Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 154/KH-UBND triển khai Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số, xã hội số tỉnh Quảng Ninh năm 2023

Số hiệu 154/KH-UBND
Ngày ban hành 12/06/2023
Ngày có hiệu lực 12/06/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ninh
Người ký Vũ Văn Diện
Lĩnh vực Thương mại,Công nghệ thông tin,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 154/KH-UBND

Quảng Ninh, ngày 12 tháng 6 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ SỐ, XÃ HỘI SỐ TỈNH QUẢNG NINH NĂM 2023

Thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng đến Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; số 466/QĐ-BTTTT ngày 28/3/2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông về ban hành kế hoạch hành động năm 2023 triển khai Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 05/02/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 59/KH-UBND ngày 01/3/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 176/KH-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2022-2025 và Kế hoạch triển khai năm 2022; Kế hoạch số 37/KH-UBND ngày 17/02/2023 về chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh năm 2023;

Theo đề nghị của Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 272/TTr-STTTT ngày 14/4/2023 và ý kiến thống nhất của thành viên UBND tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số, xã hội số tỉnh Quảng Ninh năm 2023 như sau:

Phần I

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2022

1. Kết quả đạt được

Ngày 18/7/2022, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 176/KH-UBND về triển khai chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2022-2025 và Kế hoạch triển khai năm 2022, trong đó có 17 mục tiêu cần đạt trong năm 2022, 81 nhiệm vụ cần thực hiện trong giai đoạn 2022-2025.

1.1. Đối với 17 mục tiêu: (1) Có 08 mục tiêu1 đã hoàn thành, chiếm 47,1%; (2) 06 mục tiêu hoàn thành chưa đạt 100% (gồm: 01 mục tiêu hoàn thành trên 90%2; 02 mục tiêu hoàn thành 70%3; 03 mục tiêu hoàn thành dưới 40%4), chiếm 35,3%; (3) 03 mục tiêu chưa có công cụ đánh giá, thống kê5, chiếm 17,6% (chi tiết theo Phụ lục 01).

- Kết quả thực hiện mục tiêu kinh tế số: 03/06 mục tiêu hoàn thành, chiếm 50%; 01 mục tiêu hoàn thành 70%, chiếm 16,7%; 02/06 mục tiêu chưa có công cụ thống kê, chiếm 33%.

- Kết quả thực hiện mục tiêu xã hội số: 05/11 mục tiêu hoàn thành, chiếm 45,45%; 01/11 mục tiêu hoàn thành trên 90%, chiếm 9%; 01/11 mục tiêu hoàn thành 70% chiếm 9%; 03/11 mục tiêu hoàn thành từ 40% trở xuống chiếm 27,3%; 01/11 mục tiêu chưa có công cụ thống kê, chiếm 9%

1.2. Đối với 81 nhiệm vụ: là những nhiệm vụ thuộc giai đoạn 2022-2025, tiếp tục triển khai trong năm 2023 và các năm tiếp theo.

2. Tồn tại, hạn chế, nguyên nhân

2.1. Tồn tại, hạn chế

(1) Nhiều chỉ tiêu còn chậm, chưa hoàn thành.

(2) Nguồn nhân lực thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu, đặc biệt là nhân lực công nghệ thông tin tại Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan chuyên môn và các địa phương.

(3) Một số chỉ tiêu kinh tế số chưa có phương án thống nhất cách thống kê, phương pháp tính, công cụ đo lường (kinh tế số, tỷ lệ kinh tế số trong ngành, lĩnh vực; sổ khám sức khỏe điện tử; tỷ lệ người dân có kỹ năng số, tỷ trọng doanh thu thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng...).

(4) Lĩnh vực quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế số còn mới; thể chế, văn bản quản lý chưa hoàn thiện.

2.2. Nguyên nhân

(1) Sự vào cuộc của người đứng đầu một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa thực sự quan tâm, chỉ đạo, triển khai quyết liệt.

(2) Công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc chưa thường xuyên, kịp thời.

(3) Chưa có hướng dẫn cụ thể của bộ, ngành Trung ương liên quan về phương pháp đo lường, đánh giá về kinh tế số, tỷ trọng kinh tế số trong các ngành lĩnh vực tại địa phương.

(4) Do sự phát triển nhanh chóng của khoa học - công nghệ, kinh tế số cùng các phương thức kinh doanh và các ý tưởng sáng tạo mới làm cho các cơ quan quản lý nhà nước còn khá lúng túng trong quản lý các hoạt động kinh tế số như vấn đề quản lý và thu thuế đối với các hoạt động thương mại trực tuyến, nhất là kinh doanh qua các mạng xã hội và cung cấp dịch vụ xuyên biên giới;

(5) Môi trường thể chế và pháp lý cho phát triển kinh tế số ở Việt Nam còn yếu, chưa chặt chẽ, đồng bộ, minh bạch và mang tính kiến tạo. Sự chuyển đổi nhanh của các mô hình kinh doanh trong nền kinh tế số đã dẫn tới một số quy định pháp luật không theo kịp.

Phần II

NỘI DUNG CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ SỐ, XÃ HỘI SỐ TỈNH QUẢNG NINH NĂM 2023

I. CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH

[...]