hồ chứa thủy lợi các cấp trên địa bàn tỉnh.

b) Từng bước hiện đại hóa công tác quản lý, vận hành, khai thác các đập, hồ chứa thủy lợi nhằm sử dụng có hiệu quả các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh.

c) Đảm bảo an toàn các công trình thủy lợi; đầu tư sửa chữa các đập, hồ thủy lợi hiện có bị hư hỏng, xuống cấp theo tiêu chuẩn hiện hành, đảm bảo an toàn công trình và vùng hạ du.

2. Yêu cầu: đến hết năm 2025 đạt được những mục tiêu sau:

a) Phấn đấu 100% công trình đập, hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh có đầy đủ hồ sơ thủ tục theo quy định về an toàn đập, hồ chứa (kiểm định an toàn đập, quy trình vận hành được phê duyệt...).

b) Phấn đấu 100% các hồ chứa lớn được ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, vận hành, dự báo, cảnh báo nguy cơ mất an toàn hồ, đập thủy lợi trên địa bàn toàn tỉnh.

c) Các đập, hồ chứa thủy lợi bị hư hỏng, xuống cấp, có nguy cơ mất an toàn cao được thống kê đầy đủ, có kế hoạch và kinh phí triển khai sửa chữa. Đồng thời việc thực hiện sửa chữa, cải tạo các công trình hồ đập phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch, kế hoạch được duyệt cũng như định hướng quy hoạch phát triển trong thời gian tới.

d) Xác định rõ trách nhiệm và cần gắn liền trách nhiệm với nhiệm vụ chuyên môn của các nhóm đối tượng có liên quan gồm: các sở ngành, chính quyền địa phương các cấp, các đơn vị quản lý vận hành công trình thủy lợi theo phân cấp quản lý, khai thác, bảo vệ. Từ đó nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm để triển khai hiệu quả các mục tiêu của Kế hoạch đã đề ra.

đ) Phấn đấu 100% cán bộ, người làm công tác quản lý, khai thác các công trình thủy lợi được đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực và trình độ về công tác quản lý, vận hành thiết bị an toàn; đồng thời tuyên truyền sâu rộng cho quần chúng nhân dân vùng hưởng lợi nắm được tầm quan trọng của công tác bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước.

e) Xử lý các trường hợp vi phạm hành lang bảo vệ an toàn công trình thủy lợi; xử lý đối với các tổ chức, cá nhân không thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.

III. Giải pháp thực hiện

1. Nhóm giải pháp số 1 (giải pháp về quản lý)

a) Rà soát, đánh giá tình hình thực hiện các nội dung về an toàn đập, hồ chứa theo quy định của Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước (Nghị định số 114/2018/NĐ-CP) như: lập, điều chỉnh, bổ sung quy trình vận hành; hệ thống giám sát vận hành đối với các hồ chứa có cửa van điều tiết lũ; kiểm định an toàn đập; phương án ứng phó thiên tai, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp; quy trình bảo trì...từ đó có biện pháp đảm bảo thực hiện các nội dung trên đảm bảo tiến độ theo quy định.

b) Đầu tư, ứng dụng hệ thống trang thiết bị hỗ trợ nâng cao năng lực vận hành ứng phó với mưa, lũ bảo đảm an toàn đập theo quy định tại Nghị định số 114/2018/NĐ-CP như: hệ thống quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng trên lưu vực đập, hồ chứa thủy lợi; lắp đặt các thiết bị quan trắc công trình; hệ thống giám sát vận hành đập, hồ chứa nước (thiết bị kết nối truyền dẫn số liệu khí tượng thủy văn, tình hình ngập lụt hạ du; camera giám sát vận hành công trình đầu mối và phần mềm hỗ trợ vận hành đập, hồ chứa theo diễn biến thực tế); lắp đặt hệ thống cảnh báo lũ (cho các đập, hồ chứa lớn và vừa2, khuyến khích lắp đặt cho các hồ chứa nhỏ3); xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đập hồ chứa nước phục vụ công tác chỉ đạo vận hành; lập hồ sơ lưu trữ điện tử toàn bộ các hồ, đập thủy lợi trên phạm vi toàn tỉnh.

c) Tăng cường sự phối hợp liên ngành, tăng mức độ chính xác của công tác dự báo, cảnh báo thiên tai, từ đó vận hành hồ chứa (nhất là các hồ chứa có cửa van) và phòng chống lũ cho vùng hạ lưu đập an toàn, đồng bộ, thống nhất.

d) Đối với các công trình đang thi công sửa chữa hoặc xây dựng mới: các chủ đầu tư thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ thi công công trình thuộc phạm vi quản lý, đảm bảo tiến độ thi công vượt lũ, chống lũ an toàn; tổ chức thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về quản lý an toàn đập, hồ chứa trong giai đoạn thi công theo quy định.

đ) Thường xuyên tổ chức theo dõi, kiểm tra đập, hồ chứa thủy lợi trước, trong và sau mùa mưa, lũ, nhằm phát hiện sớm những ẩn họa có nguy cơ gây sự cố công trình đxử lý sớm; thực hiện nghiêm túc phương châm “4 tại chỗ” trong xử lý sự cố công trình; tăng cường công tác kiểm tra các đập, hồ chứa thủy lợi bị xuống cấp, có nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa lũ, xây dựng phương án sửa chữa bảo đảm an toàn công trình phục vụ sản xuất và tính mạng, tài sản của dân cư vùng hạ du, báo cáo cơ quan có thẩm quyền theo quy định.

[...]