Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Kế hoạch 156/KH-UBND năm 2024 thực hiện Chương trình hành động 62-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Hà Giang ban hành

Số hiệu 156/KH-UBND
Ngày ban hành 14/06/2024
Ngày có hiệu lực 14/06/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Giang
Người ký Nguyễn Văn Sơn
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 156/KH-UBND

Hà Giang, ngày 14 tháng 6 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ 62-CTR/TU NGÀY 21/5/2024 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 23-NQ/TW NGÀY 22/3/2018 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

Thực hiện Chương trình hành động số 62-CTr/TU ngày 21/5/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp guốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, UBND tỉnh Hà Giang ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

- Xác định các nhiệm vụ cụ thể của các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố nhằm triển khai hoàn thành các mục tiêu theo Chương trình hành động số 62-CTr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang.

- Triển khai kịp thời, có hiệu quả quan điểm chỉ đạo và các định hướng chủ yếu được xác định trong Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị và các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đã được đề ra trong Chương trình hành động số 62-CTr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang.

- Đảm bảo triển khai đúng các định hướng của Đảng, quản lý của nhà nước, khích lệ sự đóng góp, tham gia tích cực của tất cả các thành phần kinh tế, các tổ chức chính trị-xã hội, xã hội - nghề nghiệp vào công cuộc phát triển công nghiệp tỉnh Hà Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

2. Yêu cầu:

- Đảm bảo sự phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Hà Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

- Cụ thể hóa, thể chế hóa, xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách xây dựng phát triển công nghiệp đã được chỉ đạo và định hướng trong Nghị quyết số 23-NQ/TW và các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đã được đề ra trong Chương trình hành động số 62-CTr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang.

- Triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra; tiến hành soát xét hàng năm và định kỳ 5 năm tổ chức tổng kết để đánh giá toàn diện việc triển khai thực hiện Kế hoạch. Kịp thời điều chỉnh, bổ sung, cập nhật các nhiệm vụ, giải pháp mới, đảm bảo đạt kết quả, hiệu quả trong quá trình triển khai nhằm đạt được các mục tiêu đã hoạch định, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát:

- Phát huy mọi tiềm năng và đổi mới sáng tạo, phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo phục vụ nông nghiệp, nâng cao tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế nhằm xây dựng tỉnh Hà Giang đến năm 2030, là tỉnh có kinh tế- xã hội phát triển khá trong khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ.

- Tầm nhìn đến 2045, Hà Giang phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo trên địa bàn là một trụ cột của nền kinh tế tỉnh với nhiều sản phẩm công nghiệp xanh, sạch, hữu cơ.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030:

a) Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GRDP đạt khoảng 3,23%.

b) Tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghệ cao trong các ngành chế biến, chế tạo đạt tối thiểu 10,08%.

c) Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng ngành công nghiệp đạt bình quân 9,79%/năm.

d) Tốc độ tăng năng suất lao động công nghiệp đạt bình quân 26,9%/năm.

đ) Tỷ lệ lao động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ đạt trên 40%.

e) Xây dựng một số cụm liên kết ngành công nghiệp, doanh nghiệp của tỉnh trong các lĩnh vực chế biến khoáng sản, chế biến nông lâm sản,...có quy mô hợp lý.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung chính sách phân bố không gian và chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp:

a) Triển khai phương án phát triển công nghiệp trong Quy hoạch tỉnh; phát huy lợi thế cạnh tranh, các thế mạnh của tỉnh và từng địa phương; thúc đẩy dịch chuyển các ngành công nghiệp chủ yếu dựa vào tài nguyên và lao động, tác động xấu đến môi trường sang các ngành công nghiệp công nghệ cao, thân thiện với môi trường.

b) Triển khai Kế hoạch tái cơ cấu ngành Công Thương tỉnh Hà Giang giai đoạn đến năm 2030.

c) Tiếp tục tạo dựng môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển các cụm liên kết công nghiệp.

[...]