ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 158/KH-UBND
|
Hà Giang, ngày 13 tháng 10 năm 2015
|
KẾ HOẠCH
PHÁT
TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2016 – 2020
Thực hiện Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 11 tháng 5
năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2014 - 2020. Xét đề nghị của
Sở Công Thương tại tờ trình số 127/TTr-SCT ngày 06/10/2015, UBND tỉnh ban hành
kế hoạch phát triển thương mại điện tử với các nội dung sau:
I. ĐÁNH GIÁ THỰC
TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG
1. Những mặt đạt
được
Thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh
Hà Giang đã và đang từng bước đi vào cuộc sống, góp phần
tích cực cho sự phát triển kinh tế, xã hội chung của tỉnh. Nhận thức ngày càng
cao về vị trí và vai trò cũng như những lợi
ích của Thương mại điện tử đối với công
tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội
trong bối cảnh hiện nay của cán bộ, công chức, của cộng đồng doanh nghiệp và
nhiều tầng lớp xã hội trên địa bàn tỉnh. Cụ thể:
- Hạ tầng phục vụ thương mại điện tử
đã được các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp và người dân quan tâm đầu
tư nhằm từng bước tiếp cận với việc quảng bá giới thiệu sản
phẩm của mình trên mạng internet được sâu, rộng hơn, cả trong và ngoài nước. Mức
độ ứng dụng thương mại điện tử của các cơ quan nhà nước, đơn vị, doanh nghiệp về tham gia mua bán, trao đổi trên mạng ngày càng tăng.
- Bên cạnh việc tuyên truyền các chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật nhà nước, những định hướng, kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và phát
triển thương mại điện tử trong tình hình mới. Các Sở, Ban, Ngành, UBND
các huyện, thành phố cũng đã tích cực triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong việc cung cấp dịch vụ công, bước đầu hình thành mô hình
chính quyền điện tử.
- Lĩnh vực viễn thông, internet trên
địa bàn tỉnh thời gian qua đạt tốc độ phát triển
cao. Cơ sở hạ tầng mạng lưới rộng khắp toàn tỉnh, đảm bảo cung cấp các dịch vụ
về viễn thông và internet có chất lượng tốt với nhiều loại hình phong phú đa dạng
phục vụ khách hàng và các doanh nghiệp. Tỷ lệ xã, phường thị trấn có sóng 3G đạt 85%; Tỷ lệ phủ sóng điện thoại di động đạt 98%, riêng
khu vực trung tâm, tập trung đông dân cư đạt 100%... Điều
đó đã tạo tiền đề cho việc phát triển công nghệ thông tin và thúc đẩy thương mại điện tử
phát triển trong thời gian tới.
Đến nay, hầu hết các Sở, Ban, ngành,
UBND các huyện, thành phố có mạng nội bộ LAN hoàn thiện, có thiết bị định tuyến, máy chủ và các phần mềm, phần cứng an toàn thông tin, từng bước kết
nối vào trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh, hình thành mạng diện rộng
(WAN) của tỉnh với quy mô 73 điểm kết nối. Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh đã
được triển khai, trở thành hạ tầng kỹ thuật
CNTT quan trọng, cho phép kết nối, liên kết tích hợp ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước trên địa
bàn tỉnh. Một số ngành như Thông tin và Truyền thông, Giáo
dục, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính được đầu
tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật CNTT,
kết nối và triển
khai ứng dụng công nghệ thông tin chuyên
ngành liên thông từ tỉnh đến các huyện, thành phố. Hạ tầng kỹ thuật mạng máy
tính của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh đã được triển
khai và đưa vào sử dụng có hiệu quả, đảm bảo kết nối với hệ thống mạng của Bộ
Quốc phòng, Quân khu II và thông suốt tới mạng nội bộ (LAN) của 16 đơn vị trực
thuộc. Mỗi điểm kết nối mạng tại mỗi đơn vị được đầu tư lắp
đặt một trạm bảo mật hệ thống (RCY), đảm bảo an toàn, an ninh thông tin.
Hệ thống một cửa điện tử tại các Sở,
Ban, Ngành, UBND huyện, thành phố liên thông với hệ thống
dịch vụ công mức độ 3 của tỉnh. Số lượng dịch vụ công mức
độ 3 đã triển khai 391 dịch vụ chiếm khoảng 20%. Chữ ký số được áp dụng 100% các cơ quan hành chính nhà nước, 11/11 huyện, thành phố.
- Triển khai ứng dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành công việc tới các cơ quan hành
chính nhà nước trên địa bàn tỉnh, từng bước
thay đổi thói quen làm việc truyền thống
từ văn bản giấy sang văn bản điện tử, mang lại hiệu quả thiết thực, giảm chi
phí văn bản giấy, tạo tiền đề cho việc hình thành chính quyền điện tử; Tổng số hộp
thư điện tử đã cấp là 7.392 hộp thư điện tử; Tổ chức triển khai hệ thống báo
tin nhắn thương hiệu trên hệ thống thư điện tử tỉnh Hà Giang.
2. Khó khăn, tồn
tại
Mặc dù TMĐT trên địa bàn tỉnh thời
gian qua đạt được những kết quả nhất định, tuy
nhiên vẫn còn những tồn tại, hạn chế như:
Thứ nhất:
Một số cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò, tầm
quan trọng của công nghệ thông tin, chưa tổ chức thực hiện quyết liệt các chủ trương,
chính sách của tỉnh về ứng dụng, phát triển
công nghệ thông tin trong công tác quản
lý, giải quyết công việc chuyên môn.
Thứ hai:
Nguồn nhân lực dành cho TMĐT tại các doanh nghiệp còn hạn chế; hầu hết các
doanh nghiệp chưa có người chuyên trách về công nghệ thông tin & TMĐT, chủ
yếu là kiêm nhiệm. Mặt khác, việc triển khai
ứng dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp mới ở giai đoạn đầu nên hiệu quả chưa cao, chưa kịp và tương xứng với yêu cầu phát triển
chung của tỉnh. Mặc dù các doanh nghiệp đã sử dụng nhiều giải
pháp trong hệ thống thanh toán, quản lý
doanh nghiệp và các dịch vụ trong TMĐT, nhưng nhìn chung việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và TMĐT còn yếu.
Thứ ba:
Hiện nay một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã xây dựng website nhưng vẫn chỉ dùng ở mức cung cấp thông tin sản phẩm, dịch vụ đang kinh doanh, giá mua, giá
bán, phương thức thanh toán.
Thứ tư: An
toàn bảo mật thông tin khi kinh doanh trên môi trường mạng là một vấn đề gây trở
ngại lớn đối với doanh nghiệp; nhiều doanh nghiệp vẫn còn e ngại, chưa chủ động
tìm những giải pháp an ninh cho toàn mạng nói chung hay TMĐT nói riêng.
Thứ 5:
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, doanh nghiệp chưa đáp ứng được
hết yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao trong tình hình mới.
3. Nguyên nhân của
những tồn tại, hạn chế
Nhiều doanh nghiệp khả năng tài chính
hạn hẹp, khó có điều kiện trang bị máy tính, phần cứng, phần mềm và nguồn nhân
lực đủ mạnh để vừa có thể quản trị vừa có thể đẩy mạnh ứng
dụng TMĐT.
Việc mua hàng theo kiểu chợ truyền thống vẫn đang là một trong những cản trở
đối với việc thúc đẩy TMĐT phát triển ở các doanh nghiệp.
TMĐT là lĩnh vực mới, phát triển rất
nhanh nên nhiều cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, người dân còn lúng túng
với hoạt động của TMĐT.
Các chương trình, đề án phát triển
thương mại điện tử giai đoạn 2006 - 2015 chưa được xây dựng và phê duyệt.
Do đó, để giúp các cơ quan quản lý
nhà nước, doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất
kinh doanh trên địa bàn tỉnh hiểu rõ lợi ích và tham gia phát triển thương mại điện tử, cần phải đẩy
nhanh việc triển khai các hoạt động ứng dụng thương mại điện
tử theo mục tiêu đề ra tại Quyết
định 689/QĐ-TTg ngày 11/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương
trình phát triển TMĐT quốc gia giai đoạn 2014 - 2020.
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ
- Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm
2005;
- Luật Giao dịch điện tử ngày 29
tháng 11 năm 2005;
- Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;
- Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16
tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thương
mại điện tử;
- Quyết
định số 689/QĐ-TTg ngày 11 tháng 5 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chương trình phát triển thương mại
điện tử Quốc gia giai đoạn 2014 - 2020;
- Quyết định 07/2015/QĐ-TTg ngày 02
tháng 3 năm 2015 của Thủ Tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản
lý và thực hiện Chương trình phát triển
thương mại điện tử quốc gia;
- Thông tư 47/2014/TT-BCT ngày
05/12/2014 của Bộ Công Thương Quy định về
việc quản lý website TMĐT.
III. MỤC TIÊU
a) Mục tiêu chung
- Thương mại điện
tử được sử dụng phổ biến ở các cơ quan, ban, ngành; các doanh nghiệp đều biết và ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động
quản lý, sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh
quốc gia, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
- Phát triển và ứng dụng thương mại
điện tử trong hoạt động sản xuất kinh doanh là nhu cầu cần thiết và phổ biến,
góp phần thúc đẩy phát triển thương mại,
đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
b) Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu phát triển Thương mại điện tử
(TMĐT) giai đoạn 2016 - 2020 của tỉnh Hà Giang như sau:
- Áp dụng phổ biến chữ ký số và chứng
thực chữ ký số để đảm bảo an toàn, bảo mật cho các giao dịch TMĐT.
- Mua sắm trực tuyến trở thành hình
thức mua hàng phổ biến của người tiêu dùng.
- 50% hệ thống các siêu thị, trung
tâm thương mại, cơ sở phân phối hiện đại, cơ sở cung cấp điện, nước, viễn thông
và truyền thông sử dụng phương thức thanh toán bằng thẻ
thanh toán và thanh toán qua phương tiện điện tử.
- Ứng dụng rộng rãi các hình thức
thanh toán TMĐT giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp - B2B, giữa doanh nghiệp với
khách hàng - B2C; giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước - B2G; giữa các cá
nhân với nhau - C2C; giữa cơ quan nhà nước với cá nhân - G2C.
- Cán bộ quản lý nhà nước và các
doanh nghiệp trong tỉnh được tham dự các khóa đào tạo ngắn
hạn về thương mại điện tử.
- Xây dựng và duy trì sàn giao dịch
thương mại điện tử nhằm quảng bá hình ảnh, thương hiệu của các doanh nghiệp
trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
- Hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá sản phẩm,
thương hiệu trực tuyến trên các trang báo điện tử uy tín.
- Phấn đấu 60% doanh nghiệp tham gia
sàn giao dịch TMĐT của tỉnh và các sàn cung cấp
dịch vụ TMĐT khác; ứng dụng TMĐT, sử dụng hệ thống
thư điện tử, có kết nối internet để tìm kiếm thông tin, tìm kiếm thị trường;
50% doanh nghiệp có website riêng để quảng bá thương hiệu, sản phẩm.
IV. NỘI DUNG TRIỂN
KHAI
1. Tập huấn, phổ
biến kiến thức phát triển nguồn nhân lực TMĐT
a) Tổ chức các khóa tập huấn về TMĐT cho cán bộ, công chức,
viên chức trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức tương đương, của tỉnh Hà Giang nhằm
nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ. Nôi dung tập huấn bao gồm: Cung cấp các kiến thức
về TMĐT; tuyên truyền phổ biến các chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật về TMĐT; thông tin về các mô hình TMĐT trên thế giới, TMĐT Việt Nam. Đào tạo, tập huấn
về nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra, thống kê TMĐT; lập kế hoạch phát triển TMĐT; ứng
dụng dịch vụ công trực tuyến trong giải quyết
công việc.
- Số lượng: 05 lớp (một năm 01 lớp) mỗi
lớp dự kiến khoảng 70 người/lớp.
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2016 đến
2020.
- Đơn vị chủ trì: Sở Nội Vụ.
- Đơn vị phối hợp: Trung tâm Phát triển
thương mại điện tử (EcomViet) thuộc Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin - Bộ Công Thương; Sở Công Thương
và Sở Thông tin & Truyền thông.
b) Tổ chức khóa tập huấn về TMĐT cho doanh nghiệp để cấp giấy chứng nhận đã bồi
dưỡng kiến thức thương mại điện tử. Nội dung tập huấn bao gồm: Các mô hình TMĐT
trên thế giới và Việt Nam; lập kế hoạch ứng dụng và triển khai thương mại điện
tử cho doanh nghiệp; các kỹ năng khai thác thông tin thương mại trực tuyến; các
kỹ năng tìm kiếm khách hàng trên Internet; các doanh nghiệp triển khai và ứng dụng TMĐT thành công; xây dựng
thương hiệu trên môi trường Internet.
- Số lượng: 05 lớp (một năm 01 lớp) mỗi
lớp dự kiến khoảng 70 người/lớp.
- Thời gian tổ chức tập huấn cho các
doanh nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh: Từ năm 2016 đến 2020, cụ thể:
+ Năm 2016: Thành phố Hà Giang, huyện
Bắc Mê, huyện Vị Xuyên;
+ Năm 2017: Huyện Đồng Văn, huyện Mèo
Vạc;
+ Năm 2018: Huyện Bắc Quang, huyện
Quang Bình;
+ Năm 2019: Huyện Yên Minh, huyện Quản
Bạ;
+ Năm 2020: Huyện Hoàng Su Phì, huyện
Xín Mần;
- Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương.
- Đơn vị phối hợp: Trung tâm Phát triển
thương mại điện tử (EcomViet) thuộc Cục Thương mại điện tử
và Công nghệ thông tin - Bộ Công Thương;
Sở Thông tin & Truyền thông.
2. Xây dựng,
phát triển kết cấu hạ tầng thương mại điện tử
Khuyến khích doanh nghiệp sử dụng phần
mềm mã nguồn mở khi triển khai các ứng dụng thương mại điện tử, sử dụng các
công nghệ phục vụ phát triển thanh toán trực tuyến, phát triển các tiện ích thanh toán qua phương tiện điện tử hỗ trợ
người mua thanh toán trực tuyến, thúc đẩy phát triển TMĐT.
Khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp
xây dựng kế hoạch kinh doanh dịch vụ cho thuê thiết bị tính toán, phần mềm và các dịch vụ công nghệ thông tin
và viễn thông khác; ứng dụng chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử
trong kinh doanh điện tử giữa các doanh nghiệp, ứng dụng các công nghệ bảo mật
tiên tiến để thông tin trao đổi trên
môi trường mạng máy tính được đảm bảo an toàn.
Sở Công Thương chủ trì phối hợp với sở
Thông tin & Truyền Thông hỗ trợ kiểm tra
và đề nghị Bộ
Công Thương phê duyệt các website thương
mại điện tử của các doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn tỉnh
tiến hành đăng ký hoặc thông báo hoạt động, phổ biến các lợi ích của hoạt động
này đối với các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Phổ biến chứng
thực chữ ký số để đảm bảo an toàn, bảo mật cho các giao dịch
thương mại điện tử.
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2016 đến
2020.
- Đơn vị chủ trì: Sở Thông tin &
Truyền thông.
- Đơn vị phối hợp: Sở Công Thương.
3. Hỗ trợ doanh
nghiệp ứng dụng thương mại điện tử
a) Hỗ trợ doanh nghiệp thiết lập và
sử dụng hệ thống thư điện tử với tên miền dùng riêng của doanh nghiệp: hỗ trợ và tư vấn cho doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin như một dịch vụ trong triển khai hệ thống thư điện tử với tên miền dùng riêng của doanh nghiệp.
b) Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng
website thương mại điện tử: Mỗi năm hỗ trợ 20 doanh
nghiệp xây dựng website TMĐT phù hợp với
mô hình, sản phẩm của doanh nghiệp. Đồng thời tư vấn cho doanh nghiệp triển
khai quy trình bán hàng trực tuyến, quy trình kinh doanh theo mô hình B2C tiên
tiến trên thế giới, cách thức tích hợp công cụ thanh toán trực tuyến, cách thức
quảng bá, marketing hiệu quả cho website TMĐT.
c) Hỗ
trợ doanh nghiệp tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử nhằm quảng
bá thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp: Mỗi năm, lựa chọn 20 doanh nghiệp tiêu biểu có khả năng và mong muốn ứng dụng thương mại điện tử để hỗ trợ, tư vấn
cách thức tham gia. Hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm đối tác thông qua việc khai
thác các cơ hội giao thương hàng ngày. Đào tạo kỹ năng quản trị gian hàng trực
tuyến.
d) Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng marketing trực tuyến nhằm xây dựng thương hiệu
trên môi trường Internet: Hoạt động
marketing sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận được với
tập khách hàng với chi phí thấp, tính tương tác cao, không bị giới hạn bởi
không gian, thời gian và đặc biệt là khả năng nhằm đúng đối tượng mục tiêu, do
đó can định hướng và hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu trên môi trường
Internet thông qua marketing trực tuyến.
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2016 đến
2020.
- Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương.
- Đơn vị phối hợp: Sở Thông tin Truyền thông; Trung tâm Phát triển thương
mại điện tử (EcomViet) thuộc Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin - Bộ Công Thương.
4. Củng cố tổ chức,
nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý nhà nước về TMĐT
a) Xây dựng hệ thống quản lý thông
tin doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
Hệ thống thông tin doanh nghiệp tại địa phương hiện nay chưa được quản lý và cập nhật một cách có hệ thống, vì vậy cần xây dựng
các hệ thống quản lý trực tuyến thông tin doanh nghiệp trên địa bàn, kết nối với các huyện, thành phố
và cổng thông tin Xuất khẩu Việt Nam (VNEX) của Bộ Công Thương.
b) Xây dựng hệ thống và quản lý
trực tuyến thông tin xuất nhập khẩu
Để tăng cường
công tác chỉ đạo, điều hành, bám sát thực tế của Lãnh đạo tỉnh, cần xây dựng hệ thống trực tuyến về thu thập, xử lý số liệu xuất nhập khẩu.
Các kết quả thu thập và xử lý của hệ thống sẽ giúp Lãnh đạo
tỉnh nắm bắt kịp thời và nhanh chóng ra quyết định điều hành lĩnh vực xuất nhập
khẩu của tỉnh.
c) Cung cấp, cập nhật thông tin về
tiềm năng xuất khẩu của tỉnh và danh bạ doanh nghiệp xuất khẩu trên Cổng
thông tin xuất khẩu Việt Nam - VNEX
Cổng thông tin Xuất khẩu Việt Nam
(VNEX) là Cổng thông tin chính thống của Bộ Công Thương, cập
nhật bằng tiếng Anh để giới thiệu tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam và 63 tỉnh, thành phố trên
cả nước. Đồng thời,
VNEX cung cấp cơ sở dữ liệu về các doanh
nghiệp xuất khẩu của Việt Nam theo các
lĩnh vực ngành hàng. Hàng tháng, cần thu thập, biên tập thông tin về tiềm năng
xuất khẩu của địa phương và danh sách các doanh nghiệp xuất khẩu cập nhật lên VNEX.
d) Khai thác thông tin trên Cổng thông tin Thị trường nước ngoài
Cổng thông tin Thị trường nước ngoài
(TTNN) tại địa chỉ ttnn.com.vn là cổng thông tin đầu tiên và duy nhất tại Việt
Nam cung cấp một cách có hệ thống thông tin thị trường nước ngoài về hầu hết
các quốc gia và lãnh thổ trên thế giới. Thông tin trên TTNN được cung cấp bởi
các đơn vị của Bộ Công Thương và hệ thống trên 60 Thương vụ Việt Nam tại nước
ngoài, việc khai thác thông tin trên TTNN, phổ biến cho doanh nghiệp, đồng thời
giới thiệu, hướng dẫn doanh nghiệp truy cập, khai thác là cần thiết. Hàng tháng, trên cơ sở nguồn tin khai thác từ TTNN, xây dựng bản
tin điện tử cập nhật về tình hình thị trường
để cung cấp cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh.
e) Tổ chức điều tra, thu thập số
liệu thống kê về tình hình ứng dụng công nghệ
thông tin, TMĐT trên địa bàn tỉnh.
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2016 đến
2020.
- Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương.
- Đơn vị phối hợp: Sở Thông tin Truyền
thông; Trung tâm Phát triển thương mại điện tử (EcomViet) thuộc Cục Thương mại
điện tử và Công nghệ thông tin - Bộ Công
Thương.
5. Khảo sát, học
tập kinh nghiệm
Tổ chức đoàn đi tham quan, khảo sát, học
tập kinh nghiệp các địa phương xây dựng và triển khai kế hoạch thương mại điện
tử đạt kết quả tốt, khảo sát một số doanh nghiệp ứng dụng thành công.
- Thời gian thực hiện: Trong năm 2016
và năm 2018.
- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Công
Thương;
- Đơn vị phối hợp: Sở Thông tin và
Truyền thông, các DN và Trung tâm Phát triển
thương mại điện tử (EcomViet) thuộc Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin - Bộ Công Thương;
V. Kinh phí triển
khai thực hiện
Vận động các doanh nghiệp, cá nhân
tích cực đầu tư mua sắm trang thiết bị, chủ động ứng dụng TMĐT vào hoạt động sản
xuất kinh doanh.
Các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức xã hội tiếp tục quan tâm lồng ghép nguồn kinh
phí để đầu tư phát triển công nghệ thông tin hỗ trợ TMĐT.
Tổng kinh phí dự kiến triển khai kế
hoạch phát triển thương mại điện tử của tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 là:
2.330.000.000VNĐ (hai tỷ ba trăm ba mươi triệu đồng), trong đó:
- Kinh phí hỗ trợ hỗ trợ từ Trung
ương thông qua Trung tâm Phát triển thương mại điện tử (EcomViet) hoặc doanh nghiệp
đối ứng là 650.000.000VNĐ (sáu trăm năm mươi triệu đồng chẵn).
- Kinh phí ngân
sách tỉnh là 1.680.000.000 VNĐ (một tỷ sáu trăm tám mươi triệu đồng),
chi tiết theo phụ lục đính kèm.
- Bảng tổng hợp kinh phí:
STT
|
Nguồn
kinh phí
|
Năm
thực hiện
|
Tổng
cộng
|
2016
|
2017
|
2018
|
2019
|
2020
|
I
|
Trung ương hỗ trợ
|
290
|
90
|
90
|
90
|
90
|
650
|
II
|
Kinh phí từ ngân sách tỉnh
|
516
|
326
|
356
|
326
|
256
|
1.680
|
|
Cộng
|
806
|
416
|
446
|
416
|
346
|
2.330
|
(Ghi chú: Kinh phí thực hiện thực tế sẽ được thẩm định và phê duyệt theo
quy định hiện hành)
VI. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Công Thương:
- Là đầu mối chủ trì thực hiện kế hoạch, có trách nhiệm triển khai, phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Phát
triển thương mại điện tử (EcomViet), Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, UBND các huyện, thành phố, các Sở, Ngành và
các đơn vị có liên quan xây dựng và triển khai kế hoạch.
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền
thông tổ chức, kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch. Tổng hợp báo cáo kết quả với Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ
Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông theo đúng quy định;
trên cơ sở Kế
hoạch tổng thể đã được ban hành, hàng năm chủ động
xây dựng kế hoạch chi tiết gửi cơ quan có
thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện.
2. Sở Thông tin và Truyền thông:
- Phối hợp với Sở Công Thương và các
ngành có liên quan triển khai những nhiệm vụ được phân công trong kế hoạch này. Thực hiện tốt việc quản lý phát
triển hạ tầng mạng phục vụ phát triển TMĐT, xây dựng và đẩy mạnh các biện pháp
khuyến khích đầu tư phát triển và chuyển giao công nghệ hỗ trợ thương mại điện
tử.
- Thẩm định các phần mềm ứng dụng trong thương mại điện tử theo quy định và hỗ trợ các tổ chức,
cá nhân cài đặt các phần mềm ứng dụng này; phối hợp với Sở Công Thương trong việc
triển khai chữ ký số và chứng thực chữ ký số trong các giao dịch thương mại điện
tử.
3. Sở Nội vụ:
- Phối hợp với Sở Công Thương và các
ngành có liên quan triển khai những nhiệm vụ được phân công trong kế hoạch này.
- Thực hiện tốt việc quản lý, tổ chức
các lớp tập huấn thương mại điện tử cho cán bộ, công chức, viên chức trong cơ
quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ
chức tương đương.
4. Sở Tài chính căn cứ chức năng, nhiệm
vụ của ngành trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh, bố trí cân đối ngân sách hằng
năm đế đảm bảo nguồn kinh phí thực hiện kế hoạch
phát triển thương mại điện tử của tỉnh.
5. Sở Kế
hoạch và Đầu tư có trách nhiệm tham mưu UBND tỉnh, bố trí cân đối nguồn
vốn hằng năm theo kế hoạch để thực hiện Kế hoạch
phát triển thương mại điện tử tỉnh Hà
Giang giai đoạn 2016-2020.
6. Các Sở, Ngành, UBND các huyện,
thành phố quán triệt sâu sắc mục tiêu, ứng dụng và hiệu quả
của hoạt động Thương mại điện tử để xây dựng kế
hoạch triển khai kế hoạch; tuyên truyền, phổ biến, đào
tạo về thương mại điện tử cho cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị mình.
7. Các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân
liên quan tích cực tham gia, cộng tác với các chương
trình, dự án của các cơ quan nhà nước trong việc phát
triển thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh; chủ động ứng dụng thương mại
điện tử trong các hoạt động sản xuất kinh
doanh của đơn vị mình./.
Trên đây, là nội dung kế hoạch phát
triển thương mại điện tử đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Hà Giang; yêu cầu các Sở,
ban, ngành và UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện. Trong quá trình tổ
chức thực hiện kế hoạch nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc
kịp thời báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Công Thương) để điều chỉnh cho phù hợp./.
Nơi nhận:
- Bộ Công Thương;
- TTr: TU, HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- CVP, PCVP(KT) UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành;
- UBND các huyện, thành phố;
- Lưu: VT, CV(KT,CNTT).
|
CHỦ TỊCH
Đàm Văn Bông
|
PHỤ LỤC
KINH PHÍ NGÂN SÁCH TỈNH HỖ TRỢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN TMĐT TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Kèm theo Quyết định số 158/KH-UBND ngày 13/10/2015 của UBND tỉnh Hà
Giang)
Đơn vị
tính: Triệu đồng
STT
|
Nguồn
kinh phí
|
Năm
thực hiện
|
Tổng
cộng
|
Đơn vị chủ trì
|
Đơn vị phối hợp
|
2016
|
2017
|
2018
|
2019
|
2020
|
I
|
Hỗ trợ từ trung ương thông qua Trung tâm Phát triển thương mại điện tử (EcomViet) hoặc
doanh nghiệp đối ứng
|
290
|
90
|
90
|
90
|
90
|
650
|
Sở
Công Thương
|
Trung
tâm phát triển TMĐT - Bộ Công Thương, Doanh nghiệp, các đơn vị liên quan
|
1
|
Xây dựng hệ thống quản lý thông tin doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
|
100
|
|
|
|
|
100
|
2
|
Xây dựng hệ thống và quản lý trực
tuyến thông tin xuất nhập khẩu
|
100
|
|
|
|
|
100
|
3
|
Hỗ trợ doanh nghiệp thiết lập và sử
dụng hệ thống thư điện tử với tên miền dùng riêng của doanh nghiệp
|
10
|
10
|
10
|
10
|
10
|
50
|
4
|
Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng
website TMĐT
|
20
|
20
|
20
|
20
|
20
|
100
|
5
|
Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các
sàn giao dịch TMĐT
|
60
|
60
|
60
|
60
|
60
|
300
|
II
|
Kinh phí từ Ngân sách tỉnh
|
516
|
326
|
356
|
326
|
256
|
1.680
|
|
|
1
|
Tập huấn nâng cao nhận thức về
TMĐT
|
80
|
80
|
80
|
80
|
80
|
400
|
|
Các
đơn vị liên quan
|
1.1
|
Triển khai pháp luật, phổ biến kiến
thức về TMĐT cho cán bộ quản lý nhà nước.
|
20
|
20
|
20
|
20
|
20
|
100
|
Sở Nội
Vụ
|
1.2
|
Triển khai pháp luật, phổ biến kiến
thức về TMĐT cho các doanh nghiệp trong tỉnh.
|
40
|
40
|
40
|
40
|
40
|
200
|
Sở
Công Thương
|
2
|
Phát triển và ứng dụng công nghệ, dịch vụ TMĐT
|
|
|
|
|
|
-
|
Sở
Thông tin & Truyền thông
|
Sở
Công Thương
|
3
|
Củng cố tổ chức, nâng cao hiệu
quả và năng lực quản lý nhà nước về TMĐT
|
236
|
146
|
76
|
146
|
76
|
680
|
Sở
Công Thương
|
Trung
tâm phát triển TMĐT - Bộ Công Thương, Doanh nghiệp, các đơn vị liên quan
|
3.1
|
Xây dựng hệ thống quản lý thông tin
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
|
100
|
20
|
20
|
20
|
20
|
180
|
3.2
|
Xây dựng hệ thống và quản lý trực tuyến
thông tin xuất nhập khẩu
|
100
|
20
|
20
|
20
|
20
|
180
|
3.3
|
Cung cấp, cập nhật thông tin về tiềm
năng xuất khẩu của tỉnh và danh bạ doanh nghiệp xuất khẩu trên Cổng thông tin
xuất khẩu Việt Nam - VNEX
|
12
|
12
|
12
|
12
|
12
|
60
|
3.4
|
Khai thác thông tin trên Cổng thông tin Thị trường nước ngoài
|
24
|
24
|
24
|
24
|
24
|
120
|
3.5
|
Tổ chức điều tra, thu thập số liệu
thống kê về tình hình ứng dụng công nghệ thông tin, TMĐT
trên địa bàn tỉnh.
|
|
70
|
|
70
|
|
140
|
Sở
Công Thương
|
Sở
Thông tin & Truyền thông
|
4
|
Hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa
bàn tỉnh ứng dụng TMĐT
|
100
|
100
|
100
|
100
|
100
|
500
|
|
|
|
Hỗ trợ doanh nghiệp thiết lập và sử
dụng hệ thống thư điện tử với tên miền dùng riêng của doanh nghiệp
|
20
|
20
|
20
|
20
|
20
|
100
|
Sở
Công Thương
|
Tran
tâm TMĐT - Bộ Công Thương, Doanh nghiệp, đơn vị liên quan
|
|
Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng
website TMĐT
|
30
|
30
|
30
|
30
|
30
|
150
|
|
|
|
Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các
sàn giao dịch TMĐT
|
50
|
50
|
50
|
50
|
50
|
250
|
|
|
|
Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng TMĐT
thông qua các công cụ kinh doanh điện tử (e-business).
|
|
|
|
|
|
-
|
|
|
|
Hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh TMĐT theo mô hình B2C
xây dựng quy trình thu nhập thông tin khách hàng thông qua chứng nhận website
TMĐT uy tín (Trust Vn)
|
|
|
|
|
|
-
|
|
|
|
Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng
marketing trực tuyến nhằm xây dựng thương hiệu trên môi trường Internet
|
|
|
|
|
|
-
|
|
|
5
|
Khảo sát, học tập kinh
nghiệm và nhiệm vụ khác
|
100
|
|
100
|
|
|
200
|
Sở
Công Thương
|
Các
đơn vị liên quan
|
|
Tổ chức các đoàn đi tham quan, khảo
sát, học tập kinh nghiệm
|
100
|
|
100
|
|
|
200
|
|
Cộng
|
806
|
416
|
446
|
416
|
346
|
2.330
|
|
|